Cách chữa bệnh cho người già bị trầm cảm

– Dinh dưỡng và sinh hoạt cho người cao tuổi

Người mắc bệnh thường không thể tự ăn bởi bản thân họ không nhớ giờ ăn, không đảm bảo bản thân đã ăn hay không. Vì vậy, hãy nhắc nhở người già trong nhà ăn uống sinh hoạt đúng giờ. Đồng thời, hãy chủ động xây dựng một chế độ ăn đa dạng đầy đủ dinh dưỡng theo sở thích. 

– Về vệ sinh cá nhân

Hãy chủ động nhắc nhở và chuẩn bị quần áo sẵn sau khi tắm rửa cho người cao tuổi mắc bệnh lẫn. Nhiệt độ khi tắm nên phù hợp với thời tiết để phòng tránh bỏng hay quá lạnh gây cảm lạnh. Người cao tuổi có thể cũng cần những chiếc ghế tắm hay bồn tắm đến tắm ngồi phòng té ngã.

– Giấc ngủ của già 

Đối với người già thì giấc ngủ vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị bệnh lẫn ở người già. Để người cao tuổi có giấc ngủ ngon vào ban đêm thì đầu tiên bạn hãy hạn chế để họ ngủ nhiều vào ban ngày cũng như uống quá nhiều nước vào chiều tối; bởi họ sẽ dễ dàng mất ngủ cũng như tiểu đêm. Quần áo của người già khi ngủ nên đủ ấm và đủ mát mẻ khi cần, hạn chế những bộ áo quá nhiều khóa hay nút bởi chúng chỉ đem lại rắc rối cho bạn.  Hãy lựa chọn những đôi giày hay dép ít dây buộc bởi chúng dễ làm họ bối rối và mệt mỏi.

– Không gian sinh hoạt

Không gian sinh hoạt của họ nên được giữ sạch sẽ và thông thoáng bởi phòng quá nhiều đồ đạc dễ khiến họ vấp té hay té ngã. Hãy cất những vật dụng nguy hiểm đến những nơi ít thấy bởi những thứ này sẽ dễ gây tò mò; họ sẽ tìm và tự lấy sử dụng không chủ ý gây tổn thương. 

– Sự ấm áp từ những thành viên trong gia đình

Ngoài những yếu tố bên ngoài thì hãy trò chuyện với những người mắc bệnh lẫn ở người già nhiều hơn, hãy treo ảnh gia đình và kể những câu chuyện về các thành viên trong gia đình để gợi nhớ đến những kỉ niệm trong trí nhớ của họ nhiều hơn. Không chỉ như thế, để người cao tuổi tiếp xúc với nhiều người thân trong gia đình sẽ khiến họ không cảm thấy cô đơn, nhờ đó bệnh trầm cảm cũng có khả năng thuyên giảm.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách chăm sóc cho người cao tuổi mà bạn cần biết, hãy tìm kiếm những phòng khám sức khỏe hay phòng khám chuyên khoa mắt nếu bệnh nhân có các bệnh liên quan khác. Ngoài ra, việc cân bằng chế độ ăn cũng như duy trì giấc ngủ và không gian sinh hoạt hợp lý sẽ giúp bệnh tình của người già có chuyển biến tích cực từ đó thuyên giảm ngay.

Khi tuổi tác ngày càng cao, người già rất dễ chán nản, buồn rầu nếu không nhận được quan tâm và chăm sóc đầy đủ. Nếu các tác nhân tiêu cực này ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống, họ sẽ bị trầm cảm ở người cao tuổi.

Trầm cảm (depression) biểu hiện bằng sự buồn phiền, chán nản và mất niềm tin kéo dài. Những triệu chứng này thường đi kèm theo sự suy giảm nghị lực, mất tập trung, mất ngủ, chán ăn và dẫn đến gầy yếu.

Trầm cảm đồng hành với các loại bệnh tật là một vấn đề đặc thù của người cao tuổi: bệnh lý tuyến giáp, thấp khớp, đột quỵ, tiểu đường hoặc Parkinson … đôi khi làm che giấu các triệu chứng của trầm cảm.

Thực tế cho thấy, người cao tuổi bị trầm cảm có thể không biết mình bị trầm cảm. Thay vào đó, họ than phiền về triệu chứng bệnh cơ thể như rối loạn tiêu hoá, triệu chứng bệnh tim, đau nhức cơ, rối loạn trí nhớ và khả năng tập trung, nói chung là thể lực sút kém. Khi đó, rất khó để kết luận đâu là triệu chứng bệnh thực thể, đâu là do trầm cảm.

Người già biểu hiện như thế nào thì được gọi là bị trầm cảm?

Trầm cảm có rất nhiều dạng, kể cả những dạng có nhiều các triệu chứng thực thể. Một số người cao tuổi bị trầm cảm lại hoàn toàn không hề có cảm giác buồn, nhưng họ lại có rất nhiều các dấu hiệu khó chịu vì cảm giác mệt mỏi, đau nhức triền miên không dứt. Thầy thuốc khó mà xác định các triệu chứng này do bệnh thực thể gây ra hay là do bệnh trầm cảm.

Cách chữa bệnh cho người già bị trầm cảm

Người cao tuổi có thể dễ bị trầm cảm hơn người trẻ tuổi do nhiều nguyên nhân. Ảnh minh họa.

Các chuyên gia cho biết 10% người cao tuổi ở cộng đồng có các triệu chứng trầm cảm (1 – 2% bị trầm cảm điển hình). Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn ở những người sống trong những hoàn cảnh đặc biệt, chẳng hạn như trong các trung tâm điều dưỡng, cô đơn.

Bệnh trầm cảm dễ xảy ra nhất ở những người đang mắc các bệnh thực thể như đái đường, tai biến mạch máu não, huyết áp cao, xương khớp.... Các chuyên gia ước tính ở những người cao tuổi có các bệnh lý thực thể như trên, tỷ lệ bị trầm cảm có thể lên 20 – 35%.

Nhận biết trầm cảm ở người cao tuổi không phải lúc nào cũng dễ dàng, tuy nhiên có một số dấu hiệu quyết định mà ta phải tìm kiếm. Các dấu hiệu quan trọng nhất của trầm cảm là những biến đổi về nhân cách. Người bị bệnh trầm cảm bắt đầu cảm thấy giảm sự quan tâm chú ý, mất đi các hứng thú đối với các hoạt động, các đồ vật, người thân yêu mà trước đây họ từng quan tâm, yêu quí. Người cao tuổi bị trầm cảm thường “bỏ cuộc” tách khỏi các hoạt động xã hội cũng như các thú tiêu khiển khác.

Những người cao tuổi trầm cảm dễ rơi vào trạng thái biệt lập, cô độc do tự ti. Họ thường cảm thấy khó khăn trong việc diễn đạt những cảm giác của mình thành lời, do vậy những người xung quanh không nhận ra được những bất ổn ở họ. Khi cố gắng diễn đạt những cảm giác của mình liên quan đến trầm cảm, họ lại thường tập trung vào các chủ đề khác. Chẳng hạn, họ than phiền về những nỗi lo về tài chính, vấn đề hoà thuận với các thành viên trong gia đình và thường nhất là các vấn đề về sức khoẻ.

Các dấu hiệu khác bao gồm mất sinh lực và cảm thấy mình vô dụng. Họ thường biểu lộ một cách chung chung sự không thoả mãn về cuộc sống hiện tại, ví dụ: “Tôi chẳng còn có gì để mà trông đợi nữa”.

Người bệnh có thể trở nên cáu kỉnh hay buồn rầu hơn trước đây, có thể khóc hay cảm giác muốn khóc. Họ thường hay lo lắng nhiều, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến sức khoẻ và cảm thấy khó tập trung, khó quyết định. Họ thường tự trách mình “Tôi chẳng bao giờ làm được gì đúng cả”.

Một số người cao tuổi bị trầm cảm lại không hề nói gì về những cảm giác của mình. Có thể họ cho rằng cảm giác đau khổ là biểu hiện bình thường của quá trình già hoá vì vậy họ nghĩ chẳng có gì đáng để phàn nàn, xem những cảm giác này là do bệnh nọ bệnh kia gây ra và chẳng có thể làm gì để thay đổi được.

Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm ở người cao tuổi

Nhiều người già hiện nay bị mắc chứng trầm cảm. Các yếu tố sinh học, xã hội và tâm lý đều có tác động gây nên bệnh trầm cảm ở người cao tuổi như:

- Khả năng di chuyển bị hạn chế (già yếu, tàn tật, đau ốm…);

- Bị cô lập hoặc cuộc sống cô đơn;

- Suy nghĩ tới cái chết;

- Bước vào giai đoạn hưu trí; thay đổi chỗ ở, mất mát tài sản, con cái hư hỏng, gia đình ly tán, chết chóc,.... đều là những sự kiện có thể tác động rất mạnh đến người cao tuổi.

- Khó khăn về tài chính;

- Lạm dụng chất gây nghiện kéo dài;

- Trải qua những cú sốc tâm lý (cái chết của bạn bè và người thân);

- Ở góa hoặc ly dị;

- Mắc các bệnh mạn tính.

- Yếu tố di truyền: ở một số người, trầm cảm có thể là một bệnh di truyền. Khi có người thân bị trầm cảm thì người đó cũng dễ mắc trầm cảm.

Tác hại của trầm cảm tới sức khỏe người già

Trầm cảm thường khiến người cao tuổi mất cảm giác ngon miệng, khiến họ chán ăn và dẫn đến sụt cân. Bên cạnh đó, họ còn có nguy cơ mắc phải những bệnh về thiếu chất như thiếu máu, loãng xương;

Thêm vào đó, triệu chứng mất ngủ khiến cơ thể người già không chỉ giảm sút về sức khỏe mà lại càng ốm yếu, gây ra tình trạng mệt mỏi triền miên và những căn bệnh liên quan tới thần kinh;

Cảm giác buồn chán, thất vọng và những suy nghĩ tiêu cực sẽ gây áp lực lên tim khi người bệnh thường xuyên suy nghĩ về chúng, từ đó nguy cơ mắc phải các bệnh tim mạch càng tăng cao;

Bệnh trầm cảm còn có thể ảnh hưởng tới trí nhớ của người cao tuổi. Một số người sẽ nhầm tưởng họ mắc bệnh mất trí ở tuổi già nhưng thực chất họ đang bị ảnh hưởng từ chứng trầm cảm. Càng lo lắng hay suy nghĩ về những điều đã qua hay càng bị ám ảnh bởi những thứ trong quá khứ, trí nhớ của người bệnh sẽ càng giảm sút;

Ốm yếu, mệt mỏi thường xuyên là những triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh trầm cảm ở người cao tuổi./.

Nguồn: Báo Gia đình và xã hội