Cách giảm tiết nước bọt khi mang thai

Cách giảm tiết nước bọt khi mang thai

Vì sao phụ nữ lại tăng tiết nước bọt trong thai kỳ?

Tăng tiết nước bọt khi mang thai là hiện tượng thường gặp ở nhiều mẹ bầu. Nó là một trong những thay đổi của cơ thể, cũng giống như biểu hiện xì hơi hay són tiểu khi cười.

Theo các tài liệu nghiên cứu, mỗi ngày cơ thể người có thể tiết ra trung bình khoảng 2 lít nước bọt để giúp cơ thể trung hòa axit dạ dày, chống lại những vi khuẩn có hại cho cơ thể, cải thiện tiêu hóa và giúp khoang miệng luôn ẩm ướt. 

Đối với phụ nữ mang thai, nước bọt có thể tiết ra nhiều hơn bình thường trong những tháng đầu thai kỳ. Hiện tượng này xảy ra do sự gia tăng sản xuất nước bọt hoặc giảm khả năng nuốt nước bọt.

Mặc dù nguyên nhân gây ra hiện tượng tăng tiết nước bọt trong thai kỳ chưa được xác định rõ, nhưng các bác sĩ cho rằng những yếu tố dưới đây có thể tác động đến việc sản xuất nước bọt ở bà bầu:

  • Sự thay đổi hormone của cơ thể khi mang thai.

  • Nôn mửa hoặc ốm nghén nặng trong thai kỳ.

  • Mẹ bầu bị chứng ợ nóng khi mang thai.

  • Hút thuốc lá khi mang thai.

  • Mẹ bầu mắc một số bệnh nhiễm trùng về răng miệng.

  • Có tiếp xúc với thủy ngân hoặc hóa chất độc hại trong thuốc trừ sâu.

Tăng tiết nước bọt khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Ngoài việc gây ra sự khó chịu cho mẹ bầu thì hiện tượng tăng tiết nước bọt trong thai kỳ hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt trong một số trường hợp, tăng tiết nước bọt còn mang lại một số lợi ích như:

  • Giúp bôi trơn trong khoang miệng và giúp mọi hoạt động ăn uống, nhai nuốt trở nên dễ dàng hơn.

  • Tăng tiết nước bọt khi mang thai có thể giúp thai phụ cân bằng được nồng độ axit trong dạ dày.

  • Hỗ trợ quá trình tiêu hóa và phân hủy thức ăn nhờ một số enzym được tiết ra từ nước bọt.

  • Giúp tăng khả năng kháng khuẩn trong khoang miệng và hạn chế mắc một số bệnh răng miệng trong thời gian mang thai cho thai phụ, chẳng hạn như sâu răng.

Cách giảm tiết nước bọt khi mang thai

Bà bầu bị tăng tiết nước bọt uống thuốc gì?

Tăng tiết nước bọt là vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai, tuy nhiên tình trạng này không quá nghiêm trọng và phần lớn các trường hợp cũng không cần phải dùng thuốc để điều trị.

Để kiểm soát tình trạng tăng tiết nước bọt khi mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng một số cách sau đây:

  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá khi mang thai nếu như thai phụ có thói quen này. Hút thuốc lá không chỉ làm tăng tiết nước bọt mà có còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

  • Kiểm tra tình trạng răng miệng và đảm bảo chúng luôn khỏe mạnh, không có vấn đề. Nếu có, hãy đến nha sĩ để được khắc phục sớm nhất.

  • Khi nước bọt tiết ra nhiều, mẹ bầu có thể ngậm kẹo bạc hà để dễ dàng nuốt nước bọt khi tiết ra hơn.

  • Không sử dụng thực phẩm chứa nhiều carbohydrate và tinh bột. Tốt nhất là nên chia bữa ăn ra thành nhiều bữa nhỏ.

  • Mẹ bầu nên uống nhiều nước hoặc ngậm một lát chanh hay gừng để ngăn ngừa tình trạng tăng tiết nước bọt khi mang thai.

Tóm lại, tăng tiết nước bọt khi mang thai không phải là một vấn đề nghiêm trọng nên các mẹ bầu không cần phải quá lo lắng về vấn đề này. Tuy nhiên, nếu tình trạng tăng tiết nước bọt ngày càng trở nên nghiêm trọng, gây khó chịu và tạo áp lực tâm lý thì mẹ bầu hãy thông báo với bác sĩ để được tư vấn biện pháp giảm tiết nước bọt trong thai kỳ.

Tiết nhiều nước bọt có phải mang thai không ? Đây là điều nhiều chị em quan tâm, thường gặp sau khi quan hệ không sử dụng biện pháp an toàn.

Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời ngay sau đây cùng với những cách để giúp hạn chế tình trạng bài tiết nước bọt quá nhiều.

Tiết nhiều nước bọt có phải mang thai không ? 

Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một người có thể tiết ra từ 800ml cho tới 1500ml nước bọt mỗi ngày. Tuy nhiên bạn sẽ không cảm nhận được từng đó lượng nước bọt đã tiết ra mỗi ngày nhờ vào cơ chế nuốt liên tục. Nước bọt giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn, sát khuẩn cho miệng…

Cách giảm tiết nước bọt khi mang thai
Tiết nhiều nước bọt có phải mang thai không ?

Tuy nhiên nếu như lượng nước bọt được bài tiết quá nhiều; thì có thể là tín hiệu cảnh báo của các dạng bệnh lý như trào ngược dạ dày, viêm tụy, viêm gan.

Thậm chí nếu răng miệng bạn gặp phải các vấn đề như nhiệt, viêm amidan; cũng có thể khiến cho lượng nước bọt bài tiết ra nhiều hơn so với bình thường.

Trong trường hợp bạn có quan hệ tình dục trước đó mà không sử dụng bất kỳ biện pháp an toàn nào; thì đây cũng rất có thể là nguyên nhân gây tình trạng này.

Lượng nước bọt bài tiết ra nhiều hơn thông thường, thậm chí là chảy dãi như em bé. Đây được cho là 1 tín hiệu đáng mừng, nhận biết việc bạn đang có bầu.

Những nguyên nhân khiến cho nước bọt tiết ra nhiều hơn khi mang thai

Một khi mang bầu thì cơ thể người phụ nữ sẽ có những thay đổi lớn. Việc tiết nhiều nước bọt hơn so với bình thường cũng là một điều mà mẹ bầu cần làm quen dần.

Đây là một biểu hiện hết sức bình thường khi mang bầu. Vậy nên chị em cũng không cần phải bận tâm quá nhiều.

Hiện tượng gia tăng sự bài tiết nước bọt này khi mang thai được cho là gây ra bởi một số nguyên nhân sau:

Cách giảm tiết nước bọt khi mang thai
Nguyên nhân khiến nước bọt tiết ra nhiều hơn khi mang thai

Quá trình thay đổi nội tiết tố khi mang thai

Khi mang thai thì các nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ sẽ thay đổi rất nhiều. Sự rối loạn nội tiết tố có thể khiến cho chị em gặp phải nhiều vấn đề khác nhau.

Như xuất hiện nhiều mụn trứng cá, tâm trạng lên xuống thất thường… Trong đó đáng chú ý nhất là hiện tượng tuyến nước bọt bài tiết nhiều hơn so với khi không mang bầu.

Tình trạng ốm nghén, buồn nôn

Một khi mang thai thì chị em sẽ gặp phải hiện tượng ốm nghén. Tùy vào cơ địa và thể trạng của mỗi người mà mức độ nghén nặng hay nhẹ. 

Triệu chứng dễ dàng nhận thấy nhất khi mẹ bầu nghén; chính là cảm giác buồn nôn khi sáng ngủ dậy hay tiếp xúc với mùi thức ăn…

Chính cảm giác buồn nôn này sẽ khiến cho hoạt động nuốt của các mẹ diễn ra ít hơn. Từ đó nước bọt có thể tích lại trong khoang miệng tương đối nhiều.

Thông thường thì lượng nước bọt sẽ chỉ tăng nhiều trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ. Thế nhưng nếu như mẹ bầu bị ốm nghén nặng; thì tình trạng này còn có thể kéo dài tới cả khi sinh.

Hiện tượng ợ nóng

Việc tuyến nước bọt gia tăng sự bài tiết khi mang thai cũng có thể xảy ra do hiện tượng ợ nóng. Đây là tình trạng diễn ra khi phần van giữa dạ dày với thực quản bị mở. Phần van này bị mở sẽ khiến cho hơi acid ở dạ dày đi ngược lên thực quản.

Trong quá trình mang thai thì phần bụng của người mẹ sẽ cần gia tăng diện tích để chứa trẻ. Vì thế mà dạ dày bị đẩy lên gần với thực quản hơn, khiến van bị mở. Thế nên mẹ bầu sẽ dễ gặp phải hiện tượng ợ nóng khi mang thai. 

Hơi nóng này sẽ khiến cho tuyến bài tiết nước bọt bị kích thích; gây ra hiện tượng lượng nước bọt nhiều hơn so với bình thường.

Một số nguyên nhân khác

Hai nguyên nhân kể trên là các yếu tố chính có thể khiến cho mẹ bầu bài tiết nhiều nước bọt hơn. Bên cạnh đó còn có một số lý do khác gây kích thích tuyến nước bọt như:

  • Thai phụ bị dị ứng cũng khiến cho tuyến nước bọt gia tăng hoạt động.
  • Hút thuốc lá khi mang thai hay sử dụng các chất kích thích khác như rượu, bia… cũng sẽ khiến cho răng miệng có thể mắc các bệnh lý nhiễm trùng. Tình trạng này có thể khiến cho tuyến nước bọt cũng gia tăng sự bài tiết.
  • Tiếp xúc với các hóa chất độc hại như thủy ngân, thuốc trừ sâu, khói thải… cũng là một nguyên nhân làm tăng nước bọt.
  • Việc mang thai cũng sẽ khiến cho thai phụ rơi vào tình trạng tinh thần bị căng thẳng, lo lắng quá mức. Đặc biệt là với người mới lần đầu làm mẹ thì càng dễ xuất hiện triệu chứng nước bọt bài tiết quá nhiều.
  • Nếu như nữ giới đang mang thai mà cần sử dụng các loại thuốc an thần hay chống co giật… Thì cũng có thể phát sinh tác dụng phụ nữ nước bọt tiết ra nhiều.

Những cách giúp giảm tiết nước bọt khi mang thai  

Việc tiết nhiều nước bọt có phải mang thai hay không thì có khả năng cao là như vậy. Để khẳng định chắc chắn hơn thì chị em sẽ cần sử dụng que thử thai hoặc đi khám để xác định lại.

Cách giảm tiết nước bọt khi mang thai
Một số mẹo giúp giảm tiết nước bọt trong thai kỳ

Hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa

Việc thăm khám cũng sẽ giúp cho chị em nhận được những lời khuyên thích hợp; để đảm bảo sức khỏe trong suốt thai kỳ cho cả hai mẹ con.

Mặc dù quá trình bài tiết nước bọt nhiều này không ảnh hưởng tới sức khỏe của bà bầu. Thế những cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định.

Do đó khi đi thăm khám mẹ bầu cũng có thể hỏi, nhận tư vấn về những cách giúp giảm bớt hiện tượng nước bọt bài tiết nhiều này nhé.

Ngoài những lời khuyên của bác sĩ thì mẹ bầu cũng có thể áp dụng những cách sau để hạn chế tình trạng tiết nhiều nước bọt:

Thay đổi thói quen ăn uống

Hạn chế sử dụng quá nhiều các loại thực phẩm có gốc tinh bột hay có chứa quá nhiều carbohydrate.

Thay vì ăn ba bữa mỗi ngày thì hãy chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Việc này không chỉ giúp hạn chế sự bài tiết quá đà của tuyến nước bọt; mà còn giúp mẹ bầu có thể ăn được nhiều hơn.

Bởi nhiều trường hợp khi thai nghén sẽ khiến cho chị em có hiện tượng chán ăn, bỏ bữa. Nên việc chia nhỏ khẩu phần ăn ra sẽ giúp chị em dễ hấp thụ thức ăn hơn.

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để hệ bài tiết nước bọt được hoạt động trơn tru hơn. Đồng thời cũng cần uống nước thành từng ngụm nhỏ, để kích thích phản xạ nuốt của cổ họng. Giúp cho nước bọt hạn chế sự tích tụ lại trong khoang miệng.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày; để ngăn ngừa các nguyên nhân bệnh lý viêm nhiễm răng miệng. Nếu như có thể đánh răng sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút sẽ là tốt nhất.

Một cách khá hay khác chính là nhai kẹo cao su hoặc là ngậm kẹo. Quá trình nhai hay ngậm kẹo không thể ngăn cho tuyến nước bọt bài tiết ít nước bọt đi được. Tuy nhiên sẽ giúp cho chị em có thể dễ dàng hơn trong việc nuốt xuống lượng nước bọt có ở khoang miệng.

Việc ngậm chanh hay gừng cũng sẽ giúp cho hoạt động nuốt nước bọt được hoạt động thường xuyên hơn. Từ đó làm giảm sự tồn đọng nước bọt.

Thêm vào đó việc ngậm gừng hay chanh còn giúp khử khuẩn. Giúp răng miệng hạn chế được các tác nhân gây viêm nhiễm, các bệnh lý răng miệng.

Hiện tượng tiết nhiều nước bọt có phải mang thai không? Chắc hẳn chị em sau khi tham khảo nội dung bài viết đã nắm được cho mình câu trả lời. Bên cạnh đó là những tín hiệu giúp nhận biết việc có thai sớm. Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào chị em cũng nên kiểm tra và thăm khám để xác định chắc chắn hơn.

Cách giảm tiết nước bọt khi mang thai