Buôn thuốc lá lậu bao nhiêu thì bị truy tố

Cụ thể, ngày 17/12, Công an quận Hai Bà Trưng phối hợp với Công an quận Tây Hồ phát hiện một đối tượng nam điều khiển xe mô tô nhãn hiệu Honda Wave màu đen, biển kiểm soát 29F-412.44 có biểu hiện nghi vấn.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện đối tượng là Vũ Đức Hiền (sinh năm 1959; ở phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) đang vận chuyển một thùng giấy. Tiến hành kiểm tra thùng hàng bên trong có 800 bao thuốc lá điếu nhãn hiệu 555 do nước ngoài sản xuất.

Tại thời điểm kiểm tra, Vũ Đức Hiền không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ số thuốc lá điếu trên.

Tại cơ quan công an, Vũ Đức Hiền khai số thuốc lá điếu trên là do đối tượng Trương Thị Tuyết (sinh năm 1970; ở phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội) thuê chở từ Ngọc Hồi, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai về nhà của Tuyết tại phường Yên Phụ.

Lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ số lượng lớn thuốc lá nhập lậu

Tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở của Trương Thị Tuyết tại phường Yên Phụ, quận Tây Hồ và kho hàng ở ngõ 310 Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ, phát hiện thêm 11.030 bao thuốc lá điếu nghi nhập lậu, gồm nhiều chủng loại. Quá trình đấu tranh, đối tượng Tuyết khai toàn bộ số hàng cấm trên là của Tuyết. Tổng số hàng hóa vi phạm là 11.830 bao thuốc lá.

Cùng ngày, Công an quận Hai Bà Trưng phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 15 phát hiện ngôi nhà ở phố Trần Thủ Độ, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai là nơi tập kết hàng hóa nghi vấn không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Qua kiểm tra, lực lượng công an phát hiện và thu giữ 4.670 bao thuốc lá điếu nghi nhập lậu.

Hiện Công an quận Hai Bà Trưng đang củng cố hồ sơ, khởi tố vụ án và khởi tố bị can liên quan về tội danh mua bán hàng cấm.

Có căn cứ xử lý hình sự

Theo Luật Minh Khuê, hiện nay việc xử phạt vi phạm hành chính về vận chuyển, tàng trữ thuốc lá quy định tại như sau:

Điều 25. Hành vi vi phạm về buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu

2. Đối với hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 bao trở lên thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính; trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

3. Các mức phạt tiền quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này cũng được áp dụng xử phạt hành chính đối với:

a) Người có hành vi vận chuyển hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu;

b) Chủ kho tàng, bến bãi, nhà ở có hành vi tàng trữ hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu;

c) Người có hành vi giao nhận hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu trong trường hợp tang vật có số lượng từ 500 bao trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

c) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.”

Theo đó, hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 bao trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

Còn căn cứ quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán hàng cấm như sau:

Điều 190. Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm

a) Hàng phạm pháp là hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối;

b) Hàng phạm pháp khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Hàng phạm pháp khác trị giá dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 50.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

đ) Buôn bán hàng cấm qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Hàng phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

g) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 8 năm đến 15 năm:

a) Hàng phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 1 năm đến 3 năm.

Hành vi buôn bán thuốc lá lậu là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý thật nghiêm minh theo quy định. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ và hiểu về các quy định này. Xung quanh chủ đề này chúng tôi sẽ đề cập tới một vụ việc có liên quan và đang nhận được sự quan tâm của dư luận gần đây. Đây là vụ việc về một nhóm đối tượng đã bị bắt sau khi thực hiện hành vi buôn bán thuốc lá lậu.

Tóm tắt vụ việc:

Thị Lia và đồng phạm mua gần 6.000 gói thuốc lá lậu ở biên giới, thuê người chở về nhưng bị phát hiện nên tài xế lao xe xuống kênh.

Theo điều tra ban đầu, Lia và Phượng thoả thuận với Thanh mua gần 6.000 gói thuốc lá lậu. Ngày 17/8, cả hai thuê Đại lái ôtô tải đến huyện biên giới Tịnh Biên chở hàng về huyện Châu Thành để chia ra bán.

Rạng sáng hôm sau, nhận hàng xong, Đại chạy xe đến xã Văn Giáo (huyện Tịnh Biên) thì bị Tổ liên ngành chống buôn lậu tỉnh An Giang tuần tra phát hiện có biểu hiện nghi vấn, nên ra hiệu dừng, kiểm tra. Tài xế tăng ga bỏ chạy, bị lực lượng chức năng truy đuổi.

Đến đoạn có con kênh ven đường, tài xế lao ôtô xuống nhưng vướng cây lớn nên bị kẹt lại. Đại tung cửa chạy thoát, ngày 27/8 ra đầu thú.

Vậy hành vi buôn bán thuốc lá lậu này sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 185/2013

Hàng cấm là gì?

Hàng cấm là hàng hóa bị Nhà nước cấm kinh doanh.

Danh mục các hàng hoá loại này không cố định mà có sự thay đổi. Trong danh mục đó có loại hàng cấm có tính chất vĩnh viễn; không thay đổi như các chất ma tuý nhưng cũng có loại hàng cấm không có tính chất như vậy như thuốc lá điếu của nước ngoài…

Trong Bộ luật hình sự có nhiều điều luật quy định hành vi phạm tội liên quan đến các hàng cấm cụ thể: hàng cấm là các chất ma tuý được quy định là đối tượng của các tội phạm về ma tuý: hàng cấm là vũ khí quân dụng, là vật liệu nổ, là chất phóng xạ, là chất độc, là văn hoá phẩm đổi trụy được quy định là đối tượng của các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng.

Buôn bán hàng cấm là gì?

Buôn bán hàng cấm là hành vi buôn bán hàng hóa bị cấm lưu thông, mua bán, trao đổi theo quy định của pháp luật. Buôn bán hàng cấm là hành vi người phạm tội mua lại mặt hàng cấm từ trong nước; hoặc nước ngoài; bán mặt hàng cấm ra ngoài thi trường dưới bất kỳ hình thức nào.

Tội buôn bán hàng cấm được áp dụng cho người phạm tội là người bán hoặc người mua; tức chỉ cần một hành vi bán; hoặc mua hàng cấm của người phạm tội thì đã bị truy cứu trách nhiệm về tội buôn bán hàng cấm.

Ngoài ra tội danh buôn bán hàng cấm này cũng được quy định tại điều 190, BLHS 2015. Như vậy nếu ai thực hiện hành vi vi phạm này thì có thể sẽ bị xử lý hình sự.

Như vậy hành vi buôn bán thuốc lá có thể bị khép vào tội buôn bán hàng cấm.

Nếu hành vi buôn bán hàng cấm có đầy đủ các yếu tố cấu thành sau đây thì người thực hiện hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về mặt chủ thể của tội phạm:

Căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi đủ từ mười sáu tuổi trở lên và pháp nhân đã được thành lập theo quy định pháp luật.

Về mặt khách quan của tội phạm:

Người phạm tội có hành vi vi phạm điều cấm pháp luật là buôn bán các mặt hàng cấm đã được nêu ở trên.

Buôn bán hàng cấm là hành vi người phạm tội  mua lại mặt hàng cấm từ trong nước hoặc nước ngoài;  bán mặt hàng cấm ra ngoài thi trường dưới bất kỳ hình thức nào.

Tội buôn bán hàng cấm được áp dụng cho người phạm tội là người bán; hoặc người mua, tức chỉ cần một hành vi bán; hoặc mua hàng cấm của người phạm tội thì đã bị truy cứu trách nhiệm về tội buôn bán hàng cấm.

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là xâm phạm chế độ độc quyền của Nhà nước trong quản lý, sản xuất, kinh doanh một số loại hàng cấm.

Đối tượng tác động của tội sản xuất, buôn bán hàng cấm là các loại hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam. Cụ thể là:

+Pháo nổ các loại,

+Các loại đồ chơi nguy hiểm,

+Thuốc lá điếu do nước ngoài sản xuất,

+Dịch vụ môi giới hôn nhân,

+Và một số mặt hàng, dịch vụ được quy định tronh danh mục mà Chính phủ quy định.

Về mặt chủ quan của tội phạm:

Người phạm tội buôn bán hàng cấm có hành vi mang yếu tố lỗi cố ý.

Mục đích của người phạm tội về tội buôn bán hàng cấm là muốn buôn bán để phát sinh lợi nhuận; khoản tiền thu được là khoản tiền bất chính.

Lưu ý: Cơ quan điều tra xem xét các yếu tố về hành vi và mục đích phạm tội của người phạm để xem xét người phạm tội có bị truy cứu trách nhiệm về Tội buôn bán hàng cấm hay không. Nếu không đủ điều kiện cấu thành về tội này thì có thể xem xét truy cứu một trong các trường hợp sau đây:

Tội sản xuất trái phép chất ma túy, tội mua bán trái phép chất ma túy; Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán; hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy…

Hành vi buôn bán thuốc lá lậu bị xử lý như thế nào?

Truy cứu trách nhiệm hình sự tội buôn bán hàng cấm

Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm được quy định các khung hình phạt tại Điều 190 BLHS 2015 như sau:

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây; nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này; thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam; hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;

b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;

c) Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;

d) Sản xuất, buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Sản xuất, buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

e) Sản xuất, buôn bán hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này; hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này; hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam; hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít;

e) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao;

g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;

h) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

i) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; hoặc thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng;

k) Buôn bán qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu;

l) Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành; cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên;

b) Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên;

c) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;

d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên; hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; hoặc thu lợi bất chính 700.000.000 đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đối với pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này; thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều này; thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này; thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này; thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Xử phạt hành chính hành vi buôn bán thuốc lá lậu

Điều 10, Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 185/2013 quy định các mức xử phạt hành vi sản xuất; buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm như sau:

Mức xử phạt 1

Đối với hành vi buôn bán hàng cấm quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định này; mức phạt tiền như sau:

a) Phạt cảnh cáo; hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị dưới 1.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng; trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

i) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

k) Phạt tiền 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mức xử phạt 2

Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi sản xuất hàng cấm.

Mức xử phạt 3

Các mức phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng xử phạt hành chính đối với:

a) Người có hành vi vận chuyển hàng cấm;

b) Chủ kho tàng, bến bãi, nhà ở có hành vi tàng trữ hàng cấm;

c) Người có hành vi giao nhận hàng cấm.

Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tịch thu phương tiện là công cụ; máy móc và vật khác được sử dụng để sản xuất hàng cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 70.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh; chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

đ) Đình chỉ hoạt động một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất vi phạm từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em và văn hóa phẩm độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại
Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

c) Buộc thu hồi tiêu hủy hàng cấm đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Thực hiện hành vi buôn bán thuốc lá lậu theo nhóm thì bị xử lý thế nào?

Ngoài ra, trong vụ việc này, còn xuất hiện dấu hiệu đồng phạm trong hành vi buôn bán hàng cấm.

Đồng phạm là gì?

Điều 17, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau về đồng phạm:

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”

Đồng phạm với tội buôn bán thuốc lá lậu bị xử lý ra sao?

Theo quy định của pháp luật; đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về toàn bộ tội phạm; như vậy tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố xét xử theo cùng một tội danh; cùng một điều luật và trong phạm vi chế tài của điều luật ấy.

Cụ thể, tại điều 58, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:

Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm; Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng; hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.

Tình tiết đầu thú có được giảm nhẹ tội danh buôn bán thuốc lá lậu?

Đầu thú là gì?

Đầu thú là có người đã biết mình phạm tội; bản thân người phạm tội biết không thể trốn tránh được nên đến cơ quan có thẩm quyền trình diện để cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Áp dụng tình tiết giảm nhẹ trong trong trường hợp đầu thú

Điều 51, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định như sau:

Tại khoản 1, bộ luật liệt kê các trường hợp cụ thể được coi là tình tiết giảm nhẹ; trong đó chỉ có quy định về trường hợp tự thú mà không có trường hợp đầu thú.

Trường hợp đầu thú chỉ được nhắc tới ở khoản 2 như sau:

Khi quyết định hình phạt; Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

Như vậy, đầu thú về nguyên tắc không được coi là tình tiết giảm nhẹ bắt buộc phải áp dụng mà chỉ có thể được xem xét cân nhắc tới để giảm nhẹ mức án khi Tòa xét xử.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Sản xuất, buôn bán hàng giả bị xử lý như thế nào?
Hành vi sản xuất thuốc trị Covid-19 giả bị xử lý theo quy định như thế nào?
Không niêm yết giá thuốc bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Buôn bán thuốc lá lậu bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Vận chuyển hàng cấm thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Điều 155, Bộ luật hình sự năm 2015 về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm quy định về các khung hình phạt cho hành vi vận chuyển hàng cấm. Mức hình phạt cao nhất lên tới 15 năm tù.

Buôn bán hàng cấm qua biên giới thì phạm tội gì?

Theo khoản 1 Điều 153 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội buôn lậu:
Người nào buôn bán trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm

Những hàng hóa không được vận chuyển, mua bán qua mạng bưu chính?

Căn cứ Điều 12, Luật Bưu chính năm 2010, những vật phẩm, hàng hóa không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính gồm:1. Vật phẩm, hàng hóa mà pháp luật của Việt Nam quy định cấm lưu thông.2. Vật phẩm, hàng hoá từ Việt Nam gửi đi các nước mà pháp luật Việt Nam quy định cấm xuất khẩu hoặc pháp luật của nước nhận quy định cấm nhập khẩu.3. Vật phẩm, hàng hoá từ các nước gửi về Việt Nam mà pháp luật Việt Nam quy định cấm nhập khẩu.

4. Vật phẩm, hàng hoá bị cấm vận chuyển bằng đường bưu chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

5 trên 5 (1 Phiếu)

Video liên quan

Chủ đề