Các dạng bài tập lý thuyết thống kê

Các dạng bài tập lý thuyết thống kê
61
Các dạng bài tập lý thuyết thống kê
621 KB
Các dạng bài tập lý thuyết thống kê
4
Các dạng bài tập lý thuyết thống kê
153

Các dạng bài tập lý thuyết thống kê

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 61 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

Bài tập XÁC SUẤT THỐNG KÊ Câu 1: Trong một thùng kín có hai loại thuốc A, B. Số lượng thuốc A bằng 2/3 số lượng thuốc B. Tỉ lệ thuốc A, B đã hết hạn sử dụng lần lượt là 20%; 25%. Chọn ngẫu hiên một lọ từ thùng và được lọ thuốc đã hết hạn sử dụng. Tính xác suất lọ này là thuốc A. Câu 2: Trong một trạm cấp cứu phỏng có 80% bệnh nhân phỏng do nóng và 20% phỏng do hóa chất. Loại phỏng do nóng có 30% bị biến chứng. Loại phỏng do hóa chất có 50% bị biến chứng. Tính xác suất khi bác sĩ mở tập hồ sơ của bệnh nhân thì gặp bệnh án của: a. bệnh nhân phỏng do nóng và bị biến chứng; b. bệnh nhân phỏng do hóa chất và bị biến chứng. Câu 3: Trong một kỳ thi, mỗi sinh viên phải thi hai môn. Sinh viên A ước lượng rằng: xác suất thi đạt môn thứ nhất là 0,8. Nếu A thi đạt môn thứ nhất thì xác suất A thi đạt môn thứ hai là 0,6; nếu A thi không đạt môn thứ nhất thì xác suất A thi đạt môn thứ hai là 0,3. Biết rằng sinh viên A thi đạt một môn. Tính xác suất để sinh viên này thi đạt môn thứ hai. Câu 4: Xếp ngẫu nhiên một nhóm gồm 5 người ngồi trên một ghế dài có 5 chỗ. Tính xác suất để hai người xác định trước ngồi cạnh nhau. Câu 5: Một nhà máy sản xuất bóng đèn có hai phân xưởng: I và II. Phân xưởng II sản xuất gấp 4 lần phân xưởng I. Tỷ lệ bóng hư của phân xưởng I là 10%, của phân xưởng II là 20%. Mua một bóng đèn do nhà máy này sản xuất. a. Tính xác suất để mua được bóng tốt. b. Biết rằng mua được bóng tốt, tình xác suất để bóng đèn do phân xưởng I sản xuất. Câu 6: Một thùng bia có 24 chai, trong đó có 3 chai đã hết hạn sử dụng. Chọn ngẫu nhiên từ thùng đó ra 4 chai (chọn một lần). Tính xác suất chọn được cả 4 chai bia còn hạn sử dụng. Câu 7: Có hai chuồng thỏ :  chuồng I có 5 thỏ đen và 10 thỏ trắng,  chuồng II có 7 thỏ đen và 3 thỏ trắng. Từ chuồng I có một con thỏ chạy sang chuồng II, sau đó có một con chạy ra ngoài từ chuồng II. Biết rằng thỏ chạy ra từ chuồng II là thỏ trắng, tính xác suất để thỏ chạy từ chuồng I sang chuồng II là thỏ đen. Câu 8: Một cửa hàng thời trang có hai lô hàng: • lô I có 16 sản phẩm loại A và 14 sản phẩm loại B, • lô II có 20 sản phẩm loại A và 12 sản phẩm loại B. Người chủ chọn ngẫu nhiên 2 sản phẩm từ lô I đem trưng bày, sau đó cho những sản phẩm còn lại của lô I sang lô II rồi đem bán. Một khách hàng mua được một sản phẩm loại A. Tính xác suất để 2 sản phẩm đem trưng bày a. là sản phẩm loại A; b. là sản phẩm loại B. Câu 9: Một nhà tuyển dụng phỏng vấn lần lượt 9 ứng viên, xác suất được chọn của mỗi ứng viên là 0,56. Tính xác suất để có nhiều hơn 1 ứng viên được chọn. Đáp số: 0,99231

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

  • Các dạng bài tập lý thuyết thống kê
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Phần dưới là Chuyên đề tổng hợp Lý thuyết và Bài tập Toán 10 Đại số Chương 5: Thống kê có đáp án. Bạn vào tên bài hoặc Xem chi tiết để theo dõi các chuyên đề Toán lớp 10 Đại số tương ứng.

Quảng cáo

Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 10 chọn lọc, có lời giải hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Các dạng bài tập lý thuyết thống kê
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Các dạng bài tập lý thuyết thống kê

Các dạng bài tập lý thuyết thống kê

Các dạng bài tập lý thuyết thống kê

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Các dạng bài tập lý thuyết thống kê

Các dạng bài tập lý thuyết thống kê

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Với Các dạng bài tập Thống kê chọn lọc có lời giải Toán lớp 10 tổng hợp các dạng bài tập, bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết với đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Thống kê từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Toán lớp 10.

Các dạng bài tập lý thuyết thống kê

Lý thuyết Biểu đồ

1.Biểu đồ tần suất hình cột:

Cách vẽ:

• Vẽ hai đường thẳng vuông góc. Trên đường thẳng nằm ngang (dùng làm trục số) ta đánh dáu các khoảng xác định lớp.

• Tại mỗi khoảng ta dựng lên một hình cột chữ nhật, với đáy là khoảng đó, còn chiều cao bằng tần suất của lớp mà khoảng đó xác định

2. Đường gấp khúc tần suất

Cách vẽ: Ta vẽ hai đường thẳng vuông góc ( như hình vễ biểu đồ hình cột). Trên mặt phẳng tọa độ xác định các điểm (ci+1; fi+1), i = 1, 2, 3,…, n sau đó vẽ các đoạn thẳng nối các điểm (ci, fi) với các điểm (ci+1; fi+1), i = 1, 2, 3,…, n ta thu được một đường gấp khúc. Đường gấp khúc này gọi là đường gấp khúc tần suất.

3. Biểu đồ hình quạt:

Cách vẽ: vẽ hình tròn, chia hình tròn thành những hình quạt, mỗi lớp tương ứng với một hình quạt mà diện tích của nó tỉ lệ với tần suất của lớp đó.

4. Ví dụ

Phương pháp:

- Vẽ hai đường thẳng vuông góc

- Trên đường thẳng nằm ngang ( dùng làm trục số) ta đánh dấu các khoảng xác định lớp

- Tại mỗi khoảng ta dựng một cột hình chữ nhật với đáy là khoảng đó còn chiều cao bằng tần số hoặc tần suất của lớp mà khoảng đó xác định

- Hình thu được là biểu đồ hình cột tần số hoặc tần suất

Bài tập 1: thống kê điểm toán của 40 học sinh của một lớp người ta thu được mẫu số liệu ban đầu như sau:

5 6 6 5 7 1 2 4 6 9
4 5 7 5 6 8 10 5 5 7
2 1 3 3 6 4 6 5 5 9
8 7 2 1 8 6 4 4 6 5

a) Hãy lập bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp với các lớp như sau:

[1; 2]; [3; 4]; [5; 6]; [7; 8]; [9; 10]

b) Vẽ biểu đồ hình cột tần số

Lời giải

a) Bảng phân bố tần số - tần suất

Điểm toán Tần số Tần suất %
[1; 2] 6 15
[3; 4] 7 17.5
[5; 6] 17 42.5
[7; 8] 7 17.5
[9; 10] 3 7.5
N = 40 100%

Biểu đồ:

Phương pháp:

- Vẽ hai đường thẳng vuông góc làm hai trục

- Trên trục nằm ngang ta đánh dấu các điểm A1, A2,…, Am, với Ai là trung điểm, của nửa khoảng xác định lớp thứ I ( i=1; 2; 3;…; m)

- Tại mỗi điểm Ai ta dựng đoạn thẳng AiMi vuông góc với trục nằm ngang và có tốc độ dài bằng tần số thứ I ( tức ni)

- Vẽ các đoạn thẳng M1M2, M2M3, M3M4,…, Mm-1M ta được đường gấp khúc tần số

- Nếu độ dài các đoạn thẳng AiMi được lấy bằng tần suất của lớp thứ I ( tức fi) thì khi vẽ các đoạn thẳng M1M2, M2M3, M3M4,…, Mm-1M ta được đường gấp khúc tần suất

Bài tập 2: thống kê điểm toán của 40 học sinh của một lớp người ta thu được mẫu số liệu ban đầu như sau:

5 6 6 5 7 1 2 4 6 9
4 5 7 5 6 8 10 5 5 7
2 1 3 3 6 4 6 5 5 9
8 7 2 1 8 6 4 4 6 5

a) Hãy lập bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp với các lớp như sau:

[1; 2]; [3; 4]; [5; 6]; [7; 8]; [9; 10]

b) Vẽ biểu đồ đường gấp khúc tần suất

Lời giải

a) Bảng phân bố tần số - tần suất

Điểm toán Tần số Tần suất %
[1; 2] 6 15
[3; 4] 7 17.5
[5; 6] 17 42.5
[7; 8] 7 17.5
[9; 10] 3 7.5
N=40 100%

b) Biểu đồ đường gấp khúc

Phương pháp:

- Vẽ hình tròn

- Chia hình tròn thành các hình quạt ứng với các lớp. mỗi lớp được vẽ tương ứng với một hình quạt mà diện tích của nó tỉ lệ với tần suất của lớp đó, hoặc tỉ lệ với tỉ số phần trăm của cơ cấu của mỗi thành phần

Bài tập 3: vẽ biểu đồ hình quạt thống kê chiều cao của 36 học sinh( đv:cm) nam của một trường trung học phổ thông được cho bởi bảng phân bố tần số - tần suất sau:

Nhóm Lớp Tần số Tần suất
1 [160; 162] 6 16.7
2 [163; 165] 12 33.3
3 [166; 168] 10 27.8
4 [169; 171] 5 13.9
5 [172; 174] 3 8.3
N=36 100%

Lý thuyết Số trung bình cộng. Số trung vị. Mốt

Để thu được thông tin quan trọng từ các số liệu thống kê, người ta sử dụng những số đặc trưng như: số trung bình cộng, số trung vị, mốt, phương sai, dộ lệch chuẩn. Các số đạc trưng này phản ánh những khía cạnh khác nhau của dấu hiệu điều tra.

1. Số trung bình cộng : Kí hiệu:

Các dạng bài tập lý thuyết thống kê

Bảng phân bố tần suất và tần số

Tên dữ liệu Tần số Tần suất (%)

x1

x2

.

xk

n1

n2

.

nk

f1

f2

.

fk

Cộng n = n1 + … + nk 100%

Trung bình cộng của các số liệu thống kê được tính theo công thức:

Trường hợp Bảng phân bố tần suất và tần số ghép lớp

ci, fi, ni là giá trị đại diện của lớp thứ i.

Ý nghĩa của số trung bình:

Số trung bình của mẫu số liệu được dùng làm đại diện cho các số liệu của mẫu. Nó là một số đặc trưng quan trọng của mẫu số liệu.

Ví dụ 1: Một nhà thực vật học đo chiều dài của 74 chiếc lá cây và thu được số liệu sau ( đơn vị mm)

Lớp Giá trị đại diện Tần số

[5,45 ; 5,85)

[5,85 ; 6,25)

[6,25 ; 6,65)

[6,65 ; 7,05)

[7,05 ; 7,45)

[7,45 ; 7,85)

[7,85 ; 8,25)

5,65

6,05

6,45

6,85

7,25

7,65

8,05

5

9

15

19

16

8

2

N = 74

Khi đó chiều dài trung bình của 74 chiếc lá này là :

Ví dụ 2: Một nhóm 11 học sinh tham gia một kì thi. Số điểm thi của 11 học sinh đó được sắp xếp từ thấp đến cao như sau: (thang điểm 100): 0 ; 0 ; 63 ; 65 ; 69 ; 70 ; 72 ; 78 ; 81 ; 85 ; 89.

Điểm trung bình là:

Quan sát dãy điểm trên, ta thấy hầu hết (9 em) trong nhóm có số điểm vượt điểm trung bình. Như vậy, điểm trung bình này không phản ứng đúng trình độ trung bình của nhóm.

2. Số trung vị:Kí hiệu: Me

Khi các số liệu trong mẫu có sự chênh lệnh rất lớn đối với nhau thì số trung bình khó có thể đại diện cho các số liệu trong mẫu. Có một chỉ số khác thích hợp hơn trong trường hợp này. Đó là số trung vị.

Định nghĩa: Giả sử ta có dãy n số liệu được sắp xếp thành dãy không giảm (hoặc không tăng). Khi đó, số trung vị (của các số liệu thống kê đã cho) kí hiệu là Me là :

+ Số đứng giữa dãy nếu số phần tử N lẻ: Me =

Các dạng bài tập lý thuyết thống kê

+ Trung bình cộng của hai số đứng giữa dãy nếu số phần tử N chẵn:

Các dạng bài tập lý thuyết thống kê

Ví dụ 1: Điểm thi toán của 9 học sinh như sau: 1; 1; 3; 6; 7; 8; 8; 9; 10

Ta có Me = 7

Ví dụ 2: Số điểm thi toán của 4 học sinh như sau: 1; 2,5; 8; 9,5

Ta có Me =

Các dạng bài tập lý thuyết thống kê
= 5,25

3. Mốt: Kí hiệu: Mo

Mốt của bảng phân bố tần số là giá trị (xi) có tần số (ni ) lớn nhất và được kí hiệu là Mo.

Chú ý: Có hai giá trị tần số bằng nhau và lớn hơn tần số các giá trị khác thì ta nói trường hợp này có hai Mốt, kí hiệu Mo1,Mo2 .

Ví dụ :Một cửa hàng bán 6 loại quạt với giá tiền là 100, 150, 300, 350, 400, 500 (nghìn đồng). Số quạt cửa hàng bán ra trong mùa hè vừa qua được thống kê trong bảng tần số sau:

Giá tiền 100 150 300 350 400 500
Số quạt bán được 256 353 534 300 534 175

Mốt Mo = 300

4. Chọn đại diện cho các số liệu thống kê:

a) Trường hợp các số liệu thông kê cùng loại và số lượng thống kê đủ lớn (n ≥ 30) thì ta ưu tiên chọn số trung bình làm đại diện cho các số liệu thống kê ( về quy mô và độ lớn).

b) Trường hợp không tính được giá trị trung bình thì ta chọn số trung vị hoặc mốt làm đại diện cho các số liệu thống kê ( về quy mô và độ lớn).

c) Không nên dùng số trung bình để đại diện cho các số liệu thống kê trong các trường hợp sau (có thể dùng số trung vị hoặc mốt):

+ Số các số liệu thống kê quá ít (n ≤ 10).

+ Giữa các số liệu thống kê có sự chênh lệc quá lớn.

+ Đường gấp khúc tần suất không đối xứng, (và nhiều trường hợp khác)