Cách làm giò phù trúc

Giò lụa chay là món ăn được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon, dễ ăn của nó. Bạn đã biết cách làm giò chay chưa? Nếu chưa thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn cách làm món chay thông dụng này nhé!

Hướng dẫn cách làm giò lụa chay bằng đậu xanh

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Cách làm giò lụa chay đậu xanh

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Nấm hương ngâm nước lạnh cho mềm, rửa sạch, cắt nhỏ.
  • Lá mơ rửa sạch, thái sợi.
  • Lá chuối dùng khăn mềm thấm nước lau sạch rồi cho vào nồi luộc sơ qua cho mềm.

Bước 2: Sơ chế đậu xanh

  • Đậu xanh đem ngâm trong nước khoảng 4 giờ, rửa sạch, để ráo.
  • Cho đậu xanh vào nồi hấp hấp khoảng 20 phút đến khi chín đều là được.
  • Tiếp theo, bạn lấy đậu xanh ra cho vào máy xay xay nhuyễn (hoặc có thể cho vào cối giã), đổ ra bát tô.

Bước 3: Gói giò

  • Cho đậu xanh, nấm hương, lá mơ, 1 thìa canh bột năng, 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường vào bát tô, trộn đều.
  • Trải 3 lá chuối xếp chồng lên nhau ra mâm, quết một ít dầu ăn lên lá (cho chống dính). Tiếp theo, bạn cho phần nhân vào lá chuối cuộn tròn.
  • Gấp đầu lá chuối ở 2 bên lại, dùng dây lạt buộc chặt. Lưu ý: Do đậu xanh rất khó gói nên bạn cần bọc giò qua lớp giấy bạc bên ngoài để định hình giò lụa.

Bước 4: Hấp chả

Xếp cuốn giò lụa chay đậu xanh vào nồi hấp hấp trong khoảng 30 phút.

Bước 5: Trình bày và thưởng thức

Sau khi hoàn thành xong các bước làm giò lụa đậu xanh, bạn lấy giò ra, bóc bỏ lớp lá bọc bên ngoài, cắt thành miếng vừa ăn rồi thưởng thức thành quả của mình.

>> Có thể bạn quan tâm: 3 cách làm mọc ngon, giòn, đơn giản tại nhà

Hướng dẫn cách làm giò chay từ váng đậu và tỏi tây

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 500g váng đậu
  • 1 nhánh tỏi tây
  • Lá chuối
  • Lạt buộc
  • Gia vị: 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê đường, 1/3 thìa cà phê hạt tiêu xay, 1/2 thìa canh bột đao
  • Dụng cụ: Nồi hấp, chảo chống dính, máy xay đa năng, bát tô, thìa…

Cách làm giò chay váng đậu

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Tỏi tây rửa sạch, cắt nhỏ, cho lên chảo phi thơm.
  • Lá chuối dùng khăn mềm thấm nước lau sạch, để khô.

Bước 2: Sơ chế váng đậu

  • Váng đậu cắt thành miếng nhỏ, đem ngâm trong nước lã khoảng 20 phút cho mềm.
  • Đun sôi nồi nước, cho váng đậu vào luộc, vặn nhỏ lửa, đun đến khi váng đậu chín thì vớt ra, để ráo.
  • Tiếp theo, bạn cho váng đậu, tỏi tây vào máy xay xay nhuyễn.
  • Nêm 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa canh đường, 1/3 thìa cà phê tiêu xay, 1/2 thìa canh bột đao, trộn đều.

Bước 3: Gói giò

  • Trải lá chuối ra mâm, quết một ít dầu ăn lên lá (cho chống dính), đổ váng đậu vào rồi gói tròn lại.
  • Gấp đầu lá chuối ở 2 bên lại, dùng dây lạt buộc chặt.

Bước 4: Hấp giò

Xếp giò vào nồi hấp hấp trong khoảng 1 giờ.

Bước 5: Trình bày và thưởng thức

Sau khi thực hiện xong các bước làm giò chay bằng váng đậu, bạn lấy giò ra, bóc bỏ lớp vỏ bọc, cắt thành miếng vừa ăn rồi thưởng thức thành quả của mình.

Hướng dẫn cách làm giò chay bằng tàu hũ ky và hành boa rô

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 500g tàu hũ ky
  • 3 cái gốc hành boa rô
  • Gia vị: 10g muối, 10g hạt nêm cho món chay, 10g hạt tiêu trắng
  • Lá chuối
  • Lạt buộc
  • Dụng cụ: Nồi hấp, chảo, bát tô…

Cách làm giò chay tàu hũ ky

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Hành boa rô rửa sạch, cho vào chảo phi vàng, vớt ra đĩa có lót giấy thấm dầu.
  • Lá chuối dùng khăn mềm thấm nước lau sạch rồi cắt thành những miếng nhỏ có chiều ngang khoảng 15cm.

Bước 2: Sơ chế tàu hũ ky

Tàu hũ ky khô đem ngâm với nước ấm khoảng 1 giờ, vớt ra, vắt khô. Nếu bạn dùng tàu hũ ky tươi thì đem rửa sạch bằng nước ấm đến khi không còn vẩn đục thì vắt khô, để ráo.

Bước 3: Ướp gia vị làm giò chay

Cho tàu hũ ky, 1 thìa cà phê dầu ăn, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê tiêu xay, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu, 1/2 thìa cà phê hạt nêm chay, trộn đều.

Bước 4: Gói giò chay tàu hũ ky

  • Trải 2 tấm lá chuối ra mâm, cho tàu hũ ky vào góc lá, cuộn tròn lại, dùng lạt buộc xung quanh phần giữa thân chả lụa.
  • Sau khi đã cố định giò bằng lạt, bạn gấp 1 đầu lá chuối lại rồi dựng chả lên, ấn đều nguyên liệu xuống, cắt 2 miếng lá chuối nhỏ rồi phủ lên trên giò. Cuối cùng bạn dùng lạt buộc cố định lại để đòn giò được kín.
  • Làm cố định với đầu đòn giò bên kia, buộc thêm 2 lạt ở giữa để đòn giò được chắc và kín.

Bước 5: Hấp giò chay tàu hũ ky

Xếp các đòn giò vào nồi hấp hấp trong khoảng 3 giờ.

Bước 6: Trình bày và thưởng thức

Sau khi thực hiện xong các bước làm giò chay bằng tàu hũ ky, bạn lấy giò ra, bóc bỏ lớp vỏ bọc, cắt thành miếng vừa ăn rồi thưởng thức thành quả của mình.

Hướng dẫn cách làm giò lụa chay bằng bột mì

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 100g bột mì căn
  • Lá chuối
  • Lạt buộc
  • Gia vị: Bột tỏi, hạt nêm chay, hạt tiêu…
  • Dụng cụ: Nồi hấp, chảo, máy trộn bột, bát tô…

Cách làm giò chay bột mì

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Lá chuối rửa sạch, để ráo nước.
  • Cho bột mì cùng 3 thìa cà phê hạt nêm chay, 3 thìa cà phê hạt tiêu, 3 thìa cà phê bột tỏi, 1/2 bát nước nhỏ vào máy trộn bột, trộn đến khi bột tạo thành khối, quánh dẻo là được.

Bước 2: Gói và hấp giò

  • Trải lá chuối ra mâm, đổ hỗn hợp bột mì vào lá rồi gói chặt lại.
  • Sau khi gói xong, bạn cho vào nồi hấp hấp khoảng 30 - 45 phút.

Bước 3: Trình bày và thưởng thức

Sau khi thực hiện xong các bước làm giò chay bằng bột mì, bạn lấy giò ra, bóc bỏ lớp vỏ bọc, cắt thành miếng vừa ăn rồi thưởng thức thành quả của mình.

>> Xem thêm: 

Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn thực hiện thành công 4 cách làm giò lụa chay này. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Nếu có nhu cầu đặt mua các sản phẩm đồ gia dụng như chảo chống dính, nồi hấp… hay muốn tham khảo thêm nhiều thực đơn hằng ngày khác, bạn hãy truy cập website META.vn hoặc liên hệ đến hotline dưới đây của chúng tôi:

Tại Hà Nội:

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

Tại TP. HCM:

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

>> Tham khảo thêm:

Gửi bình luận

Xem thêm: cách làm giò chay, chả đòn chay, thực đơn hằng ngày

Phù trúc là một nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong chế biến các món chay, món mặn. Đây là một sản phẩm được làm từ nguyên liệu thiên nhiên, bổ dưỡng và dễ chế biến. Vì vậy, hôm nay, Nghề Bếp Á Âu sẽ cùng các bạn tìm hiểu phù trúc là gì, nguyên liệu, cách làm phù trúc.

Cách làm giò phù trúc
Phù trúc dạng cuốn (Ảnh: Internet)

Phù trúc là gì?

Phù trúc hay còn gọi là tàu hũ ky hoặc váng đậu là một sản phẩm làm từ hạt đậu nành. Đậu nành ngâm mềm, xay nhuyễn, lọc bỏ bã và nấu sôi. Trong quá trình nấu đậu, một lớp đậu mỏng chứa nhiều đạm và chất béo không no sẽ hình thành trên bề mặt nồi sữa đậu. Người ta chỉ việc vớt lớp màng mỏng này và phơi khô để thành phù trúc.

Ban có thể mua phù trúc ở dạng tươi hay khô, dạng cuốn hay miếng mỏng đều được. Sản phẩm này được dùng phổ biến trong các món chay, lagu, cà ri và để gói các loại há cảo Trung Quốc.

Phù trúc mỏng và rất dính, nên thường được xếp thành một xấp khi bán. Trước khi dùng, người ta thường chiên sơ để tàu hũ ky được cứng hơn.

Hướng dẫn làm phù trúc ngon nhất

Cách làm giò phù trúc
Cách làm phù trúc khá đơn giản nhưng cần sự khéo léo (Ảnh: Internet)

Cách làm phù trúc rất đơn giản với nguyên liệu duy nhất là đậu nành. Vì vậy, nếu bạn lo lắng các sản phẩm phù trúc bên ngoài không đảm bảo chất lượng và vệ sinh thì bạn hoàn toàn có thể tự làm chúng tại nhà chỉ với một vài bước đơn giản.

Bước 1: Để có những mẻ phù trúc thơm ngon, chất lượng thì điều bạn cần thực hiện đó chính là chọn đậu nành. Đậu nành được chọn đó phải là đậu mới, hạt tròn, bóng, chắc, có màu vàng nhạt đẹp mắt, không bị mốc.

Bước 2: Khi đã chọn được những hạt đậu chất lượng, bạn đem đậu ngâm trong nước ấm khoảng 8 tiếng tùy thuộc vào nhiệt độ bên ngoài. Nếu thời tiết nóng, thời gian ngâm có thể ít hơn thời tiết lạnh. Bạn phải đảm bảo rằng, hạt đậu phải nở đều và mềm.

Bước 3: Cho đậu vào máy xay với nước theo tỷ lệ 1 kg đậu 7 lít nước. Sau khi xay xong, bạn dùng túi lọc, lọc bỏ bã đậu và tiến hành nấu phần nước cốt đậu.

Bước 4: Cho tất cả phần nước đậu xay vào nồi và nấu ở nhiệt độ 70 độ C. Lúc này, trên bề mặt của nước đậu sẽ hình thành một lớp váng màu vàng nhạt. Đó chính là phù trúc. Bạn phải thật khéo léo lấy phần váng đó ra và mang đi xử lý tùy sở thích dùng phù trúc tươi hay khô. Nhưng đa phần, phù trúc chế biến đều được mang phơi khô để bảo quản dễ hơn và sử dụng được lâu hơn.

Bước 5: Bạn tiếp tục nấu ở nhiệt độ ổn định, sau khi lấy xong lớp phù trúc đầu tiên, lớp kế tiếp sẽ hình thành và cứ thế cho đến khi phần nước đậu xay cạn. Lưu ý rằng mặc dù cách làm phù trúc khá đơn giản nhưng đòi hỏi bạn phải thật cẩn thận nhất là trong khâu thu thành phẩm nhé.

Đơn giản như vậy là bạn đã có một nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn khác nhau rồi. Còn chần chừ gì mà không thử ngay cách làm phù trúc nào!

Đọc thêm bài viết: Tương Hột (Tương Hạt) Là Gì? Cách Làm Tương Hột