Bong gân bao lâu thì hết

Thưa bác sĩ, tôi muốn hỏi bị bong gân đầu gối bao lâu thì khỏi? Có cần đi bệnh viện kiểm tra không? Chồng tôi đi đá bóng về thì bị bong gân đầu gối, hiện tại sưng và không đi lại như bình thường được. Tình trạng này đã kéo dài 2 tuần, tôi rất lo lắng, không biết bong gân đầu gối bao lâu thì khỏi, chồng tôi có cần đi bệnh viện khám không? Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn. Phương Lê (Cầu giấy, Hà Nội)

  • Giải đáp vấn đề liên quan ĐỨT GÂN CHÂN & Cách điều trị tốt nhất
  • Cách Xử Lí Bong Gân Ngón Chân Cái giúp NHANH KHỎI nhất

Trả lời:

Chào bạn, với thắc mắc bong gân đầu gối bao lâu thì khỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Một bong gân đầu gối là một chấn thương dây chằng. Bong gân đầu gối là tình trạng  một hoặc nhiều dây chằng bị đột nhiên bị kéo giãn hoặc rách. Mức độ có thể là nhẹ, vừa phải hoặc nghiêm trọng. Bong gân đầu gối gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khớp đầu gối và các dây chằng, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Bong gân bao lâu thì hết

Bong gân đầu gối làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh

Bong gân đầu gối bao lâu thì khỏi?

Thắc mắc bong gân đầu gối bao lâu thì khỏi của bạn, chúng tôi cần phải thăm khám trực tiếp mới có thể đứa ra kết luận, thông thường nếu bong gân nhẹ người bệnh sẽ có thể khỏi dần dần sau 2-3 tuần. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà thời gian bình phục khác nhau. Cụ thể:

Bong gân Cấp I (nhẹ):

Chấn thương này trải dài dây chằng, gây ra vết “xước” nhỏ trong dây chằng, không ảnh hưởng nhiều đến khả năng tổng thể của khớp gối, người bệnh có thể không cần đi viện, chỉ cần luyện tập nhẹ nhàng sẽ nhanh chóng hồi phục.

Cấp II (trung bình):

Dây chằng bị rách một phần, ảnh hưởng đến khả năng đứng hoặc đi bộ. Người bệnh cần đi lại tập luyện co gập đầu gối từ từ, kiên trì theo hướng dẫn của bác sĩ, đảm bảo không bị bong gân tái diễn.

Bong gân bao lâu thì hết

Bong gân đầu gối là tai nạn phổ biến gặp

Cấp III (nặng):

Dây chằng bị rách hoàn toàn, tách ở cuối của nó từ xương, người bệnh cần đến bệnh viện để bác sĩ điều trị, đảm bảo tuân thủ đúng chỉ định, phối hợp tập luyện giúp nhanh chóng phục hồi khả năng vận động khớp gối.

Trường hợp chồng bạn, tốt nhất nên đi bệnh viện có chuyên khoa cơ xương khớp, các bác sĩ sẽ thăm khám, chỉ định chẩn đoán cận lâm sàng để xác định mức độ tổn thương, từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Rút ngắn thời gian bình phục.

Cách xử trí khi bị bong gân đầu gối

Bong gân bao lâu thì hết

Chườm lạnh giúp giảm đau do bong gân đầu gối

  • Đối với những trường hợp bị bong gân nhẹ, bạn có thể áp dụng theo cách sau: Hãy kê hoặc nâng cao nhẹ nhàng khớp gối bị tổn thương; Chườm nước đá hoặc nước lạnh lên khớp bị đau, làm lạnh vùng bong gân trong 10 – 15 phút( tốt nhất là bọc đá vào khăn để chườm). Hoặc bạn có thể dùng băng cuộn, băng thun băng ép khớp bị bong gân lại, cố định khớp bong gân bằng nẹp rồi dùng đá lạnh để chườm cũng rất hiệu quả.
  • Đối với trường hợp nặng, nên đưa người bệnh tới cơ sở y tế sớm nhất để được bác sĩ chuyên môn can thiệp.
  • Lưu ý: Sau khi sơ cứu đưa bệnh nhân đi khám tại cơ sở y tế hoặc gọi y tế trợ giúp( chú ý: phải bảo đảm khớp bị tổn thương bong gân luôn an toàn cho đến khi được trợ giúp). Trong những ngày đầu có thể bạn cần dùng thuốc giảm đau, chống phù nề nếu sưng đau nhiều và bất động chân đó1-2 ngày để bớt sưng rồi luyện tập theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Bong gân bao lâu thì hết

Tới cơ sở y tế thăm khám để được bác sĩ tư vấn cách xử trí tốt nhất

Trên đây là những thông tin cơ bản cho thắc mắc bong gân đầu gối bao lâu thì khỏi. Nếu còn cần giải đáp thêm về các vấn đề xương khớp, bạn có thể liên hệ tới bệnh viện Thu Cúc theo số tổng đài 1900 558892.

TIN LIÊN QUAN:

  • Bong gân NÊN ăn gì tốt & Xử Lí như thế nào để NHANH khỏi?
  • Bong gân nên chườm nóng hay lạnh?

Bong gân ở cổ tay là một chấn thương dây chằng ở cổ tay. Các chấn thương làm khớp xê dịch đột ngột, trật khớp khỏi vị trí ban đầu, vượt quá phạm vi chuyển động. Bệnh thường gặp ở những người hoạt động mạnh hoặc chơi thể thao sai tư thế,…Cùng nhận biết bong gân cổ tay qua các triệu chứng và biết được bong gân cổ tay bao lâu thì khỏi theo từng cấp độ khác nhau.

  • Bong gân ngón chân cái xử trí thế nào?
  • Bong gân lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Triệu chứng của bong gân cổ tay

Bong gân bao lâu thì hết

Bong gân ở cổ tay là một chấn thương dây chằng ở cổ tay. Các chấn thương làm khớp xê dịch đột ngột, trật khớp khỏi vị trí ban đầu,

Bong gân ở cổ tay được chia thành 3 cấp độ sau:

✤ Độ 1: Dây chằng ở cổ tay bị kéo căng, gây đau

✤ Độ 2 (vừa phải): Một số dây chằng cổ tay bị rách một phần, tuy nhiên khớp vẫn vững, tổn thương mau lành, ít gây biến chứng.

✤ Cấp độ 3 (bong gân nặng): Một hoặc nhiều dây chằng ở cổ tay bị lệch xa so với phạm vi ban đầu, có thể bị rách dẫn đến lỏng khớp và có thể kèm theo nhiều biến chứng.

Nhận biết bong gân một cách khoa học

Bong gân bao lâu thì hết

Tùy vào mức độ bong gân mà mức độ phục hồi sẽ khác nhau

Do biểu hiện bong gân và gãy xương rất giống nhau vì thế người bệnh cần hết sức chú ý. Tốt nhất người bệnh nên:

  • Siêu âm khớp
  • Chụp X-quang thậm chí cần chụp cộng hưởng từ MRI (tùy mức độ bệnh) để xác định vị trí tổn thương, với những người cao tuổi cần có hướng điều trị đúng vì xương khớp của người già đang trong giai đoạn lão hóa, khó lành vết thương.

Bong gân cổ tay bao lâu thì khỏi?

Cấp độ 1: Bệnh nhân có thể khỏi bong gân ở cổ tay cấp độ này trong 2 – 3 ngày nếu điều trị đúng cách. Theo nguyên tắc RICE người bệnh cần: nghỉ ngơi khớp, chườm lạnh vị trí sưng khớp, băng bó và đặt cao khu vực bị thương. Bác sĩ có thể chỉ định uống thuốc kháng viêm nhằm giảm đau giảm sưng.

Bong gân bao lâu thì hết

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị khi bong gân ở cổ tay

Cấp độ 2: Thời gian nẹp cố định vết thương từ 7 đến 10 ngày.

Cấp độ 3: Người bệnh có thể cần phẫu thuật tạo hình dây chằng. Phẫu thuật này mất nhiều thời gian, có thể bó bột nhằm làm bất động khớp trong vòng 1 tháng. Cần giữ gìn sức khỏe, tâm lý ổn định để bệnh thuyên giảm. Tuyệt đối không tự ý điều trị mà cần có bác sĩ chuyên khoa chỉ định.

Nếu cần tư vấn về bệnh bong gân ở cổ tay bao lâu thì khỏi bạn cần đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc hoặc liên hệ  theo số 0904 97 0909 hoặc 1900 558892 để được tư vấn cụ thể.

TIN LIÊN QUAN:

  • Cách nhận biết bong gân ở trẻ em
  • Bong gân có nên xoa dầu nóng không

Bong gân chân là một trong những chấn thương phổ biến, nhất là những người chơi thể thao. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn khá nhiều người chưa biết cách xử lý khi gặp phải tình trạng này nên gây ra những hệ quả nguy hiểm.

Bong gân chân là tình trạng các dây chằng ở chân bị tổn thương như kéo dãn quá mức, rách một phần hoặc hoàn toàn. Bong gân gồm bong gân gót chân, cổ chân, mắt cá chân, chân bị bong gân đầu gối  và bong gân ngón chân.

Bạn sẽ gặp phải những vấn đề dưới đây khi bị bong gân:

  • Nghe thấy tiếng trật chân hoặc cảm nhận được dây chằng bị rách khi chấn thương.
  • Cảm giác rất đau đớn, không thể di chuyển được.
  • Một số vùng ở chân sưng lên, có vết bầm tím.
  • Không thể chịu lực, vùng bị bong gân căng cứng, lỏng lẻo.
  • Một số ít trường hợp da chân đổi màu sang tái xanh, lộ rõ gân.
Bong gân bao lâu thì hết
Chấn thương bong gân chân khiến người bệnh rất đau đớn

Dựa theo mức độ nặng nhẹ, bong gân chân được chia thành 3 cấp. Tương ứng với mỗi cấp sẽ có đặc điểm, cách điều trị cũng như thời gian lành vết thương khác nhau. Cụ thể là:

  • Cấp độ 1: Người bệnh không quá đau đớn nhưng di chuyển vẫn còn khó khăn. Lúc này, dây chằng chỉ bị dãn, chưa đứt. Đối với cấp 1, người bệnh chỉ mất dưới 3 tuần là đã có thể hoạt động như bình thường.
  • Cấp độ 2: Người bệnh cảm thấy rất đau đớn, khó di chuyển, các vết sưng cũng to hơn do một số dây chằng bị đứt. Người bệnh thường mất 4 – 6 tuần sau khi điều trị mới có thể di chuyển chậm rãi.
  • Cấp độ 3: Dây chằng đã đứt khiến người bệnh không thể di chuyển được. Đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm, có nhiều trường hợp phải sau 6 tuần điều trị mới bắt đầu tập đi trở lại.
Bong gân bao lâu thì hết
Bong gân cấp độ 3 nếu không xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng đến khả năng đi lại

Có thể thấy, bong gân một số vùng ở chân chân, trong đó có bong gân cổ chân, gót chân, chân bị bong gân đầu gối cực kỳ nguy hiểm. Nó không chỉ làm người bệnh đau đớn, ảnh hưởng đến khả năng vận động mà có thể gây thương tật suốt đời nếu không chữa trị sớm.

Trong đó, bong gân cổ chân và cách chữa như thế nào rất được quan tâm. Theo chuyên gia, bong gân cổ chân bao lâu thì khỏi, việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách cực kỳ quan trọng.

Tình trạng này là hệ quả khi té ngã lúc vận động, chơi thể thao hoặc tai nạn bất ngờ. Đối tượng thường gặp phải tình trạng này là vận động viên thể thao, người cao tuổi, trẻ nhỏ, người bị béo phì, chị em thường xuyên đi giày cao gót.

Bên cạnh đó, những yếu tố làm tăng nguy cơ bong gân ngón chân, bong gân gót chân hay bất cứ bộ phận nào là thể chất không tốt và khởi động sai. Ngoài ra, điều kiện bề mặt môi trường như di chuyển trên địa hình trơn trượt, không bằng phải. Ngoài ra, các yếu tố về trang phục cũng ảnh hưởng khá nhiều khiến bong gân.

Thông thường, điều trị bong gân sẽ tiến hành qua 3 bước. Đầu tiên, người bệnh cần bất động, nghỉ ngơi và thực hiện biện pháp điều trị. Sau đó tập luyện nhẹ nhàng để lấy lại biên độ vận động khớp chân. Cuối cùng là tập luyện, thích nghi để trở về sinh hoạt bình thường.

Bước sơ cứu cực kỳ quan trọng trong chấn thương. Nó giúp người bệnh nhanh chóng giảm cơn đau, tránh tổn thương nặng nề, việc điều trị sau này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Ngay khi phát hiện chấn thương bong gân, người bệnh cần dừng toàn bộ mọi hoạt động. Nếu thấy đau nhiều, khớp bị lỏng lẻo thì có thể dùng nẹp y tế cố định phần chân bị tổn thương. Tiếp theo đó là nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra chấn thương và có biện pháp xử lý phù hợp.

Bong gân bao lâu thì hết
Ngay sau khi nghi ngờ bị bong gân, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng chân

Bong gân cổ chân và cách chữa như thế nào cho hiệu quả hay bất kỳ tình trạng bong gân nào khác được rất nhiều người quan tâm. Biện pháp phổ biến nhất vẫn là uống thuốc Tây y.

Điển hình như các loại thuốc có công dụng giảm đau, chống viêm như Ibuprofen, Alpha Choay, Alaxan, dùng xịt chuyên dụng Ethyl Clorua… Những loại thuốc này rất dễ tìm mua, có tác dụng tức thì lại rất tiện lợi. Do đó, thuốc Tây được rất nhiều người lựa chọn.

Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý những loại thuốc này chỉ có tác dụng tạm thời. Đặc biệt, nếu dùng lâu có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm và kháng thuốc.

Trong trường hợp bong gân cấp độ 3, người bệnh cần tiến hành thực hiện phẫu thuật. Thông thường, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật nội soi để phục hồi và tạo hình lại dây chằng.

Quá trình phẫu thuật rất phức tạp lại tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần lựa chọn bệnh viện uy tín, thực hiện phẫu thuật bởi bác sĩ xương khớp nổi tiếng.

Bài thuốc Đông y nói chung ngày càng được nhiều người tìm hiểu và thực hiện bởi hiệu quả mang lại lâu dài, mức độ an toàn cao. Các thảo dược trong bài thuốc giúp giảm đau, sưng viêm, thư giãn gân cốt và lưu thông huyết mạch.

Tùy vào mức độ và cơ địa người bệnh mà lương y sẽ gia giảm các dược liệu sao cho phù hợp nhất. Ví dụ như:

  • Bài thuốc uống: Người bệnh dùng tô mộc (20g), kê huyết đằng, cỏ xước, đinh lăng, hương nhu, cát căn, bạch mao căn, nam tục đoạn, lạc tiên (mỗi loại 16g), đương quy, ngải diệp (12g), trần bì, xuyên khung, đỗ trọng (10g), quế (8g),  hồng hoa (6g) sắc thành thuốc, chia uống 1 lần/ngày.
  • Bài thuốc xoa: Dùng quế, rễ cúc tần, bạch chỉ bắc, thiên niên kiện, xuyên khung, kê huyết đằng, hoa hồi, tô mộc (mỗi thảo dược 15g) ngâm cùng rượu trắng trong 7 ngày. Sau đó, người bệnh dùng rượu thuốc xoa vào nơi bị bong gân ngày 2 lần.
Bong gân bao lâu thì hết
Tùy vào từng trường hợp mà lương y sẽ bốc thuốc và dự đoán bong gân cổ chân bao lâu thì khỏi

Bên cạnh đó, lương y có thể thực hiện cách say giúp hỗ trợ giảm đau, chống viêm khi bị bong gân các vùng trên chân:

  • Xoa nắn, bấm huyệt: Tùy vào tổn thương mà lương y sẽ thực hiện kéo giãn, nắn gân khớp, bật gân hoặc bấm vào huyệt đạo. Những cách này không chỉ giảm đau mà còn có thể đưa gân về đúng vị trí giải phẫu.
  • Châm cứu: Lương y tiến hành xác định huyệt đạo rồi châm cứu bằng kim chuyên dụng. Nếu bong gân vùng cổ chân thường sẽ châm cứu huyệt huyền chung, tam âm giao, thái xung.
  • Thủy châm: Người bệnh được tiêm thuốc vào huyệt đạo có ảnh hưởng đến vùng cân bị bong gân.
  • Cấy chỉ: Đây là phương pháp dùng chỉ catgut để kích thích huyệt đạo giúp giảm đau, chống viêm.

Đây là những bài thuốc được ông cha ta để lại. Tuy có tác dụng khá chậm nhưng mẹo dân gian lại có độ an toàn cao, chi phí rẻ. Một số cách phổ biến nhất khi bị bong gân là:

  • Bài thuốc đắp: Giã nát rau mùi tàu đắp lên vùng chân bị bong gân.
  • Bài thuốc uống: Người bệnh thái mỏng nghệ vàng, sắc cùng lá lốt và cỏ xước để uống hàng ngày, 1 bát chia 2 lần uống.
  • Bài thuốc rửa: Dùng 40g lá trầu không đun cùng 2 lít nước. Sau khi nguội thì cho thêm phèn phi rồi đem rửa bên ngoài vùng chân bị bong gân.

Những mẹo dân gian kể trên chưa được khoa học chứng minh hiệu quả. Do đó, người bệnh vẫn nên cẩn thận. Hãy thăm khám trước, xin ý kiến bác sĩ để tránh tình trạng bong gân nghiêm trọng hơn.

Phương pháp điều trị bảo tồn khi chấn thương bong gân gồm:

  • Chườm lạnh: Đây là cách giảm đau, giảm sưng tấy và tình trạng tụ máu. Người bệnh thực hiện chườm liên tục 20 – 30 phút, nghỉ 30 phút rồi tiếp tục chườm. Để đạt hiệu quả tốt, hãy duy trì liên tục 1 – 3 ngày cho đến khi thấy hết đau. Ngoài ra, bác sĩ có thể dùng bình xịt hơi lạnh để thay cho chườm đá.
  • Băng ép: Phương pháp này giúp giảm sưng, viêm tấy và góp phần giảm đau. Người bệnh dùng băng co giãn để băng ép máu tĩnh mạch vùng chân bị bong gân.
  • Bất động: Thông thường, khi bị bong gân ngón chân, gót chân… bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện bó bột hoặc dùng băng thun để bất động vùng tổn thương. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bong gân mà thời gian phục hồi sẽ khác nhau.
  • Kê cao:  Phương pháp này làm cho máu không dồn vào vùng bị tổn thương giúp giảm đau khá hiệu quả. Người bệnh nên kê chân bằng gối cao 10cm, ngang tầm hông là phù hợp nhất.
  • Nghỉ ngơi: Khi bị bong gân ở một số vùng của chân, người bệnh hãy nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh vận động thời gian đầu đến khi được bác sĩ cho phép.
Bong gân bao lâu thì hết
Bất động vùng chân giúp xương khớp hồi phục nhanh

Tuy tình trạng bong gân chân diễn ra khá đột ngột nhưng không phải không thể hạn chế nguy cơ. Cụ thể, người bệnh nên chú ý điều sau:

  • Dù bong gân nhẹ hay nặng, nhất là bong gân gót chân, ngón chân người bệnh cũng nên đến cơ sở y tế để kiểm tra.
  • Không nên di chuyển chân khi bị bong gân. Người bệnh hãy nghỉ ngơi đến khi bác sĩ cho phép tập luyện vận động trở lại.
  • Tuyệt đối không được dùng dầu, cao nóng, chườm nước nóng lên vùng chân bị bong gân. Điều này chỉ khiến tình trạng đau nhức nghiêm trọng hơn.
  • Khởi động kỹ, nhất là vùng chân trước khi tập thể dục hoặc chơi thể thao
  • Đi giày đúng kích cỡ, có chất liệu tốt. Chị em nên cẩn thận khi mang giày cao gót.
  • Lựa chọn trang phục thoải mái khi vận động.
  • Cẩn thận khi di chuyển trên địa hình mấp mô, trơn trượt
  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin tốt cho xương khớp, uống sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng
  • Không uống rượu trong thời gian bị bong gân.
  • Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng và các chất kích thích
  • Nếu bị chấn thương vùng chân, người bệnh không được chủ quan mà hãy nên đến bác sĩ kiểm tra.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chấn thương bong gân chân. Hãy áp dụng những kiến thức này vào thực tế để phòng tránh và xử lý khi gặp phải.