Cá nhin dưới nước như thế nào

Cá thở dưới nước như thế nào nhỉ?

Với sự hỗ trợ của bình oxi và mặt nạ? Không phải vậy cá thở dưới nước nhờ sử dụng oxi hòa tan trong nước. Vậy có phải chúng sử dụng máy để hút oxi trong nước không?

Cá nhin dưới nước như thế nào
Có phải cá thở nhờ vào sự hỗ trợ của bình oxi và mặt nạ?

Không hề nhé! Để hấp thụ khí oxi trong nước, cá sử dụng cơ quan gọi là mang. Mang chứa đầy các mạch máu, thành của mang và các mạch máu rất mỏng.

Cá nhin dưới nước như thế nào
Mang cá.

Trong quá trình thở cá hấp thụ nước qua miệng và đẩy mạnh qua mang. Khi nước chuyển qua mang, oxi hòa tan trong nước sẽ đi qua thành mỏng của mang và mạch máu sau đó đi vào máu. Cuối cùng chất thải cacbon dioxide có trong máu sẽ đi vào nước giúp cá thở dưới nước.

Vậy cá có thể sống thiếu nước trong bao lâu?

Thời gian có thể duy trì sự sống khi thiếu nước còn phụ thuộc vào từng loài. Có những loài cá khác có thể sống mà không cần nước trong những khoảng thời gian khác nhau.

Cá nhin dưới nước như thế nào
Cá cảnh là loài không thể sống thiếu nước.

Điểm mấu chốt là thời lượng sẽ phụ thuộc vào từng loài. Một số con sẽ chết trong vài giây hoặc vài phút (cá cảnh) trong khi những con khác có thể ở ngoài nước hàng giờ đến hàng tháng liền (cá lưỡng cư). 

Tuy nhiên, vẫn có một số loài cá thuộc trường hợp ngoại lệ, mặc dù mang hình hài của một chú cá nhưng chúng lại có thể sống trong môi trường khô cạn hàng tháng trời mà chẳng hề hấn gì.

Điển hình phải kể tới cá phổi, hay còn gọi là cá Salamanderfish, là một loài cá nước ngọt có khả năng sống trên cạn mà không cần nước trong nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm.

Loại cá này xuất hiện từ thời cổ đại, ước tính những con cá đầu tiên xuất hiện trên trái đất từ khoảng 419,2 triệu - 393,3 triệu năm trước, và sau 4 lần tuyệt chủng vẫn sống sót kiên cường.

Hay cá Mangrove rivulus là loài cá đặc biệt sống tại khu vực Châu Mỹ. Khi nguồn nước sinh sống trở nên quá nóng do thời tiết, loài cá này sẽ nhảy lên bờ… cho mát. Mang cá mangrove rivulus phát triển cho phép chúng có thể lọc khí oxy từ không khí, hít thở bình thường.

Ngoài ra, mạch máu chạy kín dưới lớp da mỏng cũng tạo điều kiện cho loài mangrove rivulus hấp thu không khí trực tiếp vào máu nhanh hơn, dễ dàng hơn. Nhờ đó, loài mangrove rivulus có thể sống hàng tháng trời trên đất liền không cần nước.

Ngày đăng: Tháng Chín 3, 2020

Có bạn lặn nào nhớ đến ca lặn đầu tiên của mình trên những rạn san hô ở dưới sâu, bạn có từng nhớ lại là những loại san hô mềm (tiêu biểu nhất là hình quạt) có màu đỏ tươi hay rất đa dạng sắc màu trong những tấm ảnh bạn từng thấy lại không “khớp” lắm với màu sắc bạn thực thấy trên thực tế. Điều này xảy ra do khi xuống sâu, nước “lọc đi” dần các màu.

Một thợ lặn tên Kendall Roberg đã làm một “dãy màu” bằng các ống nhựa màu khoan nối nhau và gắn trực tiếp lên Gopro (máy quay) và lặn xuống để làm một clip cho thấy sự thay đổi về hiển thị màu săc của các vật thể khi thay xuống dưới sâu. Kết quả cho thấy ở dưới độ sâu khoảng 47m (155 feet - 1 ft = 0.3m), dãy màu quang phổ chuyển từ càu vòng rực rỡ sang dãy màu tông “lạnh” hơn.

Sự mất mày xảy ra do nước hấp thụ các bước sóng ánh sáng khác nhau ở các mức độ khác nhau. Bước sóng càng dài, năng lượng càng thấp. Các bước sóng này được hấp thụ đầu tiên. Thứ tự các màu sắc được hấp thụ là thứ tự xuất hiện trong cầu vòng: màu đỏ “mất” trước, màu tím mất áp chót và cuối cùng là tia cực tím. Trong đoạn video, bạn có thể nhận thấy rằng đoạn ống màu hồng neon (có ánh sáng cực tím) rực rỡ trong toàn bộ đoạn phim, thậm chí cả sau khi cái ống màu đỏ đã hoàn toàn đổi màu.

Việc thay đổi màu sắc này là yếu tố quan trọng cho các tay máy chụp ảnh dưới nước. Để tránh bị mất màu khi chụp ảnh dưới nước, bạn lặn cần phải có các bộ lọc màu, đèn strobe (ánh sáng trắng), đèn chuyên dụng cho quay phim và chụp ảnh và các chế độ cài đặt đặc biệt bù cho việc thiếu sáng trong môi trường nước.

Tuy nhiên, bạn lặn vẫn có thể bị bỏ lỡ các vẻ đẹp và sự đa dạng của thế giới dưới nước khi không có đủ dụng cụ “bù màu” cho sự hấp thụ ánh sáng. Một cây đèn pin lặn hay thậm chí một cái mặt nạ lặn có tròng kính màu cũng giúp bạn khám phá ra nhiều màu săc của thế giới đáy biển diệu kỳ.

(Nguồn: Scuba Diving Magazine, clip Kendall Roberg’s Youtube Channel)

Viet Divers - ăn.lặn.yêu