Cá nóc da beo sinh sản như thế nào

Cách nuôi cá nóc da beo như thế nào? Cá nóc da beo ăn gì? Đây là những câu hỏi được nhiều độc giả của Saigon Fish quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Thói quen sống của cá nóc da beo

Cá nóc da beo sinh sản như thế nào

Là loài ăn tạp, thức ăn của chúng rất đa dạng nhưng thiên về động vật. Thích ăn mồi sống bao gồm tôm tép, cá con, côn trùng, giáp xác, nhuyễn thể… Mỗi ngày cho ăn 2-3 lần. Mỗi lần chỉ cho ăn một lượng nhỏ vừa phải, không cho cá ăn quá no.

Trước khi cho cá ăn, bạn nên rửa sạch mồi, bỏ hết đầu và đuôi tôm. Nên chia mồi thành từng gói nhỏ để sẵn trong tủ lạnh. Đến bữa lấy ra cho ăn để đảm bảo đủ lượng và vệ sinh. Hạn chế cho cá ăn mồi còn sống vì có thể làm hỏng đường tiêu hóa.

Giống cá này có tính cách khá hung dữ, không thích hợp nuôi cùng những giống cá cỡ nhỏ, bơi chậm, tính tình hiền lành. Do chúng có tập tính rỉa vây và tấn công cá khác. Chúng ít cạnh tranh với đồng loại nên có thể nuôi theo đàn vài con.

Phòng bệnh cho cá nóc da beo

Cá nóc da beo sinh sản như thế nào

Cá thường xuyên được cho cá ăn mồi sống sẽ rất dễ mắc kí sinh trùng. Có thể sử dụng thuốc giun để tẩy giun cho cá. Bệnh phổ biến nhất ở cá nóc là bệnh đốm trắng, gây ra do chênh lệch nhiệt độ quá lớn.

Cách trị bệnh đốm trắng ở cá: tăng nhiệt độ từ từ đến 30°C thì dừng lại. Mỗi giờ tăng 1-2°C, lặp lại trong vài ngày. Đồng thời cho một chút muối ăn vào bể cá. Sau vài ngày kí sinh trùng sẽ rời khỏi cơ thể cá. Thay nước bể định kỳ là cách tốt nhất để phòng bệnh cho cá.

Trước khi thay, nước phải phơi nắng trong vài ngày. Không thả cá quá dày và quá nhiều loài trong cùng một bể. Khi chuẩn bị cho lứa cá mới cần phải sát trùng toàn bộ bể nuôi bằng cách phơi nắng đến khi khô đáy bể.

Thay nước cho cá nóc da beo

Cá nóc da beo sinh sản như thế nào

Cá nóc da beo ưa sống trong nước mềm, môi trường axit yếu hoặc trung tính. Nếu nuôi cá trong nước axit cao, cá dễ bị khó thở, tăng cân chậm. Cá nuôi trong môi trường kiềm cao dễ bị thối vảy, giảm sức sống. Có 2 phương pháp thay nước cho cá là thay nước một phần và thay nước toàn bộ.

Cách thay nước một phần: dùng ống hút làm sạch chất bẩn lắng dưới đáy bể. Mỗi lần chỉ rút ra 1/4 lượng nước bể. Nước mới phải trải qua quá trình tiêu độc và phơi nắng. Mùa xuân, hạ mỗi tuần thay nước 3 lần. Mùa thu, đông mỗi tuần thay nước 2 lần.

Cách thay nước toàn bộ: vớt toàn bộ cá và cây thủy sinh sang bể tạm. Nước trong bể tạm phải có nhiệt độ ngang với bể chính. Dùng bọt biển lau sạch toàn bộ bể cá. Sau đó thay nước mới, duy trì nhiệt độ ổn định. 3-4 tháng thay toàn bộ nước một lần.

Lưu ý khi nuôi cá nóc da beo

Cá nóc da beo sinh sản như thế nào

Nên nuôi cá trong bể thủy sinh, các loại cây quang hợp sẽ làm tăng lượng oxy. Giúp cho cá lớn nhanh và khỏe mạnh hơn. Thường xuyên thay nước cũng có thể làm tăng dưỡng khí cho cá.

Bể nuôi cá nóc nên đặt ở nơi có ánh sáng tự nhiên. Nếu không có đủ ánh sáng phải lắp đèn led để bù lại. Dùng đèn 40 – 60W chiếu sáng 6 tiếng mỗi ngày. Việc này có thể kích thích cá nóc tăng cân và lên màu đẹp hơn.

Đối với người mới chơi, mật độ thả cá càng thưa càng tốt. Cá nóc da beo không thích hợp để nuôi cùng các giống cá nhỏ hoặc bơi chậm, đặc biệt là cá vàng. Chúng có thể tấn công và ăn thịt cá vàng nếu bị bỏ đói.

Nếu bạn đang quan tâm: cá nóc da beo mua ở đâu, cá nóc da beo có độc không, cá nóc da beo đẻ, cá nóc da beo bán ở đâu, nuôi cá nóc da beo sinh sản, cá nóc da beo ăn đồ gì. Hãy comment bên dưới để được tư vấn đầy đủ và chi tiết nhất nhé.

Cá Nóc Da Beo ăn ốc gây hại cho hồ thủy sinh. Trên thị trường cá cảnh hiện nay, cá Nóc Da Beo dần được nhiều anh em chú ý đến. Lý do là vì hình dáng độc lạ và xinh xắn của nó. Đặc biệt là chúng còn có khả năng tiêu diệt sạch sẽ các loài ốc gây hại. Giá thành cũng rất mềm, tầm vài ngàn đến vài chục ngàn là có thể sở hữu ngay một em rồi nhé. 🙂

Cá nóc da beo nước ngọt có khả năng sống trong môi trường nước mặn, đặc biệt lưu ý nó có thể xé nát con mồi như các loại cá có kích thước nhỏ hiền lành và bơi chậm chạp như cá vàng....

1. Giới thiệu thông tin chung về cá nóc da beo
- Tên khoa học: Tetraodon fluviatilis Hamilton, 1822

- Chi tiết phân loại:
Bộ: Tetraodontiformes (bộ cá nóc)
Họ: Tetraodontidae (họ cá nóc)
Tên đồng danh: Chelonodon fluviatilis (Hamilton, 1822); Arothron dorsovittatus Blyth, 1860; Dichotomycterus rangoonensis Le Danois, 1959
Tên tiếng Việt khác: Cá Nóc xanh; Cá Nóc da beo; Cá Nóc da báo
Tên tiếng Anh khác: Common puffer; Tidal pufferfish
Nguồn gốc: Nguồn cá chủ yếu từ khai thác trong tự nhiên phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Trữ lượng cá trong tự nhiên còn nhiều, xuất hiện quanh năm, cao điểm từ tháng 3 đến tháng 9, tập trung ở vùng cửa sông, rừng ngập mặn, các đầm tôm ... Hiện lượng xuất khẩu cá nóc các loại trên 200 ngàn con/năm, cao điểm đạt 826.000 con vào năm 2004.

- Tên Tiếng Anh: Green pufferfish

- Tên Tiếng Việt: Cá Nóc beo

- Nguồn cá:Tự nhiên bản địa

Hình ảnh cá nóc da beo

Cá nóc da beo sinh sản như thế nào


Cá nóc da beo sinh sản như thế nào



2. Đặc điểm sinh học cá nóc da beo
- Phân bố:Một số nước Nam Á và Đông Nam Á …

- Chiều dài cá (cm):17

- Nhiệt độ nước (C):24 – 28

- Độ cứng nước (dH):10 – 30

- Độ pH:7,0 – 8,5

- Tính ăn:Ăn tạp

- Hình thức sinh sản:Đẻ trứng

- Chi tiết đặc điểm sinh học:
Phân bố: Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh, Myanmar, Indonesia, Thái Lan, Campuchia; ở Việt Nam cá phân bố ở các sông lớn và cửa sông ven biển miền Nam
Tầng nước ở: Mọi tầng nước, cá thường bơi ở tầng nước mặt
Sinh sản: Cá đẻ trứng lên giá thể cứng vùng nước cạn, cá đực chăm sóc và bảo vệ trứng cho đến khi trứng nở.

3. Kỹ thuật nuôi cá nóc da beo
- Thể tích bể nuôi (L):200 (L)

-Hình thức nuôi: nuôi đơn, có thể ghép với các loại cá lớn hơn và phải nhanh nhẹn vì cá nóc da beo nhiều lúc cũng ăn thịt các loại cá chậm chạp và hiền lành như cá vàng loại nhỏ.

- Nuôi trong hồ rong:Không

- Yêu cầu ánh sáng:Vừa

- Yêu cầu lọc nước:Nhiều

- Yêu cầu sục khí:Ít


- Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 100 cm

Thiết kế bể: Bể có mức nước vừa phải với nền đáy cát hoặc sỏi và một ít cây nhựa hoặc giá thể trang trí. Cá thích hợp trong bể nuôi chung, tránh nuôi chung với các loài có vây dài và bơi chậm vì cá hay rỉa vây cá khác.
Chăm sóc: Cá là loài rộng muối, sống được ở nước mặn, lợ và ngọt. Cá tự nhiên có thể thuần dưỡng về độ mặn 2‰, tuy nhiên cá thích hợp nhất ở độ mặn 10 – 15‰ (Lê Thị Thanh Muốn và Nguyễn Khoa Diệu Thu, 1997).
Thức ăn: Cá ăn tạp thiên về động vật, thích ăn mồi sống di động bao gồm tôm tép, cá con, côn trùng, giáp xác, nhuyễn thể ..

4. Thị trường mua bán, giá bán cá nóc da beo
- Giá trung bình (VND/con):5000

- Giá bán min - max (VND/con):2000 – 10000

- Mức độ ưa chuộng:Trung bình


- Mức độ phổ biến:Nhiều

Tham khảo thêm 1 số loại cá nóc cảnh khác:
Cá nóc mắt đỏ
Cá nóc số tám

Nguồn: Sưu tầm kỹ thuật nuôi cá cảnh từ internet ( Diễn đàn cá cảnh - Thiên Đường Cá Cảnh )