Ca sĩ như quỳnh nghiện ma túy là ai?

Thông tin ca sĩ Như Quỳnh phải thường xuyên dùng thuốc ngủ để có thể bảo đảm các đêm diễn đang khiến nhiều khán giả lo lắng. Cùng với đó, mạng xã hội mới đây xuất hiện những tranh cãi xung quanh lợi hại của việc dùng thuốc an thần gây ngủ. Để bạn đọc có thông tin chuẩn mực, Người Đô Thị ghi nhận ý kiến chuyên môn của chuyên gia sức khỏe.

Tại buổi họp báo giới thiệu đêm nhạc Chuyện ba người của ca sĩ Như Quỳnh, Mạnh Quỳnh và Phi Nhung sẽ diễn ra ngày 28.3 tại Hà Nội, Như Quỳnh  lên tiếng về những tin đồn xung quanh việc cô thỉnh thoảng bị mất giọng:

“Trong đời người ca sĩ không phải lúc nào chất giọng cũng quân bình mãi mãi, cũng có lúc gặp những trở ngại và trục trặc trong kỹ thuật hay do bệnh. Nhưng khi đã gọi là ca sĩ và yêu nghề của mình thì chắc chắn không ai muốn mình mất giọng, bị bệnh và không thể hát. Với những tin đồn có thời gian Như Quỳnh hát không được và bây giờ hát được, vốn dĩ là chuyện bình thường. Mình không phải thần thánh nên cũng có lúc bệnh tật, có lúc khỏe khoắn…”. 

Như Quỳnh thừa nhận cô đã sử dụng thuốc ngủ để cố gắng gìn giữ giấc ngủ, chất giọng. “Không phải ai cũng thế, nhưng đối với Như Quỳnh, có lẽ do làm việc và áp lực quá nhiều. Múi giờ khi lưu diễn ở nơi xa như châu Âu, Úc châu, Mỹ, Việt Nam… thì đôi khi ngày và đêm không còn phân biệt được nữa, chỉ có giấc ngủ trên máy bay và đáp xuống là vào sân khấu trình diễn ngay, không có thời gian nghỉ ngơi. Chính vì lý do như thế nên Như Quỳnh đã dùng thuốc ngủ để nghỉ ngơi, tranh thủ có thể đáp ứng được một sức khỏe nhất định, giữ phong độ để có thể trình diễn… 

Ca sĩ như quỳnh nghiện ma túy là ai?

Ca sĩ Như Quỳnh lên tiếng về những tin đồn mất giọng, quên lời do lạm dụng thuốc ngủ, tại buổi họp báo ngày 16.3 giới thiệu đêm nhạc Chuyện ba người. Ảnh: Hữu Dương

Đương nhiên đã nói tới thuốc thì phải có tác dụng phụ. Tác dụng phụ đó là dễ quên, mất trí nhớ. Nhất là càng về già như hiện nay, Như Quỳnh dễ quên hơn hồi xưa nhiều. Thật lòng mà nói, bây giờ với một lịch trình dày đặc, đi diễn và yêu nghề đến như thế mà nói Như Quỳnh phải bỏ đi thuốc ngủ thì cũng hơi khó quá nhưng có thể Như Quỳnh sẽ kết hợp hai phần trị liệu, giảm liều lượng thuốc uống xuống và tăng massage về thần kinh, đầu óc. Như vậy sẽ dung hòa được và dần dần Như Quỳnh sẽ sớm bỏ hẳn thuốc ngủ”, Như Quỳnh chia sẻ.

Thuốc ngủ phải dùng theo chỉ định 

PGS-TS-DS. Nguyễn Hữu Đức (nguyên giảng viên chính Khoa Dược, Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết, mọi người thông thường hay tự ý dùng thuốc an thần để trị mất ngủ. Loại thuốc này còn được gọi tên “thuốc an thần gây ngủ” hay “thuốc an thần giải lo” vì có tác dụng an thần nếu dùng liều thấp (tức làm giảm sự đáp ứng với kích thích ngoại cảnh đưa đến giảm lo lắng, bồn chồn, bất an…) và gây ngủ nếu dùng liều cao hơn (tức khởi phát và duy trì giấc ngủ khi bị mất ngủ).

“Về bản chất, thuốc an thần gây ngủ là thuốc hướng thần nên phải được dùng theo chỉ định của bác sĩ, người dân không tự ý mua dùng vì dùng sai sẽ rất nguy hiểm. Thuốc an thần gây ngủ có thể gây ra các tác dụng phụ có hại như: lú lẫn, ảnh hưởng đến trí nhớ, nhận thức, làm thay đổi thái độ, hành vi… và nguy hại nhất là gây nghiện giống như ma túy”, DS. Đức khuyến cáo. 

Cụ thể, những hệ lụy thường gặp khi dùng sai thuốc an thần: nghiện một số thuốc nhóm benzodiazepines và nhóm “Z”; cảm giác bồn chồn bứt rứt, có thể đứng ngồi không yên, hồi hộp, cảm giác nặng ngực, giấc ngủ ngắn chập chờn hoặc thèm ngủ mà không thể chợp mắt…; quên nhiều và ngủ không sâu; suy nghĩ và hoạt động hàng ngày trở nên chậm chạp, tăng cân, dễ té ngã, có thể biểu lộ vui buồn nhưng chậm… “Phải luôn xem thuốc ngủ là một trong các yếu tố nguy cơ gây suy giảm trí nhớ. Cách thức mất ngủ hay chất lượng giấc ngủ ở nam nữ hay ở độ tuổi nào cũng thể hiện những tình trạng bệnh khác nhau. Do đó, ngay cả việc chọn lựa kê toa thuốc an thần cũng phải cẩn thận vì tương tác giữa các thuốc với nhau, không mang lại giấc ngủ mong muốn”, DS. Đức nói.

Làm sao để ngủ ngon không lụy thuốc?

TS-BS. Đinh Vinh Quang (Trưởng khoa Nội Thần kinh tổng quát, Bệnh viện Nhân Dân 115, TP.HCM) cho biết mất ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ phổ biến nhiều người gặp. Trên thực tế, có những người cần 9 - 10 giờ ngủ trong một đêm và những người khác thì ngủ ít hơn, chỉ khoảng 3 - 4 giờ/đêm, do đó độ dài về thời gian giấc ngủ không luôn luôn tương ứng với rối loạn giấc ngủ. Quan trọng nhất là ở mỗi người làm sao để sau mỗi giấc ngủ không cảm thấy ủ rũ, chán nản mà có thêm sinh khí làm việc, sinh hoạt hằng ngày. Điều này chứng tỏ người đó đã có một giấc ngủ tốt. 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ nhưng chung quy gồm ba nhóm chính: rối loạn giấc ngủ liên quan với rối loạn tâm thần; rối loạn giấc ngủ khác (do bệnh nội khoa và sử dụng chất gây mất ngủ); rối loạn giấc ngủ nguyên phát (hay còn gọi mất ngủ không tìm được nguyên nhân). Giấc ngủ bị xáo trộn lâu ngày sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ như mắc trầm cảm, mất trí nhớ, sa sút trí tuệ... “Hiện nay chưa có thời gian nhất định để xác định một người bị mất ngủ và cần can thiệp. Nhiều chuyên gia sức khỏe cho rằng nếu một tuần có ba đêm không ngủ được và tình trạng này kéo dài khoảng một tháng trở lên thì lúc này nên đi khám và điều trị…”, BS. Quang nói. Các thuốc ngủ phải dùng thận trọng, nói chung không nên dùng quá hai tuần vì có thể gây phụ thuộc thuốc. Một số biện pháp tạo điều kiện cho giấc ngủ đến dễ dàng hơn mà không cần dùng thuốc:

Thư giãn tâm lý: Khi lên giường ngủ, không nên lo lắng, suy nghĩ hay làm gì khác. Bệnh nhân bị mất ngủ kéo dài thường rất sợ buổi tối, vì họ nghĩ rằng có thể sẽ không ngủ được, và càng lo sợ thì giấc ngủ càng khó đến. Nếu trong ngày còn những vấn đề chưa giải quyết xong thì cũng tạm gác lại, không nên vừa nằm ngủ vừa nghĩ cách giải quyết. Nếu chưa ngủ được sau 5 - 10 phút nằm trên giường, nên đứng dậy và làm một điều gì đó thư giãn.

Vệ sinh giấc ngủ: Không sử dụng các chất kích thích (cà phê, trà, thuốc lá, rượu...) vào buổi chiều; tránh ngủ nhiều vào ban ngày; tập thể dục buổi sáng đều đặn; tập những bài thể dục nhẹ nhàng có tính chất thư giãn trước khi ngủ; tránh những kích thích làm khó ngủ như nghe nhạc quá to, đọc sách quá hay và cuốn hút, xem những phim đòi hỏi phải chú ý cao, theo dõi sát sao…; tắm nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 20 phút; tránh những bữa ăn quá thịnh soạn hay ăn quá no gây khó tiêu trước khi đi ngủ; phòng ngủ cần thoáng khí, ít ánh sáng, không quá nóng hay quá lạnh; thức dậy đúng giờ mỗi ngày. Dù có bị mất ngủ cũng chỉ nên nằm trên giường với thời gian bằng thời gian ngủ bình thường trước khi bị mất ngủ.

Một số trường hợp thay đổi giường và phòng khác là cần thiết. Sự thỏa mãn về tình dục sẽ đẩy mạnh giấc ngủ ở nam nhiều hơn nữ. Cần bổ sung trong chế độ ăn cho những người bị mất ngủ các chất như Melatonin và L- tryptophan. Melatonin là một hormone nội sinh được sản xuất bởi tuyến tùng và nó giúp điều hòa giấc ngủ. “Rối loạn giấc ngủ kéo dài có thể trở thành bệnh mạn tính ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, khi bị mất ngủ dài ngày người bệnh nên đi khám để được hướng dẫn và điều trị thích hợp, nhằm cải thiện tình trạng giấc ngủ nói riêng và phục hồi sức khỏe nói chung” - BS. Quang lưu ý. 

Hữu Tiến - Anh Tuấn

Hôm 21.4 (giờ địa phương), tang lễ nghệ sĩ Tường Khuê - em trai Như Quỳnh được tổ chức ở Mỹ. Trước đó, trên trang cá nhân, giọng ca sinh năm 1970 thông báo sự thay đổi về địa điểm tổ chức.

Ca sĩ như quỳnh nghiện ma túy là ai?

Như Quỳnh bật khóc khi chia sẻ về sự ra đi của Tường Khuê

Cô viết: “Vì sự thương yêu của các cô chú, anh chị và bạn bè gần xa, nên gia đình chúng tôi xin phép được thay đổi địa chỉ diễn ra chương trình tang lễ của nhà thiết kế - ca sĩ Tường Khuê tại Chùa Điều Ngự (California). Vì thời gian lễ viếng có hạn nên mong mọi người thu xếp thời gian và nếu có gì thiếu sót, mong mọi người vì yêu thương sẽ lượng thứ bỏ qua".

Ca sĩ như quỳnh nghiện ma túy là ai?

Như Quỳnh cho rằng sự ra đi của em trai là mất mát không thể bù đắp được

Như Quỳnh xuất hiện tiều tụy trong tang lễ của em trai. Cô nhận được lời động viên của nhiều đồng nghiệp, bạn bè trước sự mất mát này. Dù cố nén nỗi đau để lo cho hậu sự của nhà thiết kế Tường Khuê nhưng Như Quỳnh không kìm được xúc động. Khoảnh khắc giọng ca sinh năm 1970 tay cầm chặt di ảnh em trai, bật khóc nức nở khiến người xem không khỏi xót xa.

Ca sĩ như quỳnh nghiện ma túy là ai?

Nhiều bạn bè gửi lời động viên đến Như Quỳnh trước sự ra đi của em trai cô

Tại buổi lễ, Như Quỳnh gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp đã đến tiễn biệt em trai. Cô nghẹn ngào chia sẻ: "Thật sự khó lắm khi đối diện với sự thật rằng người em mà tôi yêu thương, dành tất cả những gì tốt nhất để bù đắp không còn nữa. Trong suốt một tuần qua, tôi nghe nhiều lần bài hát của Khuê, đọc lời chia sẻ của bạn bè, khán giả gần xa. Đây có lẽ là những giây phút khó khăn nhất trong cuộc đời. Ước gì đó chỉ là ác mộng".

Nhắc đến Tường Khuê, Như Quỳnh nghẹn ngào khi nhớ đến những kỷ niệm của cả hai. Đối với nữ ca sĩ, em trai chịu nhiều thiệt thòi từ khi còn bé. "Những ký ức đó theo tôi đến hôm nay. Khuê luôn là em út bé nhỏ, cần sự chăm sóc. Khuê không chỉ là người thích hát, giọng ca truyền cảm mà còn đam mê muốn trở thành nhà thiết kế. Tôi may mắn có một người em như vậy. Rồi đây ai sẽ thay thế Khuê lo cho chị mỗi lần đi trình diễn đây. Khuê ơi, sự ra đi của em là sự mất mát không thể nào bù đắp được", cô bật khóc trải lòng.

Ca sĩ như quỳnh nghiện ma túy là ai?

Phương Loan, Minh Tuyết... nghẹn ngào nhìn di ảnh đồng nghiệp

Như Quỳnh gửi lời xin lỗi vì đã không bên cạnh em trai trong giây phút cuối đời. Nữ ca sĩ khẳng định bản thân và các đồng nghiệp sẽ nhớ mãi về nhà thiết kế Tường Khuê. "Hi vọng Khuê ở trên cao nhìn thấy được tất cả những ân tình khán giả, bạn bè, người thân cận đối với Khuê", cô bày tỏ.

Nhiều nghệ sĩ hải ngoại như Hương Lan, Hương Thủy, Phương Loan, Minh Tuyết, Trizzie Phương Trinh, cũng có mặt tại khu vực tổ chức tang lễ để tiễn biệt nhà thiết kế - ca sĩ Tường Khuê.

Tường Khuê sinh năm 1972, từng tạo nên cặp song ca ăn ý với Tường Nguyên ở sân khấu hải ngoại. Ngoài vai trò ca sĩ, anh còn là một nhà thiết kế áo dài. Tường Khuê là người chuẩn bị trang phục cho chị gái Như Quỳnh mỗi khi cô lên sân khấu biểu diễn suốt 20 năm qua.

Tin liên quan