Cách khử mùi hôi khi luộc thịt lợn

Lưu lại bí kíp khử mùi hôi của các loại thịt luộc hiệu quả nhất

Cách khử mùi hôi khi luộc thịt lợn

Thịt luộc luôn là lựa chọn ưu tiên trong các bữa ăn gia đình bởi thịt luộc lúc nào cũng giữ được hương vị chuẩn xác và thanh mát nhất của món ăn. Tuy nhiên có thể do cách xử lý và sơ chế thịt của bạn không đúng khiến cho món thịt luộc của bạn có mùi hôi hoặc mùi gây khó chịu, vậy làm thế nào có thể khử được mùi thịt luộc khiến món ăn ngon và hấp dẫn hơn?

Hãy tham khảo ngay các mẹo dưới đây để biết cách khử mùi hôi nhé!

Cách khử mùi hôi khi luộc thịt lợn

Khử mùi hôi thịt heo

Với loại thịt heo vốn dĩ khỏe mạnh thịt luộc sẽ rất thơm và ngon, sẽ không cần đến biện pháp khử mùi hôi. Tuy nhiên vẫn có nhiều loại thịt heo có mùi hôi thì có nhiều cách để bạn có thể khử sạch:

  • Khi luộc thịt heo, cho thêm vào một củ hành đập dập, hành sẽ giúp khử mùi thịt tốt.
  • Khi thịt heo bắt đầu chín, cho thêm vài giọt rượu trắng rồi vớt ra để ráo nước, thịt sẽ không còn mùi hôi.
  • Luộc thịt heo trong nước sôi khoảng 3-5 phút rồi chắt nước đổ đi, rửa lại miếng thịt rồi chế biến thành các món khác.
  • Hớt bọt thường xuyên trong quá trình luộc thịt giúp thịt sạch và đỡ hôi hơn.

Cách khử mùi hôi khi luộc thịt lợn

Khử mùi hôi thịt vịt

Thịt vịt thường có mùi hôi rất đặc trưng, trước khi khử mùi bạn nên làm thật sạch lông vịt, đặc biệt phải làm sạch hết phần tuyến nhờn ở đuôi vịt, vì nếu không lấy hết phần này thì khi luộc lên, chất nhờn tiết ra sẽ rất hôi, khiến món vịt trở nên khó ăn hơn.

Trước khi luộc vịt ngoài việc làm sạch lông bạn nên nên chà xát vịt với chút muối, tiêu, gừng đập dập, có thể có thêm chút rượu trắng, để chừng 30 phút rồi rửa sạch, để ráo và đem luộc. Sau đó cho thêm một vài miếng gừng đập dập vào nồi luộc, làm vậy thịt vịt luộc của bạn sẽ hết mùi hôi và còn thơm ngon hơn. Bên cạnh đó có nhiều chị em còn chia sẻ thêm kinh nghiệm khử mùi hôi thịt vịt là khi luộc vịt, thay vì gừng đập dập bạn cũng có thể thêm vào củ sả đập dập, làm cho nước luộc và mùi hôi của vịt sẽ hết.

Cách khử mùi hôi khi luộc thịt lợn

Khử mùi hôi thịt bò

Thật ra rất ít người dùng thịt bò để luộc, tuy nhiên vẫn có nhiều món sử dụng bò luộc để thưởng thức. Với nhiều người, họ không thể ngửi được mùi thịt bò, vì vậy để khử được mùi gây của thịt bò, bạn có 2 cách:

  • Nướng củ gừng cho chín, sau đó cạo lớp vỏ, rồi giã nhuyễn, xát lên thịt bò, sau đó xả lại bằng nước lạnh. Sau đó đem thịt bò đi luộc chín hoặc đem nhúng, làm vậy sẽ giảm được mùi gây khó chịu của thịt bò.
  • Rửa sạch thịt bò với nước rồi dùng rượu trắng rửa lại, hoặc bạn có thể ngâm thịt bò trong rượu khoảng 15 phút rồi xả lại bằng nước sạch, khi luộc hay chế biến thịt bò sẽ thơm ngon hơn.

Cách khử mùi hôi khi luộc thịt lợn

Bên cạnh đó để chế biến thịt bò thơm ngon và hấp dẫn hơn, ngoài việc ướp với tỏi theo cách thông thường, bạn có thể nướng củ hành khô rồi giã hành, ướp cùng thịt bò và tỏi. Hành khô khi nướng lên sẽ khá thơm, vừa át được mùi gây vừa tạo nên hương vị đậm đà cho thịt bò.

Khử mùi hôi thịt dê

Khử mùi hôi và mùi gây khó chịu của thịt dê cũng có nhiều cách không kém các loại thịt trên:

  • Cắt thịt dê thành từng miếng vào nồi nước nóng, thêm ít bã rượu. Gợi ý tỉ lệ: 500g thịt dê thì thêm 500g và 25g bã rượu. Nước sôi thì vớt ra, thịt dê sẽ hết mùi gây.
  • Dùng quế khử bớt mùi gây, lúc nấu thịt dê thì lúc sôi vớt bỏ bớt mỡ.
  • Lấy một ít giấm hoặc vắt nước cốt chanh vào thịt dê, thêm ít dầu ăn, trộn đều và đem cất trong tủ lạnh vào giờ đồng hồ, mùi khó chịu của thịt dê sẽ bớt đi.
  • Bóp thịt dê với một ít rượu trắng có thêm gừng băm nhuyễn rồi xả lại bằng nước lạnh, cũng có người thay vì rượu trắng lại dùng bia để khử mùi hôi.
  • Trụng sơ thịt dê trong nồi nước sôi có thêm vài nhánh sả hoặc một hai khúc mía để giảm thiểu mùi của thịt dê.

Cách khử mùi hôi khi luộc thịt lợn

Tùy vào từng điều kiện hoàn cảnh khác nhau mà chị em có thể chọn một trong những cách trên để khử mùi thịt dê, để món ăn thêm phần hấp dẫn nhé!

Khử mùi hôi thịt cừu

Thông thường ít nhà nào sử dụng thịt cừu, tuy nhiên nếu có thì bạn vẫn nên sử dụng bí kíp khử mùi hôi dưới đây cho thịt cừu. Bởi bản thân thịt cừu đã có mùi hôi khá nặng rồi, vì vậy khi chế biến thịt cừu nên cho thêm củ cải thái nhỏ và giấm vào, cũng có thể dùng cách cơ bản là dùng gừng giã nát hòa chung với rượu ướp vào thịt, mùi hôi sẽ hết, và món ăn sẽ thơm ngon hơn.

Cách khử mùi hôi khi luộc thịt lợn


You may also like

  1. 50 công thức món ăn mặn hàng ngày ngon cơm dễ làm
  2. 3 cách nấu bò kho chuẩn 10 điểm, mềm thơm, đậm đà lại đẹp mắt
  3. 3 công thức nấu bò kho chuẩn ngon, thịt mềm thơm, đậm đà lại đẹp mắt
  4. 20 mẹo bếp núc biến con gái vụng về, hậu đậu trở thành đảm đang dễ dàng
  5. Tổng hợp 30 món bún, phở, miến, mì ngon hấp dẫn và dễ nấu tại nhà
  6. Cách làm 30 món chè, kem, thạch ngọt mát đơn giản mà ngon miệng

trở lạiCách làm cá ngừ áp chảo ngon thơm khó cưỡng

tiếp theoGợi ý thực đơn đầu tuần dễ nấu, bắt cơm

Tag:Thịt HeoThịt Vịt

  • Tags: bí quyết luộc thịt, thịt luộc, thịt heo, thịt heo cp, 3F

Với bí quyết luộc thịt chuẩn nhà hàng dưới đây chị em dù có vụng tới mấy cũng trở nên đảm đang.

Làm mất mùi hôi của thịt

Cách khử mùi hôi khi luộc thịt lợn

Làm thế nào để mất mùi hôi của thịt? (Ảnh minh họa: internet)

Khi bạn luộc thịt, muốn để thịt heo không còn mùi hôi chị em cần chuẩn bị 1 củ hành khô với 1 ít rượu trắng. Đập dập 1 củ hành khô rồi rửa thịt rửa thật sạch dưới vòi nước, sau đó thả miếng thịt heo vào nồi nước cùng củ hành đập dập phía trên vào.

Tiếp sau đó, bạn hãy luộc thịt cho tới khi thịt chín, chính mùi thơm của hành khô sẽ khử mùi hôi của thịt.

Bên cạnh đó, còn có một bí quyết khác giúp món thịt của bạn sau khi luộc vừa thơm vừa mềm tan trong miệng không ngấy. Đó là bạn hãy cho thêm vài giọt rượu vào nồi nước luộc thịt ra.

Để thịt luộc được trắng đẹp

Khi bạn muốn thịt heo trắng đẹp, không thâm sau khi luộc thì trong quá trình luộc hãy bỏ thêm một ít muối và vài giọt dấm vào nồi nước.

Tiếp theo đó, thả miếng thịt vào, đun sôi, để nước sôi khoảng 3 phút rồi vớt thịt ra, đem rửa thịt lại bằng nước ấm cho thật sạch. Bạn hãy luộc cho tới khi thịt chín đều không còn chảy ra nước màu hồng là được.

Cách khử mùi hôi khi luộc thịt lợn

Món thịt luộc chỉ ngon khi thịt chín đều không bị khô cứng (Ảnh minh họa: internet)

Luộc thịt không bị khô

Món thịt luộc chỉ ngon khi thịt chín đều không bị khô cứng, nếu thịt luộc xong bị khô ăn sẽ xơ kém ngon. Để luộc thịt mềm tan trong miệng, chị em lưu ý, nếu muốn thịt không bị khô sau khi luộc thì khi nước đã sôi khoảng 10 phút.

Tiếp đó, bạn dùng đũa tre để thử thịt, nếu thịt còn chảy ra nước màu hồng thì tiếp tục đun khoảng 5 phút nữa, còn nếu thịt đã chín thì chiếc đũa sẽ xuyên qua thịt một cách rất dễ dàng.

Theo Khỏe và đẹp

  • Tags: bí quyết luộc thịt, thịt luộc, thịt heo, thịt heo cp, 3F

← Cũ hơn Bài viết mới →

Mỗi loại thịt đều có bí quyết luộc riêng để vừa ngon, ngọt, thơm lại không hôi.

Mùa hè thời tiết nóng bức vì thế trong các bữa cơm gia đình hầu hết chị em chọn làm món luộc cho dễ thưởng thức. Các loại thịt luộc cũng được chế biến nhiều, vừa nhanh gọn lại dễ ăn. Tuy nhiên luộc các loại thịt làm sao cho ngon, mềm, thơm ngọt, không hôi thì vẫn còn nhiều người chưa biết.

Để có được những món thịt luộc hấp dẫn nhất có thể, chị em hãy tham khảo các cách làm dưới đây nhé:

1. THỊT LỢN

Phần nào của thịt lợn cũng có thể đem luộc được nhưng để mềm và ngon hơn cả thì chị em nên chọn ba chỉ, thịt chân giò...

Trước khi luộc, thịt đem rửa sạch, ngâm với chút nước một lát để cho ra bớt máu thừa, giúp nước luộc thịt trong và thơm hơn.

Khi luộc, chị em hãy cho vào thịt một củ hành đập dập vào. Hành sẽ giúp khử mùi thịt tốt. Ngoài ra, sau khi luộc thịt chín, chị em có thể cho thêm vào vài giọt rượu trắng rồi vớt ra để ráo nước, thịt sẽ không còn mùi hôi nữa và thức ăn sẽ thơm ngon. Việc hớt bọt thường xuyên cùng giúp thịt sạch và đỡ hôi hơn.

Cách khử mùi hôi khi luộc thịt lợn

2. DẠ DÀY HEO

Cách làm sạch dạ dày

Cách 1: Phổ biến nhất, bạn có thể dùng giấm, chanh, đặc biệt nếu ủ được mẻ chua để bóp dạ dày sẽ rất sạch và đánh bay mùi hôi. Lộn mặt trái, bóp kỹ các nếp gấp, dùng dao cạo sạch các mảng bám trên dạ dày. Rửa lại vài lần cho thật sạch.

Cách 2: Bạn cũng có thể đun một nồi nước, cho gừng, sả vào đun sôi, thả dạ dày vào chần qua trong vài giây. Sau đó rửa sạch lại dạ dày dưới vòi nước lạnh.

Cách luộc dạ dày cho thơm

- Cho dạ dày đã được làm sạch vào nồi, đổ ngập nước. Để dạ dày thơm và ngon hơn bạn nhớ cho một thìa muối, một củ gừng đập dập, một thìa dấm, một ít rượu vào cùng để gia vị thấm vào dạ dày trong quá trình đun.

- Sau đó đậy vung lại đun khoảng 20 phút, mở vung lấy đũa xiên thử vào miếng dạ dày thấy mềm là được. Dạ dày sau khi luộc chín thì vớt ra ngâm ngay vào bát nước lạnh để dạ dày giòn và ngon hơn.

Cách khử mùi hôi khi luộc thịt lợn

3. LÒNG HEO

- Chọn lòng

Tốt nhất chị em nên đị chợ buổi sáng để mua lòng, thời điểm này lòng sẽ được tươi mới. Ngoài ra, chị em nên chọn những khúc đầu của lòng, vì khúc đầu này sẽ dày, giòn hơn khúc cuối. Chọn những phần lòng căng tròn, dịch bên trong có màu trắng sữa.

Không chọn những đoạn lòng mỏng, bên trong có màu vàng, những đoạn lòng này sẽ rất đắng và dai.

Sơ chế lòng

Khi chọn được những đoạn lòng non ngon, tươi mới đem về, chị em chỉ cần bóp qua với muối. Không cần bóp quá nhiều và cũng không nên tuốt kỹ quá làm cho lòng dai, mất ngon. Sau khi bóp qua với muối, dùng vòi nước xả cho mất dịch bên trong rồi tuốt qua và rửa lại là được.

Luộc lòng

Đun sôi nồi nước rồi thả lòng vào luộc. khi nước sôi lại, để thêm 2-3 phút thì vớt lòng ra. Lúc này bạn có thể cắt một ít lòng xem thử nếu chín là được. Thời gian tính từ lúc thả lòng vào nồi đến lúc vớt khoảng 7-10 phút, tùy số lượng lòng.

Chuẩn bị một bát nước sôi để nguội, thêm vài giọt chanh rồi thả lòng vừa luộc xong vào (nước phải ngập lòng). Cách này sẽ làm cho lòng luôn trắng và thêm độ giòn.

Cách khử mùi hôi khi luộc thịt lợn

4. LÒNG GIÀ LỢN

Lòng già sau khi mua về đem rửa nhiều lần với nước, sau đó vuốt sạch nước ra khỏi lòng. Lưu ý khi rửa, cần dùng nước ấm vì nước ấm có thể giúp loại bỏ các tạp chất có bên trong của lòng sạch hơn.

Sau đó cho bột mì, giấm cùng một lúc vào bát lòng già, bóp đều bằng tay. Thời gian bóp khoảng 2-3 phút, sau đó lộn mặt bên trong của lòng ra, cũng bóp từ 2-3 phút. Sau đó lại rửa sạch với nước ấm nhiều lần. Bằng cách này, lòng già đã được làm sạch sẽ.

Cho lòng già vào nồi, thêm nước lạnh, rồi luộc chín. Thêm vài lát gừng cùng vài khúc đầu cây hành vào trong lúc luộc cho thơm hơn.

Cách khử mùi hôi khi luộc thịt lợn

5. THỊT VỊT

Đặc trưng của thịt vịt thường có mùi hôi vì thế, trước khi luộc chị em cần làm thật sạch lông vịt. Chú ý lấy hết phần tuyến nhờn ở đuôi vịt. Chẳng may quên phần này, lúc luộc lên, một phần chất nhờn tiết ra sẽ rất hôi.

Sau đó, bóp vịt với chút muối, tiêu, gừng đập dập, có thể cả chút rượu trắng, để chừng 30 phút rồi rửa sạch, để ráo, đem luộc. Cho một mẩu gừng hoặc sả đập dập vào nồi luộc. Như vậy vịt sẽ hết mùi hôi mà món vịt của bạn luôn thơm ngon, hấp dẫn.

Cách khử mùi hôi khi luộc thịt lợn

6. THỊT BÒ

Luộc là phương pháp thích hợp cho phần bắp bò hoặc bạn thích thịt bò cuốn cải. Cách làm khá đơn giản:

Nướng một củ gừng cho chín, sau đó cạo lớp vỏ cháy, giã nhuyễn gừng và xát lên thịt bò, sau đó xả lại bằng nước lạnh. Cuối cùng cho thịt vào luộc chín rồi thái miếng theo sở thích và thưởng thức.

Cách khử mùi hôi khi luộc thịt lợn

7. THỊT DÊ

Để khử mùi gây của thịt dê, bạn hãy bỏ thịt dê cắt thành miếng vào nồi nước nóng, thêm một ít bã rượu. Tỉ lệ như sau: cứ 500g thịt dê thêm 500g nước và 25g bã rượu. Nước sôi vớt ra, thịt dê đã hết mùi gây.

Cách khử mùi hôi khi luộc thịt lợn

8. THỊT GÀ

Luộc gà

Cho gà vào nồi, đổ nước lạnh ngập thân gà. Đun lửa tới sôi lăn tăn. Không để sôi sùng sục, vì để sôi to quá, da gà rất dễ bị nứt. Lúc này, hớt bỏ bọt và cứ để thế khoảng 7 - 8 phút.

Nướng 1 củ gừng, 1 củ hành, đập dập bỏ vào nồi nước luộc gà rồi luộc tiếp (nếu không muốn cho hành, gừng thì có thể bỏ qua bước này). Nếu là gà tơ, gà non thì luộc thêm 5 phút, còn gà già hơn chút thì luộc thêm 10 phút. Sau đó, tắt bếp, đậy vung, ngâm gà trong nước thêm 5 phút.

Để kiểm tra xem gà chín chưa có thể dùng đầu đũa chọc vào gà, nếu đũa đâm xuyên dễ dàng, nước ứa ra không có màu hồng đỏ là đã chín.

Cách khử mùi hôi khi luộc thịt lợn

Mẹo giúp da gà giòn, vàng ươm

Muốn da gà giòn, khi vớt ra thả ngay vào nước thật lạnh, khi nguội hẳn thì vớt ra, để ráo. Hơn nữa, gà luộc ngâm qua nước lạnh thì thịt săn, chắc, lúc chặt và xếp gà rất dễ, không bị vỡ nát.

Giã nát một chút xíu nghệ tươi rồi vắt lấy nước, đem trộn với mỡ gà đã rán vàng. Khi thấy gà ngâm nước lạnh xong, vớt ra, đã ráo nước thì quét một lớp mỏng hỗn hợp này đều lên phần da gà. Đảm bảo da gà sẽ vàng ươm, thậm chí trông rất căng và bóng.

Minh Hằng (tổng hợp) (Phụ nữ Việt Nam )