Các dạng bài tập về vận tốc lớp 7


Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Em có thể 1 trang 48 KHTN lớp 7 trong Bài 8: Tốc độ chuyển động, lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7.

Em có thể 1 trang 48 KHTN lớp 7: Sử dụng được công thức tính tốc độ để giải các bài tập cũng như các tình huống đơn giản liên quan đến tốc độ trong cuộc sống.

Trả lời:

Ví dụ:

Một ô tô khỏi hành từ A lúc 7 giờ 30 phút và đến B lúc 10 giờ 15 phút. Tính vận tốc của ô tô, biết quãng đường AB dài 154 km.

Tóm tắt:

TA = 7 h 30 min

TB = 10 h 15 min

s = 154 km

v = ?

Giải:

- Thời gian ô tô di chuyển từ A đến B là:

t = TB – TA = 10 h 15 min – 7 h 30 min = 2 h 45 min = 2,75 h

- Vận tốc của ô tô là:

v= st=1542,75=56(km/h)

Dạng toán chuyển động là một dạng toán thường xuất hiện trong đề thi cấp 2 chất lượng cao Lương Thế Vinh. Trong bài viết này, hocthattot.vn sẽ tổng hợp lại các kiến thức về dạng toán chuyển động và tổng hợp các bài toán chuyển động có trong đề thi vào cấp 2 Lương Thế Vinh từ năm 2009 đến 2019.

Các dạng bài tập về vận tốc lớp 7

Nội dung chính

  • I. Kiến thức cần nhớ về dạng toán chuyển động
    • 1. Các đại lượng
    • 2. Công thức cần nhớ
    • 3. Chú ý
  • II. Các dạng toán cơ bản
    • 1. Bài toán có một chuyển động tham gia
    • 2. Bài toán có 2 hoặc 3 chuyển động cùng chiều
    • 3. Bài toán có hai chuyển động ngược chiều
    • 4. Bài toán chuyển động trên dòng nước
    • 5. Bài toán vật chuyển động có chiều dài đáng kể
  • III. Các bài toán chuyển động trong đề thi cấp 2 chất lượng cao Lương Thế Vinh

I. Kiến thức cần nhớ về dạng toán chuyển động

1. Các đại lượng

Quãng đường: S

Thời gian: t

Vận tốc: v

2. Công thức cần nhớ

S = vxt

V = S : t

T = S : v

3. Chú ý

Khi sử dụng các đại lượng trong một hệ thống đơn vị cần lưu ý:

– Nếu quãng đường là km, thời gian là giờ thì vận tốc là km/giờ

– Nếu quãng đường là m, thời gian là phút thì vận tốc là m/phút

– Với cùng một vận tốc thì quãng đường tỉ lệ thuận với thời gian

– Trong cùng một thời gian thì quãng đường tỉ lệ thuận với vận tốc

– Trên cùng một quãng đường thì hai đại lượng vận tốc và thời gian tỉ lệ nghịch với nhau

II. Các dạng toán cơ bản

1. Bài toán có một chuyển động tham gia

– Thời gian đi =  quãng đường : vận tốc (t = S : v) = giờ đến – giờ khởi hành – giờ nghỉ (nếu có)

– Giờ khởi hành = giờ đến nơi – thời gian đi –  giờ nghỉ (nếu có)

– Giờ đến nơi = giờ khởi hành  + thời gian đi + thời gian nghỉ (nếu có)

– Quãng đường = vận tốc x thời gian (S=vxt)

2. Bài toán có 2 hoặc 3 chuyển động cùng chiều

– Vận tốc thứ nhất kí hiệu là v1. Vận tốc thứ 2 kí hiệu là v2

– Nếu hai vật chuyển động cùng chiều cách nhau quãng đường S cùng xuất phát một lúc thì thời gian để chúng đuổi kịp nhau là:

t = S : (v1 – v2)

– Nếu vật thứ hai xuất phát trước một thời gian t0 sau đó vật thứ nhất mới xuất phát thì thời gian vật thứ nhất đuổi kịp vật thứ hai là:

t = v2 x t0 : (v1 – v2)

(với v2 x t0 là quãng đường vật thứ hai xuất phát trước vật thứ nhất trong thời gian t0)

3. Bài toán có hai chuyển động ngược chiều

– Vận tốc thứ nhất kí hiệu là v1. Vận tốc thứ 2 kí hiệu là v2

– Quãng đường hai vật cách nhau khi xuất phát tại cùng một thời điểm là S

– Thời gian để hai vật gặp nhau là:

t = S : (v1 + v2)

Chú ý: S là quãng đường hai vật cách nhau trong cùng một thời điểm xuất phát. Nếu vật nào xuất phát trước thì phải trừ quãng đường xuất phát trước đó.

4. Bài toán chuyển động trên dòng nước

– Nếu vật chuyển động ngược dòng thì có lực cản của dòng nước

– Nếu vật chuyển động xuôi dòng thì có thêm vận tốc của dòng nước

Vxuôi = Vvật + Vdòng

Vngược = Vvật – Vdòng

Vdòng = (Vxuôi – Vngược) : 2

Vvật = (Vxuôi + Vngược) : 2

Vxuôi – Vngược = Vdòng x 2

5. Bài toán vật chuyển động có chiều dài đáng kể

Loại 1:

Đoàn tàu chạy qua cột điện: Cột điện coi như một điểm, đoàn tàu vượt qua hết cột điện có nghĩa là từ lúc đầu tàu đến cột điện cho đến khi toa cuối cùng qua khỏi cột điện.

+ Kí hiệu l là chiều dài đoàn tàu, t là thời gian tàu chạy qua cột điện, v là vận tốc của tàu. Ta có:

t = l : v

Loại 2:

Đoàn tàu chạy qua một câu cầu có chiều dài d. Thời gian tàu chạy qua hết cầu có nghĩa là từ lúc đầu tàu bắt đầu đến cầu cho đến lúc toa cuối cùng của tàu ra khỏi cầu hay Quãng đường = Chiều dài tàu + chiều dài cầu:

t = (l + d) :v

Loại 3:

Đoàn tàu chạy qua một ô tô đang chạy ngược chiều (chiều dài ô tô không đáng kể)

Trường hợp này xem như bài toán chuyển động ngược chiều xuất phát từ hai vị trí: A (đuôi tàu) và B (ô tô). Trong đó:

Quãng đường cách nhau của hai vật = quãng đường hai vật cách nhau + chiều dài của đoàn tàu

Thời gian để tàu vượt qua ô tô là:

t = (l + d) : (Vôtô + Vtàu)

Loại 4:

Đoàn tàu vượt qua một ô tô đang chạy cùng chiều: Trường hợp này xem như bài toán về chuyển động cùng chiều xuất phát từ hai vị trí đuôi tàu và ô tô.

t = (l + d) : (Vtàu – Vôtô)

III. Các bài toán chuyển động trong đề thi cấp 2 chất lượng cao Lương Thế Vinh

Bài 1: (2010) Một chiếc ô tô đi từ A đến B khởi hành lúc 7h, đến 8h đi được 1/3 quãng đường, lúc 8h 40’ đi thêm được 1/5 quãng đường nữa. Quãng đường còn lại phải đi tiếp là 64 km. Hỏi A và B cách nhau bao nhiêu km?

Bài 2: (2010) Hai ô tô khởi hành cùng một lúc từ thành phố A tới thành phố B, cách nhau 315 km. Ô tô thứ nhất có vận tốc 60km/h, ô tô thứ hai có vận tốc 50km/h. Hỏi ô tô thứ nhất đến B sớm hơn ô tô thứ hai bao nhiêu phút?

Bài 3: (2011) Khoảnh cách giữa hai địa điểm A và B là 300 km. Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 60 km/h, sau đó từ B quay về A với vận tốc 50 km/h. Hỏi cả đi và về thì vận tốc trung bình của ô tô là bao nhiêu?

Bài 4: (2012) Quãng đường từ A đến B dài 60km. Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc trung bình 12km/giờ, và đi từ B về A với vận tốc trung bình là 10km/giờ. Hỏi tốc độ trung bình của cả đi và về là bao nhiêu?

Bài 5: (2013) Khoảng cách giữa hai địa điểm A và B là 300km. Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 60km/giờ, sau đó từ B quay về A với vận tốc 50km/giờ. Hỏi tính cả đi và về thì vận tốc trung bình của ô tô là bao nhiêu?

Bài 6: (2013) Một máy bay từ sân bay A đến sân bay B hết 7/4 giờ. Khoảng cách từ A đến B là 1500km. Hỏi trung bình một phút máy bay bay được bao nhiêu ki-lô-mét?

Bài 7: (2015) Lúc 6 giờ sáng một xe máy bắt đầu khởi hành từ Thanh Hóa đi Hà Nội với vận tốc 40 km/giờ. Cùng lúc đó một xe ô tô từ Hà Nội đi Thanh Hóa với vận tốc 60 km/giờ. Hỏi mấy giờ hai xe gặp nhau? Biết quãng đường từ Hà Nội đến Thanh Hóa dài 175km.

Bài 8: (2015) Một đoàn tàu đi qua một cây cầu dài 980m. Biết rằng thời gian bắt đầu từ lúc đầu tàu đến đầu cây cầu và đuôi tàu qua đầu cây cầu là 12 giây, thời gian đuôi đoàn tàu ra khỏi cây cầu tính từ lúc đầu tàu bắt đầu đến cầu là 82 giây. Tính chiều dài đoàn tàu.

Bài 9: (2019) Hàng ngày, Chi đạp xe đi học với vận tốc 12km/h. Nhà Chi cách trường 3km mà bạn phải đến trường lúc 7 giờ 20 phút. Hỏi muộn nhất là mấy giờ Chi phải ra khỏi nhà?

Bài 10: (2020) Lúc 7 giờ sáng, một người xuất phát từ A đi về phía B với vận tốc 40km/h. Sau đó 30 phút, người thứ hai xuất phát từ B, đi về phía A với vận tốc 30 km/h. Biết quãng đường AB dài 160km. Hỏi hai người gặp nhau lúc mấy giờ?

>>> Các bài toán hình học xuất hiện trong đề thi cấp 2 chất lượng cao Lương Thế Vinh

>>> Tổng hợp đề thi cấp 2 chất lượng cao Lương Thế Vinh