Cách giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng

Người bạn, người trợ giúp

"Hạn chế ra ngoài, trốn tránh bạn bè" là những suy nghĩ đã ám ảnh Hoàng, một thành viên của Trung tâm Sống độc lập, suốt bao năm qua. Quê ở Hải Phòng, bị liệt đôi chân từ nhỏ, cho nên Hoàng không thể chủ động ra ngoài, đi thăm bạn bè, đi chơi. Giữa năm 2011, biết đến Chương trình Sống độc lập, Hoàng đã mạnh dạn lên Hà Nội tham gia và nhận được sự trợ giúp của người hỗ trợ cá nhân (PA). Anh chia sẻ: "Cuộc sống của tôi trở nên dễ chịu hơn, vì tôi được giúp đỡ từ những sinh hoạt hằng ngày. Và điều quan trọng nhất, nhờ sự trợ giúp của PA mà tôi thấy mình đã dần dần làm chủ  được cuộc sống của mình".

Công việc của một PA, mới đầu bị nhiều người nhầm tưởng là nghề giúp việc, nhưng thực chất, PA là người giúp đỡ những người khuyết tật làm những công việc mà bản thân họ không thể tự làm được. Ðó có thể là những việc nhỏ trong sinh hoạt hằng ngày như ăn uống, tắm rửa, vệ sinh, di chuyển... hay những việc khó khăn hơn như đi ra ngoài, học tập, giao lưu, tham gia các hoạt động ngoại khóa... Ðây là một nghề rất phổ biến ở nước ngoài, xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2009 nhưng đến nay vẫn còn khá mới mẻ. Trung tâm Sống độc lập do Tổ chức Người khuyết tật khu vực châu Á- Thái Bình Dương, hãng Nippon Foundation, Nhật Bản tài trợ, đã tìm cách phát triển, mở rộng đội ngũ những người làm PA. Lâu nay, những người khuyết tật thường được coi như người bệnh, luôn cần sự hỗ trợ đắc lực từ phía gia đình, bố mẹ, anh em hoặc bạn bè. Nhưng không phải lúc nào người thân cũng có thể ở bên giúp đỡ. Do đó, trung tâm đã tập huấn và cung cấp nhân viên PA miễn phí cho người khuyết tật. PA là người đồng hành với người khuyết tật trong cuộc sống độc lập, đồng thời, cũng là người bạn tâm giao cùng chia sẻ vui buồn. Bởi để làm tốt được công việc này thì không phải chỉ cần kỹ năng mà còn cần tấm lòng, sự cảm thông chia sẻ. Ðặng Oanh, sinh viên Trường đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: "Chứng kiến người "đồng hành" của mình nỗ lực để có thể sống độc lập, em đã nhận ra nhiều giá trị sâu sắc về cuộc sống, nhất là có thêm nghị lực để vươn lên vượt qua khó khăn trong cuộc sống".

Kể từ khi cung cấp dịch vụ này, đã có rất nhiều người khuyết tật tìm được sự chia sẻ, cũng như sớm tìm được cơ hội hòa nhập với cộng đồng. Ngoài ra, dịch vụ PA cũng đã tạo việc làm thêm ngoài giờ học cho nhiều sinh viên. Công việc bán thời gian với mức lương hơn hai triệu đồng/tháng đã giúp nhiều bạn trẻ trang trải được một số nhu cầu của bản thân mà không phải phụ thuộc vào gia đình.

Quan tâm hơn đến người khuyết tật

Làm PA không đơn giản. Bởi khó khăn nhất đối với mỗi PA là làm thế nào để hiểu được tâm lý của người khuyết tật, hiểu được những khó khăn, thiệt thòi, mặc cảm ở họ. Do đó, người làm nghề PA đòi hỏi phải có sức khỏe, tính kiên nhẫn, và sự đồng cảm sâu sắc với người khuyết tật. Yêu cầu này không phải ai cũng đáp ứng được. Thêm nữa, nhiều bạn trẻ mới chỉ coi PA như một nghề làm thêm ngoài ngành nghề chính đang theo học. Sau khi tốt nghiệp, không ít bạn đã từ bỏ nghề PA. Ðây cũng là những trăn trở, băn khoăn chung của các trung tâm hoạt động vì người khuyết tật. Giám đốc Trung tâm Sống độc lập Hồng Hà, cho biết, ngoài vấn đề về nguồn ngân sách, chị mong muốn nhiều người sẽ biết đến nghề PA, tìm hiểu về nghề PA và người khuyết tật. Chị hy vọng PA được nhà nước công nhận là một nghề, được trả lương và thiết lập hệ thống người hỗ trợ công nhằm hỗ trợ nhiều hơn nữa người khuyết tật nặng tại cộng đồng. 

Ở nước ta hiện nay có gần 600 nghìn người khuyết tật nặng, thế nhưng, số  người khuyết tật đang được hưởng các dịch vụ hỗ trợ còn quá ít ỏi so với nhu cầu thực tế. Chị Hà cho biết, với điều kiện hiện nay, Trung tâm Sống độc lập mới chỉ cung cấp dịch vụ hỗ trợ cá nhân cho người khuyết tật thuộc ba dạng: bại não gây khó khăn cho vận động và ngôn ngữ, tổn thương cột sống, khuyết tật hai chân hoặc cả tay và chân phải dùng xe lăn. Với mong muốn nhân rộng mô hình, Trung tâm Sống độc lập đã hợp tác hội người khuyết tật của bốn thành phố: TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Ðà Nẵng, Cần Thơ, để trợ giúp, tư vấn hình thành Nhóm thực hiện Chương trình Sống độc lập, hỗ trợ người khuyết tật nặng đi những bước đầu tiên để hình thành Trung tâm Sống độc lập, thí điểm cung cấp dịch vụ PA...Những tín hiệu ấy đang tạo niềm tin, niềm vui và niềm hy vọng cho những người khuyết tật trong cả nước.

Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều chính sách quan tâm, hỗ trợ về nhiều mặt dành cho người khuyết tật (NKT), qua đó, giúp họ tự tin hòa nhập cộng đồng, vươn lên trong cuộc sống.

Cách giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng
Lãnh đạo Hội Bảo trợ NKT-TMC tỉnh cùng chính quyền địa phương và nhà hảo tâm khởi công xây dựng nhà ở cho gia đình bà Đỗ Thị Nhung, NKT đặc biệt nặng ở phường Phương Nam (TP Uông Bí).

Theo số liệu của Sở LĐ-TB&XH, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có tổng số gần 22.000 NKT, chiếm 1,7% dân số tỉnh. Trong đó, NKT nặng và đặc biệt nặng là 18.000 người, tăng 26% so với năm 2017. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến khuyết tật như: Bẩm sinh, di chứng của chiến tranh, tai nạn giao thông, tai nạn lao động... dẫn đến mất đi hoặc khiếm khuyết một bộ phận cơ thể.

Thông qua khảo sát năm 2021 của Hội Bảo trợ NKT-TMC tỉnh cho thấy, trình độ học vấn của đối tượng NKT thấp, trong đó có gần 50% ở bậc tiểu học, trình độ trung cấp 6% và đại học 3%. Số NKT làm việc trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp rất ít, chủ yếu làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ giản đơn; thu nhập bình quân hàng tháng ở mức dưới 3 triệu đồng/người, chiếm 45% tổng số NKT; hộ nghèo nhóm NKT ở mức cao, chiếm 5,18% tổng số NKT của tỉnh.

Từ thực trạng trên, những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn dành ưu tiên và ban hành nhiều cơ chế chính sách quan tâm chăm lo cho NKT để họ đảm bảo cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Đối với NKT nặng và đặc biệt nặng được Nhà nước trợ cấp hằng tháng, đồng thời được cấp miễn phí thẻ BHYT.

Theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Tại Quảng Ninh, ở kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh khóa XIV, ngày 16/7/2021 đã ban hành Nghị quyết số 21/2021/NQ-HĐND quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và các đối tượng khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đối tượng NKT nặng từ 16 tuổi đến dưới 60 tuổi được trợ cấp hằng tháng số tiền 675.000 đồng/người; NKT nặng từ dưới 16 tuổi và trên 60 tuổi được trợ cấp 900.000 đồng/tháng. Trường hợp NKT đặc biệt nặng từ 16 tuổi đến dưới 60 tuổi hằng tháng được trợ cấp 900.000 đồng/tháng; NKT đặc biệt nặng từ dưới 16 tuổi đến trên 60 tuổi được trợ cấp 1.125.000 đồng/tháng.

Đối với người nuôi dưỡng là thân nhân NKT đặc biệt nặng hỗ trợ 450.000 đồng/tháng; còn NKT đặc biệt nặng mà không còn thân nhân được hỗ trợ 725.000 đồng/tháng. Trường hợp nữ NKT mang thai và đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được hưởng thêm 450.000 đồng/tháng. Từ ngày 1/1/2023, mức chuẩn trợ cấp xã hội sinh sống ngoài cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh sẽ được nâng lên 500.000 đồng (hiện tại 450.000 đồng).

Cách giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng
Hội Bảo trợ NKT-TMC tỉnh cùng nhà hảo tâm trao tặng quà cho NKT tại lễ phát động" Nối vòng tay nhân ái vì NKT-TMC Quảng Ninh" năm 2022.

Ngoài những trường hợp đặc biệt nặng, mất khả năng lao động thì phần lớn NKT vẫn cố gắng tham gia lao động mọi lĩnh vực ngành nghề trong xã hội để nuôi sống bản thân, gia đình. Ông Ngô Quang Đức, 52 tuổi, phường Hồng Hà (TP Hạ Long) bị mất một chân từ nhỏ do di chứng của bệnh tật. Ông Đức thuộc diện NKT nặng, mỗi tháng được Nhà nước trợ cấp 675.000 đồng và được cấp thẻ BHYT miễn phí. Tuy mất đi một bên chân nhưng ông Đức đã chọn nghề cắt tóc để nuôi bản thân và gia đình.

Ông Ngô Quang Đức chia sẻ: Gần 20 năm làm nghề cắt tóc, bản thân tôi rất hạnh phúc vì không những đảm bảo cuộc sống hàng ngày mà còn nuôi con học đại học ở Hà Nội. Ông Đức là tấm gương của NKT vượt khó vươn lên hòa nhập cộng đồng. 

Bên cạnh việc trợ cấp xã hội hằng tháng, những năm qua, Quảng Ninh đã có nhiều cố gắng trong việc chăm lo, bảo trợ cho NKT góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Điển hình là Kế hoạch số 68/KH-UBND ngày 22/9/2017 của UBND tỉnh (Kế hoạch 68) về xã hội hóa việc xây dựng nhà ở cho NKT-TMC thuộc diện nghèo, cận nghèo và thực sự không có điều kiện tái tạo nhà ở trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2021. Căn cứ vào kế hoạch trên, Hội Bảo trợ NKT-TMC tỉnh đã tham mưu đề xuất UBND tỉnh và phối hợp với sở, ban, ngành tỉnh để thực hiện hiệu quả việc hỗ trợ xây dựng nhà ở cho NKT, TMC trong tỉnh.

Kết quả, sau 4 năm có 400 ngôi nhà cho NKT, TMC được xây dựng mới đạt tiêu chuẩn “3 cứng” với tổng kinh phí 76 tỷ đồng (bình quân 190 triệu đồng/nhà); trong đó, hỗ trợ theo Kế hoạch số 68 (50 triệu đồng/nhà) là 20 tỷ đồng; Quỹ vì người nghèo tỉnh hỗ trợ gần 1,9 tỷ đồng. Đây là chính sách hỗ trợ rất thiết thực có ý nghĩa nhân văn sâu sắc góp phần vào mục tiêu giảm nghèo và góp phần về đích NTM, xây dựng đô thị văn minh của tỉnh.

Dù còn nhiều khó khăn nhưng Hậu Giang luôn quan tâm, chăm lo và triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật, giúp mọi người vượt lên hoàn cảnh, hòa nhập cộng đồng.

Cách giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng

Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, thành phố Vị Thanh đến thăm hỏi, tặng quà cho gia đình người khuyết tật ở xã Vị Tân.

Gắng vươn lên để có cuộc sống tốt hơn

Dẫu hai chân bị khuyết tật, đi lại rất khó khăn, nhưng ngày ngày ông Trịnh Văn Luyến, ở ấp 1, thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy, vẫn miệt mài lao động để không làm gánh nặng cho gia đình. Trong căn sạp nhỏ ở chợ Nàng Mau, ông Luyến cặm cụi sửa quạt gió cho khách. Ông Luyến cho biết: “Tôi bị khuyết tật từ nhỏ, biết mình đi đứng bất tiện nên tôi chọn học nghề sửa ti vi, quạt gió... bởi công việc không đòi hỏi phải đi lại nhiều và phù hợp với sức khỏe của bản thân”. Dẫu mang khiếm khuyết cơ thể nhưng ông không bi quan, tự ti mà luôn nỗ lực vươn lên. Nhìn ông cố gắng lao động, mọi người càng khâm phục ý chí vượt khó của ông. Ông Luyến chia sẻ: “Thấy tôi tật nguyền mọi người cũng thương tình, hôm nào có khách cũng kiếm được vài chục đến hơn trăm nghìn đồng, nhưng cũng có ngày ngồi không, cứ bù qua đắp lại cũng tạm ổn”.

Đi đứng khó khăn, mỗi ngày ông Luyến phải đi xe Honda ôm từ nhà ra căn tiệm nhỏ, đến chiều thì về, công việc cứ tiếp tục ngày qua ngày. Ông bộc bạch: Đối với người khuyết tật như ông, có thể tự mình làm việc để kiếm thêm thu nhập là điều may mắn và hạnh phúc. Dẫu cuộc sống gia đình còn nhiều khó khăn, nhưng ông luôn cố gắng, hy vọng cuộc sống gia đình sẽ được cải thiện hơn.

Còn anh Võ Văn Nên, ở ấp Mỹ Hòa, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, bị khuyết tật ở chân do di chứng sốt bại liệt ảnh hưởng. Dù chân bị teo nhỏ, đi đứng rất bất tiện, nhưng anh gắng bỏ qua mặc cảm, vượt khó khăn của bản thân để học nghề, tự lo cho bản thân. Sau 2 năm học nghề sửa điện cơ ở Thành phố Hồ Chí Minh, anh trở về quê và mở tiệm tại nhà. Anh Nên bộc bạch: “Có thể kiếm tiền từ chính sức lao động của mình giúp tôi xóa đi suy nghĩ bản thân là gánh nặng của gia đình và xã hội”.

Cùng với ông Luyến, anh Nên, nhiều người khuyết tật trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực, cố gắng lao động để có cuộc sống tốt hơn. Toàn tỉnh hiện có trên 15.900 người người khuyết tật.

Ông Huỳnh Thành Chiến, Chủ tịch Hội Bảo trợ Người khuyết tật - Trẻ mồ côi - Bệnh nhân nghèo tỉnh, cho biết: “Dẫu mang khiếm khuyết cơ thể, nhưng người khuyết tật đừng tự ti, mà phải luôn cố gắng, vì chỉ có cố gắng mới giúp mọi người vượt lên số phận, góp phần ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng”.

Nhiều hoạt động chăm lo, hỗ trợ

Theo bà Nguyễn Thị Dung, Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam và Bảo trợ người tàn tật, Trẻ em mồ côi huyện Vị Thủy: Toàn huyện có gần 2.000 người khuyết tật. Thời gian qua, địa phương luôn thực hiện đúng, đủ các chính sách với người khuyết tật. Đồng thời, thường xuyên khảo sát, để có thể trợ giúp kịp thời những hoàn cảnh khó khăn.

Không chỉ thực hiện tốt các chế độ, chính sách, các cấp, các ngành và địa phương còn tích cực vận động xã hội hóa để hỗ trợ người khuyết tật như cấp học bổng; tài trợ phẫu thuật mắt, phẫu thuật tim, hở hàm ếch; tặng xe lăn, xe lắc; vận động hỗ trợ nhà ở… Ông Khưu Quốc Toàn, ở ấp Thạnh An, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, cho biết: “Tôi bị khuyết tật ở chân. Hàng tháng, tôi được nhận tiền bảo trợ xã hội, ngoài ra còn được tặng chiếc xe lắc. Từ ngày có xe lắc, tôi đi bán vé số, cuộc sống cũng đỡ vất vả hơn”.

Còn bà Tống Thị Đen, ở ấp 1, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh (mẹ anh bị Nguyễn Hoàng Đức bị khuyết tật đặc biệt nặng), chia sẻ: “Con tôi chẳng may bị khuyết tật, thời gian qua gia đình luôn nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương, cám ơn mọi người nhiều lắm”.

Với tinh thần tương thân, tương ái cùng với sự quan tâm chăm lo của cấp ủy, chính quyền và chung tay của cộng đồng, xã hội đã tiếp thêm niềm tin, nghị lực để người khuyết tật vươn lên, hòa nhập cộng đồng. Ông Huỳnh Thành Chiến, Chủ tịch Hội Bảo trợ Người khuyết tật - Trẻ mồ côi - Bệnh nhân nghèo tỉnh, cho biết: “Đời sống của người khuyết tật từng bước được cải thiện và nâng lên. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn người khuyết tật thuộc hộ nghèo, cận nghèo, sức khỏe hạn chế, thiếu việc làm và sống phụ thuộc vào sự trợ giúp của gia đình và xã hội. Vì vậy, cùng với thực hiện tốt các chế độ, chúng tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân, để người khuyết tật có thêm điều kiện vươn lên, ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng xã hội...”.

Tính từ năm 2021 đến nay, các cấp hội bảo trợ người khuyết tật - trẻ mồ côi - bệnh nhân nghèo trên địa bàn tỉnh đã vận động trên 20 tỉ đồng, để chăm lo, hỗ trợ cho người khuyết tật. Cụ thể, hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa 8 căn nhà tình thương, trao tặng gần 40.000 phần quà, tặng 100 xe lăn, xe lắc...

Tặng nhiều phần quà nhân kỷ niệm Ngày Người khuyết tật Việt Nam

Nhân kỷ niệm Ngày Người khuyết tật Việt Nam (18-4), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Hội Bảo trợ Người khuyết tật - Trẻ mồ côi - Bệnh nhân nghèo tỉnh, Hội Nạn nhân Chất độc da cam/Dioxin tỉnh và các địa phương thành lập đoàn đến tận nhà để thăm hỏi, động viên và trao quà cho 300 người khuyết tật. Trong đó, huyện Châu Thành A 25 phần, thành phố Ngã Bảy 25 phần, thành phố Vị Thanh 37 phần, huyện Châu Thành 37 phần, huyện Phụng Hiệp 60 phần, huyện Vị Thủy 37 phần, huyện Long Mỹ 40 phần và thị xã Long Mỹ 39 phần. Mỗi phần quà trị giá 400.000 đồng.

Bài, ảnh: BÍCH CHÂU