Các bước tiến hành phương pháp quan sát

Các bước tiến hành phương pháp quan sát

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

1. Phương pháp quan sát khoa học

  • Quan sát khoa học là phương pháp thu nhận thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng tri giác trực tiếp đối tượng và các nhân tố khác có liên quan đến đối tượng.
  • Quan sát với tư cách là PPnghiên cứu khoa học là một hoạt động có mục đích, có kế hoạch đợc tiến hành một cách có hệ thống. Đây là một trong những hình thức chủ yếu của nhận thức kinh nghiệm, để tạo ra thông tin ban đầu, nhờ nó mà sau này xây dựng lý thuyết và kiểm tra lý thuyết bằng thực nghiệm và như vậy nó là con đường để gắn nghiên cứu lý thuyết với nghiên cứu hoạt động thực tiễn.
  • Quan sát khoa học được tiến hành trong thời gian dài hay ngắn, không gian rộng hay hẹp, mẫu quan sát nhiều hay ít.
  • Quan sát sư phạm là phương pháp để thu thập thông tin về quá trình giáo dục và dạy học trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt động sư phạm, cho ta những tài liệu sống và thực tiễn giáo dục để có thể khái quát rút ra những quy luật nhằm chỉ đạo quá trình tổ chức giáo dục thế hệ trẻ tốt hơn.

√ Quan sát trong nghiên cứu khoa học thực hiện ba chức năng:

  • Chức năng thu thập thông tin thực tiễn, đây là chức năng quan trọng nhất.
  • Chức năng kiểm chứng các lý thuyết, các giả thuyết đã có.
  • Chức năng so sánh đối chiếu các kết quả trong nghiên cứu lý thuyết với thực tiễn.(Đối chiếu lý thuyết với thực tế)

√ Đặc điểm quan sát sư phạm:

Bất cứ quan sát nào cũng được tiến hành do một chủ thể sử dụng để nhận thức một đối tượng xác định, trong một thời gian, một không gian, với mục đích và bằng một phương tiện nhất định. Vì vậy, quan sát sư phạm có những sau đây:

  • Đối tượng quan sát là hoạt động sư phạm phức tạp của một cá nhân, hay một tập thể. Bản thân cá nhân hay tập thể đó lại có những đặc điểm đa dạng về năng lực hay trình độ phát triển. Nội dung hoạt động sư phạm càng phức tạp, có những hình thức phong phú, thì quá trình quan sát càng khó khăn, càng phải công phu hơn.
  • Chủ thể quan sát là nhà khoa học hay cộng tác viên. Đã là con người thì đều mang tính riêng tư, đó là tính chủ quan. Chủ quan ở trình độ, kinh nghiệm, ở thế giới quan, ở cảm xúc tâm lí. Sự quan sát bao giờ cũng thông qua lăng kính chủ quan của "cái tôi" ngay cả khi sử dụng kĩ thuật hiện đại để quan sát. Mặt khác còn chi phối bởi quy luật ảo giác của cảm giác, tri giác trong hoạt động nhận thức.
  • Kết quả quan sát dù khách quan đến mấy vẫn phụ thuộc vào việc xử lý các thông tin của người nghiên cứu, do đó cần được lựa chọn theo các chuẩn nhất định, được xử lí bằng toán học hay theo một lí thuyết nhất định.
  • Để nhận được thông tin theo mục đích nghiên cứu cần phải lập một kế hoạch và chương trình quan sát tỉ mỉ.

1.2. Các công việc quan sát khoa học

1. Xác định đối tượng quan sát, mục đích quan sát.

Việc xác định mục đích rõ ràng sẽ làm cho người lập phiếu quan sát cũng như người đi quan sát tập trung hơn vào các nội dung quan sát. Nghĩa là cần trả lời câu hỏi: Quan sát để làm gì?

Ví d: Cùng một công việc là quan st sự học tập của một lớp học sinh. Nếu với mục đích là quan sát sự chú ý của học sinh trong lớp học thì các quan sát sẽ tập trung chủ yếu vào học sinh. Nhưng, nếu với mục đích là quan sát phương pháp dạy của thầy sao cho thu hút sự chú ý của học sinh thì các dữ liệu quan sát chủ yếu là ở người thầy, các dữ liệu của học sinh (ánh mắt, nét mặt...) là để chứng minh cho việc ghi chép hoạt động của thầy nhằm thu hút sự chú ý của học sinh.

2. Xác định nội dung quan sát và phương pháp quan sát

Câu trả lời tiếp câu hỏi: quan sát cái gì, quan sát như thế nào và bằng cái gì. Nếu mục đích quan sát rõ ràng thì nội dung quan sát sẽ dễ dàng được ấn định. Nội dung quan sát thể hiện qua việc lựa chọn đối tượng quan sát (mẫu quan sát), số lượng mẫu, định thời điểm quan sát và độ dài thời gian quan sát. Căn cứ vào qui mô của đề tài và độ phức tạp của mẫu mà quyết định phương pháp, phương tiện quan sát.

3. Lập phiếu quan sát và kế hoạch quan sát

Ðể việc quan sát được chủ động và thống nhất giữa các lần quan sát hoặc giữa những cộng tác viên quan sát, chủ đề tài phải thiết kế bảng yêu cầu các nội dung cụ thể khi đi quan sát. Bảng này gọi là phiếu quan sát. Phiếu quan sát được cấu trúc thành 3 phần:

  • Phần thủ tục: Ðối tượng, địa chỉ, ngày giờ quan sát, người quan sát.
  • Phần nội dung: Ðây là phần quan trọng nhất của phương pháp, nó quyết định sự thành công của đề tài nghiên cứu. Có thể gọi đây là phần yêu cầu ghi chép, thu hình cụ thể khi đi làm việc. Vì vậy các yêu cầu phải thật cụ thể, sao cho người đi quan sát có thể đo, đếm, ghi được bằng số bằng chữ có hoặc không (không mang tính chất nhận định cá nhân).Ví dụ:+ Bao nhiêu học sinh phát biểu ý kiến?+Thầy có thực hiện bước mở bài không? v.v...Tránh những câu hỏi không đếm được, ví dụ:+Học sinh có chú ý nghe giảng không?+Thầy giảng có nhiệt tình không?
  • Phần bổ sung bằng câu hỏi phỏng vấn: Phần này do chủ đề tài quyết định để có thể xác minh, làm rõ hơn một số thông tin có thể chưa được rõ khi quan sát. Ví dụ: Khi quan sát một giờ giảng, để biết được học sinh có ghi chép đầy đủ ý của thầy trên bảng hay không, có thể hỏi thêm: Em có nhìn rõ chữ trên bảng không? Em nghe thầy giảng có rõ không (về lời nói, ngữ điệu).

4. Tiến hành quan sát

Trước khi tiến hành quan sát, chủ nhiệm đề tài cần tập huấn cho các thành v về cách quan sát và ghi chép. Ghi chép kết quả quan sát, có thể bằng các cách:

  • Ghi nhật kí, theo thời gian, không gian, điều kiện và diễn biến của sự kiện.
  • Ghi âm, chụp ảnh, quay phim các sự kiện.

Sau khi quan sát xong cân phải kiểm tra lại kết quả quan sát bằng nhiều cách:

  • Trò chuyện vơí những người tham gia tình huống.
  • Sử dụng các tài liệu khác liên quan đến diễn biến để đối chiếu.
  • Quan sát lặp lại lần thứ hai nhiều lần nếu thấy cần thiết.
  • Sử dụng người có trình độ cao hơn quan sát lại để kiểm nghiệm lại kết quả.
  • Quan sát là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng giáo dục. Quan sát có thể tiến hành trong điều kiện tự nhiên với hoàn cảnh đang có thường ngày. Quan sát có thể thực hiện bằng cách tạo ra các tình huống khác thường, trong các hoạt động được tổ chức có định hướng, qua đó đối tượng tự bộc lộ bản chất rõ ràng hơn.

5. Xử lí

Tập hợp các phiếu quan sát, sắp xếp số liệu mã hóa, phân tích để đi đến một nhận định khoa học. (phần này được trình bày rõ ở phần phương pháp xử lý thông tin) Tóm lại phương pháp quan sát đối tượng giáo dục giúp ta có được những thông tin thực tiễn có giá trị. Quan sát cần được chuẩn bị cẩn thận, các tài liệu cần được xử lí khách quan.

Bài tập

Hãy lập phiếu quan sát cho các đề tài nghiên cứu, sau khi các đề tài đó được xác định mục đích như dưới đây:

1. Quan sát sân trường để đánh giá chủ trương của nhà trường và ý thức của học sinh về vệ sinh môi trường giáo dục.

2. Quan sát thầy (cô) giảng trong một tiết học để nhận xét các cách mà thầy (cô) thể hiện nhằm tập trung sự chú ý của học sinh vào bài học.

3. Quan sát một lớp học để có nhận xét về bầu không khí học tập của lớp ấy.

4. Quan sát để đánh giá sơ bộ chất lượng một buổi tự học của bạn mình (hoặc em mình, anh mình) ở kí túc xá (hoặc ở nhà).

5. Quan sát một buổi học của sinh viên một lớp học nào đó (hoặc lớp mình) để sơ bộ đánh giá kỉ cương học tập của lớp.

6. Quan sát việc học tập của sinh viên tại phòng đọc của thư viện để nhận xét về thư viện, về tình hình sinh viên sử dụng thư viện.

Chú ý: Cần tập trung vào nội dung của phiếu quan sát (tức là yêu cầu người quan sát ghi cái gì). Mỗi đề tài quan sát với mục đích trên, viết ít nhất bốn yêu cầu dưới dạng câu hỏi.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Tài liệu bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, 2007
  • Tác giả: Ts. Nguyễn Văn Tuấn, Đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

- Bước 2: Tiến hành quan sát+ Làm việc với chính quyền địa phương, với người dân để nắm tìnhhình kinh tế xã hội, phong tục tập quán, thói quen của người dân địaphương+ Tiến hành quan sát thử, rút kinh nghiệm, hoàn thiện bản kế hoạchquan sát, quan sát chính thức+ Trong quá trình quan sát chính thức có ghi chép đầy đủ, có thể chụpảnh quay phim Bước 3: Phân tích và xử lí thông tin+ Làm sạch các biên bản quan sát,sắp xếp lại theo nội dung thốngnhất, sửa lại câu chữ+ Đưa vào máy tính xử lí+ Phân tích một cách sơ bộ, đánhgiá nhanh về các nội dung quan sát,hệ thống lại các phát hiện chính+ Phân tích chuyên sâu về nội dung,tổ chức các buổi tọa đàm hội thảo Các phương phápKhái niệmPhương pháp quan-Phương pháp thu thập thông tin theo một hệ thống chỉ báo đãsát định lượngđịnh sẵn, không thêm bớt, thay thế thông tin cần cho nghiên cứu(quan sát tiêu- Được tiến hành theo những thể thức và cách thức định sẵnchuẩn hóa)Phương pháp quan sátđịnh tính (không theotiêu chuẩn hóa)Phươngphápquan sáttham dựLà quan sát không theo một kế hoạch có sẵn nào cả mà hoàn toàntheo diễn biến thực tế-Người quan sát tùy theo tình hình mà quan sát, lựa chọn lấy thông tincần thiếtCông khaiNói cho đối tượng quan sát biết mình đang bị quan sát, nói rõ chứcnăng, nhiệm vụ của việc thu thập thông tinBí mậtKhông nói rõ cho các đối tượng quan sát biết được mình đang bị quansátPhương pháp quan sátkhông tham dựPhương pháp mà điều tra viên đứng ngoài cuộc và điều hành quan sát,không tham gia trực tiếp cùng nhóm đối tượng cần quan sát.Phương pháp quan sátngẫu nhiênLà phương pháp quan sát một lần, không lặp lại.Phương pháp quan sáthệ thốngLà phương pháp quan sát một cách tỉ mỉ, kiên trì, nhiều lần xungquanh đối tượng được nghiên cứu. iv. Ưu – nhượ c điểm của phươ ngpháp quan sátƯu điểmNhà nghiên cứu có thể thu thập thông tinmột cách trực tiếp nên phản ánh được hiệntượng cụ thể trong hoàn cảnh cụ thể, loại bỏđược những sai số trung gian (nếu có).Đảm bảo tính khách quan, do đó giúp choviệc đánh giá được chính xác hơnĐiều tra viên còn có thể quan sát đượcnhiều tiêu chí khác.Có thể điều tra được diện đối tượng tươngđối lớn, đồng thời có thể ghi nhận được quátrình hành động theo thời gian. Nhược điểmNgười quan sát đóng vai trò thụ động,phải chờ đợi các hiện tượng diễn ra, khôngchủ động làm chúng diễn ra được- Chỉ thu thập được những thông tin mangtính chất bề nổi- Tâm trạng của người quan sát có ảnhhưởng đáng kể đến kết quả nghiên cứu , nhấtlà trong trường hợp sử dụng phương phápquan sát có thâm nhập, điều tra viên dễ bịchai lỳ, thiếu nhạy cảm, vì thế khó kiểm trađược mức độ chính xác của thông tin.- Dễ gây mệt mỏi, đơn điệu ở cán bộ quansát.- Khó xây dựng được thang đo và kết quảđiều tra, nghiên cứu