Cách chăm sóc hoa lan bị héo

Cách chăm sóc hoa lan bị héo

Thời khắc hoa lan nở có lẽ là ngày mà người chơi lan mong đợi nhất. Lan nở rực rỡ và thanh cao nhưng lại dễ bị héo nụ. Từ đó khiến số lượng hoa giảm đi nhiều và để lại nhiều hụt hẫng cho người chơi lan. Vậy nguyên nhân nào khiến hoa lan bị héo nụ và làm thế nào để chữa trị? Cùng tìm hiểu trong bài viêt dưới đây nhé!

Triệu chứng

Nụ hoa khô héo, rụng, hoặc nụ bị thối đen khi vẫn còn trong lưỡi mèo. Điều này thường gặp trên dòng lan Cattleya, Dendro và Hồ Điệp.

Cách chăm sóc hoa lan bị héo

>>>Có thể bạn quan tâm: Lan đột biến mỗi năm chỉ nở một lần, liệu chỉ để ngắm?

Nguyên nhân khiến hoa lan bị héo nụ

Có nhiều nguyên nhân khiến lan bị héo nụ như: thiếu dinh dưỡng, bị nấm, vi khuẩn tấn công hoặc thay đổi môi trường. Có thể kể đến những trường hợp sau:

  • Nếu vừa mua lan về, nụ bị nổ thường do sự thay đổi điều kiện ánh sáng, nước.
  • Quá khô hoặc quá ẩm. Khi quá khô, cây rút nước từ chồi nụ gây hỏng; nước quá nhiều có thể ngưng tụ, phát triển nấm khuẩn gây thối chồi nụ từ trong vỏ. Hoặc do tưới bằng nước lạnh cũng gây sốc rụng nụ.
  • Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột
  • Không khí ô nhiễm nhiều khói bụi, khói thuốc lá, khói động cơ…
  • Ánh sáng quá yếu hoặc quá mạnh,
  • Côn trùng như rệp, bọ trĩ, ruồi vàng gây hại có thể gây rụng nụ hoặc biến dạng cấu trúc hoa sau khi nở.
  • Do phân bón khi phun tưới dính vào nụ.
  • Ngoài ra, có thể do di truyền học.
Cách chăm sóc hoa lan bị héo
Một nụ hoa bị héo đã chuyển màu

Cách chữa trị

Để khắc phục tình trang lan bị héo nụ, trước tiên phải cung cấp đủ nước và bón phân. Như vậy sẽ hỗ trợ dinh dưỡng cho lan đang ra hoa và đảm bảo đủ độ ẩm. Bạ nên sử dụng các loại phân chuyên dùng cho phong lan chứ không nên dùng các loại phân như Đạm, Kali hữu cơ. Khi tưới cây, bạn hãy chú ý chỉ tưới phần lá và rễ, không để nước bắn vào hoa lan.

Nếu lan bị héo do vi khuẩn, nấm tấn công, bạn cần dùng các loại thuốc như: Copper Oxychl Orde hoặc Physan 20. Khi thấy hoa bị héo, bạn nên cắt bỏ để dinh dưỡng của cây tập chung vào nuôi những bông hoa tươi khác.

Khi lan bị héo do môi trường thay đổi, bạn nên đưa lan từ từ trở về môi trường sống ban đầu của chúng. Không nên đột nhiên di chuyển vị trí của giỏ lan. Đặc biệt là khi lan đang trong thời kì nở hoa.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn kéo dài được thời gian chơi lan của mình!

Hiện nay, lan hồ điệp rất được mọi người ưa chuộng và trồng với số lượng lớn, bởi hoa nở màu đẹp và thời gian chơi hoa rất dài. Tuy nhiên, quá trình chăm sóc lan hồ điệp sau khi mua về cũng không đơn giản. Lan hồ điệp bị nhăn lá, héo là là những bệnh thường thấy trên loài cây này.

Cách chăm sóc hoa lan bị héo

Trong bài viết này, Fao sẽ hướng dẫn bạn cách chữa trị, phòng tránh tình trạng lan hồ điệp bị héo lá cùng với những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này để ngăn chặn bệnh kịp thời nhé.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng lan hồ điệp bị héo lá

1. Lan hồ điệp héo lá bởi nấm:

Việc di chuyển chậu lan hồ điệp tới một vị trí ẩm ướt sẽ tạo điều kiện để nấm hình thành và phát triển. Hoa lan hồ điệp có đặc điểm là rất dễ bị thối ngọn, thối rễ và cuối cùng thối lá. Thông thường, dấu hiệu nhận biết đầu tiên là lan hồ điệp bị héo lá, vàng lá.

Cách chăm sóc hoa lan bị héo

Loại nấm này có khả năng tiêu diệt lan của bạn chỉ trong một vài ngày, khi phát hiện nấm hình thành trên cây thì bạn phải nhanh chóng loại bỏ chúng để tránh lây lan bệnh sang các bộ phân khác.

2. Lan hồ điệp bị héo lá do nhận quá nhiều ánh sáng:

Nếu bạn trồng lan hoặc di chuyển chậu lan của mình tới một vị trí  có nhiều ánh nắng, khi những lá vàng xuất hiện chính là biểu hiện của việc cây nhận quá nhiều ánh sáng. Ánh sáng mặt trời khiến cho lá lan trở nên nhạt màu hơn bởi chúng có khả năng tẩy trắng những chất diệp lục trong lá của nó.

Cách chăm sóc hoa lan bị héo

Cuối cùng, lan bị cháy nắng có thể để lại giòn, hình thành dấu hiệu cháy đen trên lá, lan hồ điệp bị héo lá. Nếu gặp phải trường hợp này, hãy nhanh chóng di chuyển chậu lan của bạn tới một vị trí mát mẻ hơn, đây là cách đơn giản và nhanh nhất để cứu chúng kịp thời.

3. Lan hồ điệp bị nhăn lá do nhện cắn phá

Dấu hiệu nhận biết: Bộ phận lá lan hồ điệp bị héo lá, bị vàng và một vài nụ hoa có màu vàng, héo dần sau đó rụng.

Cách chăm sóc hoa lan bị héo

Ngoài ra lan hồ điệp bị héo lá còn bởi quá trình lão hóa bình thường (thường là một trong các lá ở vị trí dưới cùng), hay nếu có nhiều hơn một lá lan bị vàng vì nhận được quá nhiều ánh sáng hoặc quá ít phân. Hãy bón phân với liều lượng vừa đủ và giữ khoảng cách thích hợp giữa phong lan với ánh nắng trực tiếp của mặt trời.

4. Lan hồ điệp bị héo lá vì thiếu hydrat hóa

Đây có lẽ là thủ phạm thông thường nhất khiến cho lan hồ điệp bị héo lá. Hoặc là cây không được cung cấp lượng nước vừa đủ, hay tưới nước quá nhiều khiến cho rễ bị mục. Toàn bộ cây lan của bạn không thể có được nước bởi rễ không thể đưa nước lên cho cây.

Tưới quá ít nước:Quan sát nếu thấy lan hồ điệp có rễ khí mọc đâm xuyên ra ngoài chậu, nhìn vào tình trạng của những loại rễ khí này, bạn xem chúng có nhăn nheo và màu bạc trắng không?

Cách chăm sóc hoa lan bị héo

Nếu có như vậy, vấn đề cây gặp phải chính là lượng nước tưới cho cây quá ít. Hãy thường xuyên tưới nước để đảm bảo cây được cung cấp đủ độ ẩm nhé.

Tưới quá nhiều nước:

Cách chăm sóc hoa lan bị héo

Tưới nước quá nhiều sẽ khiến cho lan hồ điệp bị thối rễ và là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho lan hồ điệp bị chết đối với những người mới trồng lan.

5. Kali và vấn đề hydrat hóa:

Kali là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới việc tăng cường hydrat hóa những cấu trúc keo của huyết tương, nâng cao khả năng phân tán của chúng giúp cây có khả năng giữ nước tốt hơn, tăng cường khả năng chống hạn, tăng tính chống rét và khả năng kháng những bệnh nấm và vi khuẩn cũng cao hơn.

Bên cạnh đó, kali có công dụng giúp cây có khả năng tổng hợp những hợp chất hydrat cacbon cao phân tử như hemicellulo, cellulo, những hợp chất peptit v.v.. giúp cho những loại cây hòa thảo cứng cáp, chống đổ tốt.

Cách chăm sóc hoa lan bị héo

Kali có tác dụng là giúp cho cây tăng cường tổng hợp và tích lũy hàng loạt những loại vitamin, đảm nhận vai trò quan trọng trong đời sống thực vật. Thiếu hụt kali sẽ khiến cho sự trao đổi chất trong cây trở nên yếu kém.

Biểu hiện cho thấy lan hồ điệp bị thiếu kali có thể thấy là: Những lá già trở nên vàng sớm và bắt đầu từ bìa lá rồi tới đầu lá có thể chuyển sang màu đốm vàng hoặc bạc, bìa lá chết, bị hủy hoại và lá có biểu hiện giống như bị rách.

Cách chữa trị tình trạng lan hồ điệp bị héo lá

1. Đối với lan Hồ Điệp héo lá do nấm

Khi lan hồ điệp bị héo lá bởi nấm gây ra, việc đầu tiên không thể bỏ qua là di chuyển lan Hồ Điệp tới một nơi thông thoáng, ấm hơn nhằm tránh sự hình thành và phát triển của nấm bệnh.

Cách chăm sóc hoa lan bị héo

Khi lan hồ điệp đã bị nhiễm nấm, chỉ trong khoảng thời gian vài ngày, cây lan có biểu hiện bị thối ngọn rồi thối rễ và cuối cùng là thối lá. Lúc này, cây lan hồ điệp sẽ chết dần.

Chính vì vậy bạn cần phải nhanh chóng phun thuốc tiêu diệt nấm bệnh để đảm bảo tiêu diệt nấm triệt để và không thể lây lan sang những cây trồng khác.

Hơn nữa, bạn cần lưu ý rằng, việc phun thuốc diệt nấm nên thực hiện vào thời điểm sáng sớm thay vì chiều tối. Bởi nếu để đọng nước trên lá, thân cây là yếu tố giúp nấm hại hình thành và phát triển.

2. Lá lan hồ Điệp héo lá do nhận lượng ánh sáng quá nhiều

Khi lan hồ điệp bị héo lá bởi lượng ánh sáng chiếu vào cây quá lớn, những ánh sáng chói chang từ mặt trời khiến cho cây có hiện tượng nhanh chóng nhạt màu.

Hiện tượng này xảy ra là bởi thành phần chất diệp lục trong lá lan hồ điệp đã bị tẩy trắng, dần dần xuất hiện hiện tượng lá vàng, cháy lá xuất hiện và cuối cùng khô héo.

Cách chăm sóc hoa lan bị héo

Khi lan hồ điệp gặp phải trường hợp này, bạn cần nhanh chóng di chuyển cây tới một vị trí thông thoáng, mát mẻ hơn để cây có thể nhanh chóng hồi phục.

Khi lan hồ điệp bị héo lá, thối nhũng bởi ngập, úng nước, bạn hãy sử dụng nước rửa chén rửa sạch cây sau đó dùng dao hoặc kéo đã khử trùng để cắt bỏ tất cả những bộ phẫn lá vàng trên cây để đảm bảo cây không bị lây nhiễm mầm bệnh.

Các bước xử lý lan hồ điệp bị héo lá

Trước tiên, bạn hãy sử dụng bột quế hay bột diêm sinh hoặc có thể là thuốc diệt trùng, thuốc diệt nấm để rắc lên những vị trí vết cắt trên lá cũng như rắc lên rễ của cây lan hồ điệp.

Tiếp đến, bạn cho cây lan hồ điệp vào trong bao nylon bịt kín trước khi treo để tại một vị trí ấm và rợp mát. Treo cây như vậy trong khoảng thời gian từ 3 tới 4 tuần, cây sẽ bắt đầu hình thành rễ.

Lúc này, rễ lan đã phát triển tới chiều dài chừng 3 đến 4cm, bạn có thể đem cây ra trồng trở lại. Giá thể tốt nhất cho lan lúc này là các loại vỏ thông, than củi hoặc xơ dừa với kích cỡ trung bình.

Sau khi hoàn thiện bước trên, bạn nên dừng hẳn việc tước nước trong khoảng thời gian từ 2 tới 3 tuần, và chỉ nên dùng máy phun sương với mục đích giữ ẩm cho cây.

Cách chăm sóc hoa lan bị héo

Để đảm bảo chữa trị triệt để tình trạng la hồ điệp bị héo lá thì một tuần một lần, bạn tiến hành tưới nước cho cây, hãy tưới thật sũng để nước ngấm vào lõi vỏ cây phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ và thời tiết.

Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong về nguyên nhân, cách chữa trị tình trạng lan hồ điệp bị héo lá rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình những cây trồng khỏe mạnh, phát triển tốt và đem lại nguồn kinh tế cao cho gia đình mình nhé. Chúc bạn thành công!