Các thông số ảnh khi xử lý

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trong khoa học máy tính, xử lý hình ảnh kỹ thuật số là việc sử dụng các thuật toán trên máy tính để thực hiện xử lý hình ảnh trên hình ảnh kỹ thuật số.[1] Là một danh mục con hoặc lĩnh vực xử lý tín hiệu số, xử lý hình ảnh kỹ thuật số có nhiều lợi thế so với xử lý hình ảnh tương tự. Nó cho phép phạm vi thuật toán áp dụng rộng hơn nhiều được áp dụng cho dữ liệu đầu vào và có thể tránh được các vấn đề như sự tích tụ nhiễu và méo tín hiệu trong quá trình xử lý. Vì hình ảnh được xác định theo hai chiều (có thể nhiều hơn) nên việc xử lý hình ảnh kỹ thuật số có thể được mô hình hóa dưới dạng các hệ thống đa chiều.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều kỹ thuật xử lý hình ảnh kỹ thuật số, hay xử lý hình ảnh kỹ thuật số như thường được gọi, đã được phát triển vào những năm 1960 tại Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực, Viện Công nghệ Massachusetts, Phòng thí nghiệm Bell, Đại học Maryland và một vài cơ sở nghiên cứu khác, với ứng dụng vào hình ảnh vệ tinh, chuyển đổi tiêu chuẩn ảnh dây, hình ảnh y tế, điện thoại truyền hình, nhận dạng nhân vật và nâng cao hình ảnh.[2] Tuy nhiên, chi phí xử lý khá cao với thiết bị điện toán của thời đại đó.

Điều đó đã thay đổi vào những năm 1970, khi xử lý hình ảnh kỹ thuật số tăng sinh khi các máy tính rẻ hơn và phần cứng chuyên dụng trở nên có sẵn. Hình ảnh sau đó có thể được xử lý trong thời gian thực, đối với một số vấn đề chuyên dụng như chuyển đổi tiêu chuẩn truyền hình. Khi các máy tính đa năng trở nên nhanh hơn, chúng bắt đầu đảm nhận vai trò của phần cứng chuyên dụng cho tất cả các hoạt động ngoại trừ máy tính chuyên dụng và chuyên sâu nhất. Với các máy tính nhanh và bộ xử lý tín hiệu có sẵn trong những năm 2000, xử lý hình ảnh kỹ thuật số đã trở thành hình thức xử lý hình ảnh phổ biến nhất và nói chung, được sử dụng vì đây không chỉ là phương pháp linh hoạt nhất mà còn rẻ nhất.

Công nghệ xử lý hình ảnh kỹ thuật số cho các ứng dụng y tế đã được giới thiệu vào Đại sảnh danh vọng Công nghệ Không gian Nền tảng Không gian vào năm 1994.[3]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Pragnan Chakravorty, "What Is a Signal? [Lecture Notes]," IEEE Signal Processing Magazine, vol. 35, no. 5, pp. 175-177, Sept. 2018. https://doi.org/10.1109/MSP.2018.2832195
  2. ^ Azriel Rosenfeld, Picture Processing by Computer, New York: Academic Press, 1969
  3. ^ “Space Technology Hall of Fame:Inducted Technologies/1994”. Space Foundation. 1994. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2010.

Các thông số ảnh khi xử lý

Tư vấn nhiếp ảnh và thiết bị chuyên nghiệp

Welcome to VinaCamera.com 2022 😍

Bảng kính thước ảnh thông dụng giúp bạn cắt cúp (crop) ảnh số đúng với kích thước ảnh muốn in trên giấy.

Common Photo Print Sizes

Các thông số ảnh khi xử lý


Một số lưu ý:

  • Pixel là điểm ảnh (picture element), đơn vị tính độ phân giải (resolution) của ảnh số. Độ phân giải càng lớn, ảnh càng rõ chi tiết.
  • Nếu muốn lưu giữ tệp tin ảnh (image file) ở độ phân giải lớn để bảo đảm chất lượng sử dụng sau này, không cần cúp ảnh nhỏ hơn ảnh đang có đúng theo độ phân giải trong bảng này mà chỉ cần giữ tỷ lệ (hai chiều) của ảnh đúng với tỷ lệ ảnh muốn in.
  • Chất lượng ảnh in trên giấy phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ phân giải của ảnh gốc, loại máy in, chất lượng máy in, chất lượng mực in, chất lượng giấy sử dụng in ảnh.
  • Ảnh nhỏ đem phóng to bằng phần mềm chỉnh sửa ảnh thường thường có chất lượng giảm sút, mất chi tiết hình ảnh, đặc biệt nếu phóng to hơn ảnh gốc với tỷ lệ quá lớn.

Tham khảo thêm:

  • Kích thước và chất lượng ảnh in phóng
  • Những điều cần biết về kích thước, khổ ảnh và in phóng ảnh

VinaCamera.com
2008-2010

[sf]

↑ LÊN ĐẦU TRANG ↑

Tìm hiểu các  thông số máy ảnh cơ bản là việc rất quan trọng cho người mới học nhiếp ảnh. Những thông tin này cần vừa đọc vừa thực hành, nên nếu bạn chưa có máy ảnh thì có thể tìm đến 1 số đơn vị cung cấp dịch vụ cho thuê máy ảnh để có thiết bị thực hành. Điều đó sẽ mang lại hiệu quả cao nhất.

Danh mục bài viết

  • 1 Định dạng ảnh
  • 2 Các chế độ chụp
    • 2.1 Chụp tự động hoàn toàn
    • 2.2 Chụp tự động theo khung cảnh định sẵn
    • 2.3 Chụp nâng cao
  • 3 Khẩu độ
  • 4 Tốc độ màn trập
  • 5 Độ nhạy sáng ISO
  • 6 Cân bằng trắng WB

Định dạng ảnh

Hình ảnh có thể tồn tại dưới rất nhiêù định dạng ảnh khác nhau như PNG, JPEG, GIF, RAW,… Đây là thuộc tính rất quan trọng để có được một bức hình chất lượng, xác định được định dạng ảnh phù hợp sẽ thuận tiện trong việc in ấn, đăng tải,…Hiện nay, hầu hết các máy ảnh đều có 2 định dạng flie ảnh chụp được đó là ảnh JPEG và ảnh RAW.

Các thông số ảnh khi xử lý

JPEG hay JPG là định dạng ảnh phổ biến nhất, có thể kết hợp 3 sắc đỏ, xanh dương và xanh lá để tạo nên bức hình có hơn 256 màu đến hàng triệu màu. Điều này khiến JPEG được sử dụng phổ biến, trở thành định dạng tiêu chuẩn cho máy ảnh kĩ thuật số hiện nay. Định dang JPEG được lưu với thuật toán “lossy compression”, tức là nén file làm mất một số dữ liệu màu để tiết kiệm dung lượng. Kết quả là khi xuất nhập liên tiếp sẽ khiến cho chất lượng dần giảm đi, tuy nhiên kích thước tập tin cũng được giảm đáng kể. Do vậy các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường chụp ảnh dưới định dạng RAW.

Sở dĩ như vậy vì định dạng RAW sẽ lưu lại toàn bộ thông tin mà bộ cảm biến máy ảnh nhận được, tức là mắt thường bạn có thể nhìn ảnh thật ngắm qua ống kính thế nào thì sẽ được lưu lại hệt như vậy. Đây là loại file ảnh giúp bạn chỉnh sửa hậu kì sễ dàng, và tất nhiên đi kèm với đó là dung lượng ảnh khá lớn.

Các chế độ chụp

Các chế độ chụp được phân bố và kí hiệu khác nhau trên núm xoay thường nằm trên đỉnh máy tùy tường loại camera. Tuy nhiên về cơ bản ta thường chia ra 3 lại chế độ chụp đó là tự động hoàn toàn, chụp tự động theo khung cảnh định sẵn và chụp nâng cao.

Các thông số ảnh khi xử lý

Chụp tự động hoàn toàn

Kí hiệu cho chế độ này thường có màu xanh, hình chữ nhật, hình máy ảnh hoặc chữ “auto”. Ở chế độ này, máy ảnh sẽ thực hiện giúp bạn tất cả những khâu điều chỉnh kĩ thuật như thiết lập tốc độ chụp, ISO, đèn flash,… Bạn chỉ cần thực hiện thao tác căn chỉnh bố cục bức ảnh, lấy nét và bấm chụp. Cách chụp này rất nhanh và thuận tiện cho những người không biết rõ về điều chỉnh thông số, hay những người mới chụp, chỉ sử dụng máy ảnh để ghi lại những khoảnh khắc,…

Chụp tự động theo khung cảnh định sẵn

Hầu hết mọi máy ảnh đều có chế độ này với kí hiệu chữ SCN hay SCENE, chế độ này bao gồm danh sách các chế độ chụp tự động để người dùng tùy chọn theo khung cảnh:

  • Landscape : chế độ này dùng khi bạn muốn chụp phong cảnh, ảnh càng đẹp hơn khi trong điều kiện thoáng đãng và ánh sáng đủ
  • Sport : chế độ chụp ảnh thể thao, chuyên dùng chụp những hình ảnh có đối tượng chuyển động nhanh, giảm mờ nhòe và bắt hình đứng tối đa nhờ máy ảnh tăng tốc độ chụp
  • Night : chế độ chụp ảnh ban đêm, khi điều kiện ánh sáng yếu, máy có thể tính toán đẩy ISO lên cao để hình ảnh sáng rõ hơn
  • Portrait: chụp ảnh chân dung, lấy nét rõ khuôn mặt và làm mờ background, một số máy còn có khả năng quét mắt đỏ và loại bỏ chúng
  • Flower: một số máy còn có chế độ chụp riêng dành cho hoa
  • Macro: chế độ chụp cận cảnh, máy ảnh sẽ mở khẩu đổ lớn để chụp rõ nét những vật nhỏ như côn trùng, hoa,…
    Các thông số ảnh khi xử lý

Chụp nâng cao

Các mẫu máy ảnh hiện nay không thể nào thiếu các chế độ chụp ảnh nâng cao gồm có:

  • Programme (P): chụp lập trình bằng tay, ở đó người chụp tự thiết lập các thông số kĩ thuật như ISO, EV (giá trị phơi sáng), bật hay tắt flash,… từ đó máy tự tính toán thiết lập cặp thông số tốc độ, độ mở ống kính phù hợp. Đây là chế độ mà người mới học nhiếp ảnh với ống kính rời nên tập sử dụng.
  • Apecture Priority (A/Av): chế độ này cho phép bạn điều chỉnh hiệu ứng bokeh tức hiệu ứng làm nhòe hậu cảnh đẹp đồng thời mọi thứ trong khung hình vẫn đúng nét
  • Shutter speed Priority (S/Tv): đây là chế độ rất hữu ích khi bạn muốn “dừng hình” đối tượng, kiểm soát chuyển động của đối tượng được ghi lại thông qua điều chỉnh cửa trập, khẩu độ (số f)
  • Manual (M): chế độ chỉnh tay hoàn toàn tức bạn có thể chỉnh tay mọi thông số theo kinh nghiệm và mục đích chụp ảnh của mình

Khẩu độ

Khẩu độ là gì? Khẩu độ (số f) chính là độ mở của các lá khẩu tích hợp bên trong ống kính, khẩu độ mở cho phép điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào cảm biến và có mối quan hệ mật thiết với độ sâu trường ảnh. Khẩu độ nhỏ, độ sâu trường ảnh lớn, tức mọi đối tượng hình ảnh ở xa hay gần đều được hiển thị rõ nét. Ngược lại khẩu độ lớn, độ sâu trường ảnh sẽ nông, tức những hình ảnh ở trước sẽ được lấy nét rõ, còn hậu cảnh phía sau sẽ bị mờ nhòe đi làm nền nổi bật đối tượng chính, đây còn gọi là hiện tượng bokeh (nhòe hậu cảnh).

Các thông số ảnh khi xử lý

Tốc độ màn trập

Tốc độ màn trập hay cửa trập chính là thời gian để màn trập mở cho ánh sáng đi vào cảm biến, đây là thông số giúp bạn kiểm soát chuyển động của đối tưởng khi lên ảnh. Tốc độ màn trập càng cao càng bắt kịp được chuyển động của vật thể, hình ảnh sẽ cầng rõ nét như thể vật chuyển động bị “đóng băng” lại. Đối với tốc độ cửa trập thấp hơn sẽ gây ra hiệu ứng nhòe chuyển động, người xem cũng có thể cảm nhận được đối tượng lúc chụp đang chuyển động như thế nào. Thông số này cũng được gọi là thời gian phơi sáng, vì vậy bạn có thể điều chỉnh lượng ánh sáng bằng cách đóng mở cửa trập. Tốc độ cửa trập thường được tính bằng giây như 1′, 1/2′, 1/250′,…tốc độ càng cao càng giảm lượng ánh sáng có thể đi vào, ảnh càng thiếu sáng, nên tốc độ càng thấp thì lượng ánh sáng vào càng nhiều đến mức dư sáng, vật thể di chuyển có thể bị nhòe.

Các thông số ảnh khi xử lý

Độ nhạy sáng ISO

Chắc hẳn khi chưa tìm hiểu về nhiếp ảnh bạn vẫn sẽ được nghe người ta nói nhiều về ISO. Vậy ISO là gì mà quan trọng đến vậy? Đó là độ nhạy sáng của cảm biến ảnh, thể hiện bằng các con số như 100, 200, 800…. Dải ISO tiêu chuẩn là từ 100-6400. Đối với nhiều dòng máy cao cấp như DSLR mức ISO thấp nhất đến 50 và lớn nhất lên đến 25600. Mức ISO càng cao, cảm biến máy ảnh càng nhạy hơn với ánh sáng, hình ảnh thu được càng có mức sáng cao. Vì vậy trong điều kiện thiếu ánh sáng như ban đêm hay phòng tối, bạn cần điều chỉnh nâng mức ISO lên. Tuy nhiên mức ISO càng cao cùng đôgnf nghĩa với với việc bức ảnh sẽ có nhiều hạt nhiều (các điểm ảnh bị mất màu).

Các thông số ảnh khi xử lý

Nếu bạn lo ngại về việc làm sao để quyết định ISO cho chuẩn thì cũng có thể làm theo cách an toàn là đưa máy ảnh về chế độ ISO AUTO, máy ảnh sẽ tự động quyết định độ nhạy sáng ISO tùy theo cảnh và chế độ ảnh. Đây là một tính năng rất tiện lợi, giúp ổn định ảnh khi có rung máy và nhòe chuyển động của đối tượng.

Cân bằng trắng WB

Cân bằng trắng là quá trình thay đổi màu sắc của toàn bộ bức hình sao cho tương đồng với hình thực tế mà mắt thường nhìn được, quá trình này được thực hiện ngay sau khi ảnh được định màu trên bộ xử lí máy ảnh. Cân bằng trắng đảm bảo rằng tổng thể ảnh của bạn sẽ có tông màu trắng thích hợp với nguồn sáng. Chức năng ban đầu của nó là đảm bảo rằng màu trắng xuất hiện trắng trong ảnh, ngoài ra bạn còn có thể sử dụng nó để có đổ màu cho ảnh.

Các thông số ảnh khi xử lý

Chức năng ban đầu của nó là đảm bảo rằng màu trắng xuất hiện trắng trong ảnh, ngoài ra bạn còn có thể sử dụng nó để có đổ màu cho ảnh.

Trên đây là những khái niệm cơ bản về thông số trong nhiếp ảnh. Hanoigimbal rất mong đã có thể hỗ trợ các bạn mới tìm hiểu về máy ảnh những thông tin hữu ích!

Nguồn: http://chothuegimbal.com/