Cách ngắt nhịp bài thơ Đi học

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi phần Khởi động trước lớp: Em thường kể với người thân những chuyện gì về trường lớp của em?

- GV chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn:

+ Làm việc cá nhân

·        Quan sát các bức tranh, nhớ lại các hoạt động ở trường học.

·        Nhớ lại những điểu em thường hay kể với người thân vế trường học.

·        Chuẩn bị nội dung trả lời.

+ Làm việc nhóm: Lần lượt từng HS phát biểu trong nhóm, nói về những điều mình thường hay kể với người thân về trường lớp. Các HS khác lắng nghe, trao đổi, góp ý.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp, yêu cầu các HS lắng nghe, nhận xét, góp ý.

- GV nhận xét các bạn nói tốt và động viên các bạn còn gặp khó khăn trong việc trình bày.

- GV mời HS nêu nội dung tranh minh hoạ bài đọc.

- GV nhận xét, chốt: Tranh vẽ cảnh con đường làng uốn lượn, xung quanh là cảnh làng quê rất đẹp. Trên đường có hai bạn nhỏ đeo cặp đang tung tăng chạy nhảy, các bạn đang cười đùa rất vui. Đây có lẽ là đường đi học của các bạn nhỏ, khung cảnh rất yên bình. Hai bạn nhỏ đang đi học hoặc đi học về, nhìn các bạn rất vui. Chúng ta cùng đọc bài xem khi đi học, các bạn có những niềm vui gì.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Đọc đúng và rõ ràng bài thơ Đi học vui sao, biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ; nhận biết được các đặc điểm của một bài thơ như khổ thơ, vần,...; bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài thơ qua giọng đọc.

b. Cách thức tiến hành:

- GV đọc cả bài, giọng đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV hướng dẫn đọc:

+ Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai (VD: nắng, trong lành, làn gió, nương lúa, cổ tích, náo nức, nô đùa, vẽ tranh, chín vàng,../).

+ Cách ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2:

Sáng nay/ em đi học

Bình minh/ nắng xôn xao

Cô dạy múa/ dạy hát

Làm đồ chơi/ khéo tay

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp 5 khổ trước lớp.

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, mỗi HS đọc một khổ, đọc lần lượt nối tiếp 1-2 lượt.

- Sau khi làm việc theo cặp, GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Đọc nhẩm toàn bài một lượt.

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp 5 khổ trước lớp.

- GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc Đi học vui sao.

b. Cách thức tiến hành:

Câu 1.

- GV nêu câu hỏi 1: Bạn nhỏ đi học trong khung cảnh như thế nào?.

- GV yêu cầu HS chuẩn bị câu trả lời, sau đó trao đổi theo cặp để thống nhất câu trả lời.

- GV mời 2 – 3 HS phát biểu ý kiến, các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

- GV nhận xét, chốt đáp án: Bạn nhỏ đi học trong khung cảnh bình minh nắng xôn xao, gió trong lành, mát rượi, gió lướt nhẹ trên má của bạn ấy.

- GV có thể nói rõ thêm: Đó là một khung cảnh đẹp, bình yên, thể hiện cảm xúc rất vui vẻ, hào hứng của bạn nhỏ khi đi học.

- GV đặt câu hỏi liên hệ: Khi em đi học, cảnh vật xung quanh như thế nào?

- GV mời 2 HS trả lời trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá.

Câu 2.

- GV mời 1 HS đọc to câu hỏi 2: Những trang sách bạn nhỏ được học có gì thú vị?.

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, chuẩn bị câu trả lời phát biểu trước lớp.

- GV mời 2 - 3 HS trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, chốt đáp án: Những trang sách mới rất thom, có lẽ là mùi của giấy, của mực. Trong trang sách có hình ảnh nương lúa, cánh cò dập dờn, có những câu chuyện cổ tích rất hay.

- GV nói thêm: Mỗi khi đọc sách, ngoài việc tiếp nhận những điều hay của nội dung sách, các em có thể cảm nhận sách bằng rất nhiều giác quan. Các em dùng tai nghe tiếng lật giấy, dùng mắt xem tranh, đọc chữ, dùng mũi ngửi mùi giấy, mực, dùng tay sờ vào giấy. Vì thế, mỗi quyển sách đều mang lại rất nhiều điều thú vị cho người đọc, giống như bạn nhỏ trong bài thơ đã cảm nhận.

Câu 3.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3 trước lớp: Tìm những chi tiết thể hiện niềm vui của các bạn trong giờ ra chơi.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm:

+ Đọc kĩ lại bài thơ để tìm khổ thơ nói về giờ ra chơi.

+ Quan sát tranh gợi ý và tìm chi tiết trong khổ thơ nói về niềm vui của các bạn trong giờ ra chơi.

+ Từng bạn phát biểu ý kiến, cả nhóm góp ý. Mỗi nhóm cử 1 bạn trình bày ý kiến trước lớp.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm phát biểu.

- GV nhận xét, chốt đáp án: Chi tiết các bạn náo nức nô đùa và túm tụm, say sưa vẽ tranh.

- GV đặt câu hỏi liên hệ: Khi ra chơi, các em thường làm gì? Các em thích làm gì nhất? Em cảm thấy thế nào sau mỗi giờ ra chơi?

- GV nhận xét, đánh giá.

Câu 4.

- GV đọc câu hỏi 4: Nêu cảm xúc của bạn nhỏ khi tan học.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ để chuẩn bị câu trả lời, sau đó trao đổi theo cặp về câu trả lời của mình.

- GV mời 3 - 4 HS phát biểu trước lớp.

- GV thống nhất câu trả lời: Khi tan học, lòng bạn nhỏ vui xốn xang. Các hành động của bạn cũng thể hiện cảm xúc rất vui như ùa chạy, hát theo nhịp chân bước.

Câu 5.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 5 trước lớp: Em cảm thấy thế nào khi nghe tiếng trống tan trường?

- GV gợi ý: Em có thể nêu cảm xúc nói chung khi nghe tiếng trống tan trường. (VD: Mỗi khi nghe tiếng trống tan trường, em đều rất vui, giống như bạn nhỏ trong bài thơ), hoặc cảm xúc sau khi kết thúc một buổi học cụ thể (VD: Em không có cảm xúc vui giống bạn nhỏ trong bài thơ. Hôm qua, khi tan trường, em rất buồn. Vì trong giờ ra chơi em và bạn Lan giận nhau),...

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, nêu cảm xúc của mình trong nhóm. GV khuyến khích HS nêu thêm lí do khiến HS có cảm xúc đó. Cả nhóm nhận xét, góp ý.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời trước lớp.

- GV khen ngợi những HS trình bày tốt, rõ ràng, mạch lạc.

Hoạt động 3: Học thuộc lòng

a. Mục tiêu: Học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu bài thơ Đi học vui sao.

b. Cách thức tiến hành:

- GV hướng dẫn học thuộc lòng:

+ Làm việc cá nhân: Đọc lại nhiều lần từng khổ thơ trong ba khổ thơ đẩu để học thuộc.

+ Làm việc theo cặp, theo nhóm:

·        Đọc nối tiếp (hoặc đọc đồng thanh) từng câu thơ/ từng khổ thơ.

·        Câu thơ/ khổ thơ nào chưa thuộc, có thể mở SGK ra để xem lại.

- GV mời một số HS xung phong đọc những khổ thơ mình đã thuộc.

- GV nhận xét, góp ý.

- HS đọc yêu cầu phần Khởi động.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- Các nhóm trình bày trước lớp, cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe, nhận xét.

- HS quan sát tranh và nêu nội dung.

- HS đọc thầm theo.

- HS phát âm theo GV.

- HS đọc ngắt nhịp theo GV.

- 2 HS đọc bài trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- 2 HS đọc nối tiếp 5 khổ trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm câu hỏi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- Một số HS phát biểu, cẩ lớp nghe và nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS nghe, suy nghĩ để trả lời.

- 2 HS trả lời trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS đọc câu hỏi 2.

- HS thực hiện.

- 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc câu hỏi 3.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- 2 – 3 nhóm phát biểu. VD: Những chi tiết thể hiện niềm vui của các bạn trong giờ ra chơi: nô nức nô đùa, khi mệt thì túm lại say sưa vẽ tranh.

- HS lắng nghe.

- HS chia sẻ. VD: Khi ra chơi, em thường đọc truyện Doraemon. Em thích được ngồi ở thư viện để đọc truyện. Sau mỗi giờ ra chơi, em cảm thấy tinh thần rất thoải mái.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm câu hỏi 4.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- 3 - 4 HS phát biểu trước lớp. VD: Cảm xúc của bạn nhỏ khi tan học là vui xốn xang.

- HS lắng nghe.

- HS đọc câu hỏi 5.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- Đại diện 2 – 3 nhóm trả lời trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS đọc đoạn thơ mình đã thuộc trước lớp. Cả lớp hỗ trợ (nếu bạn quên).

Giáo án điện tử Tập đọc 1

VnDoc.com xin gửi đến các thầy cô giáo án điện tử môn Tập đọc lớp 1 bài “Đi học", mời các bạn cùng tải về sử dụng. Đây là bài giáo án rất chi tiết, mạch lạc, nêu rõ được mục đích cần đạt được của cả cô và trò, hỗ trợ thầy cô soạn giáo án lớp 1 chính xác và hiệu quả.

Giáo án Tập đọc lớp 1 bài Đi học

I/ Mục tiêu:

- Học sinh đọc trơn được cả bài, phát âm đúng các tiếng, từ ngữ khó: trường, giữa rừng, tre trẻ, xòe, ... Biết đọc ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ: hương rừng, tre trẻ, ... và nội dung bài tập đọc.

- Ôn các vần: ăn, ăng.

II/ Đồ dùng dạy-học:

- Gv: Tranh minh họa nội dung bài dạy....

- Học sinh: Sgk, hộp chữ tiếng việt....

III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:

TIẾT 1

1/ Khởi động: Hát vui (1p)

2/ Kiểm tra bài cũ: (5-7p)

- Gọi hs đọc lại bài Cây bàng và trả lời câu hỏi sgk.

3/ Dạy bài mới: (25p)

a/ Giới thiệu bài: Đi học.

b/ Nội dung các hoạt động:

TL

HOẠT ĐỘNG DẠY

HOẠT ĐỘNG HỌC

20P

* Hoạt động 1: Luyện đọc bài.

- Mục tiêu: Hs đọc đúng tiếng, từ khó. Câu, đoạn, cả bài theo yêu cầu của gv.

- Cách tiến hành:

+ Gv đọc mẫu cả bài.Gọi hs đọc.

+ Cho hs đọc thầm tìm tiếng, từ khó.

+ Gọi hs đọc nối tiếp từng câu và nêu tiếng, từ khó trong câu. (ghi bảng tiếng, từ khó hs tìm). Kết hợp giải nghĩa từ: hương rừng, tre trẻ, thầm thì, ...

+ Hd hs luyện đọc tiếng, từ khó.

+ Luyện đọc câu.

+ Luyện đọc đoạn (1 khổ thơ là 1 đoạn).

+ Luyện đọc cả bài.

+ Theo dõi 2 hs đọc.

+ Thực hiện yêu cầu gv.

+ Thực hiện yêu cầu gv.

+ Đọc theo hd của gv.

+ Đọc nối tiếp 1hs đọc 1 câu.

+ Đọc cá nhân.

+ Đọc: cn-n-đt.

2p

Nghỉ giữa tiết.

Hát vui.

8p

* Hoạt động 2: Ôn vần.

- Mục tiêu: Giúp hs tìm được tiếng trong và ngoài bài có vần: ăn, ăng.

- Cách tiến hành:

+ Bài 1: Tìm tiếng trong bài có vần ăng.

+ Bài 2:Tìm tiếng ngoài bài có vần ăng, ăn.

+ Thi đua tìm nhanh.

+ Thi đua tổ ghép bảng cài.

2p

Nghỉ chuyển tiết cho hs thi đua đọc lại bài.

TIẾT 2

20P

* Họat động 3: Luyện đọc và tìm hiểu bài.

- Mục tiêu: Giúp hs đọc tốt và hiểu được nội dung bài học.

- Cách tiến hành:

+ Gv đọc mẫu lần 2.

+ Cho hs luyện đọc đoạn, cả bài.

+ Gọi hs đọc đoạn 1.

? Hôm qua bạn nhỏ tới trường với ai.

? Vì sao hôm nay bạn nhỏ đến trường một mình.

+ Gọi hs đọc đoạn 2.

? Trường của bạn nhỏ như thế nào.

? Trường của bạn nhỏ có ai.

+ Gọi hs đọc đoạn 3.

? Đường đến trường có những cảnh gì đẹp.

+ Gọi hs đọc cả bài.

? Đọc các câu thơ trong bài ứng với nội dụng mỗi tranh.

? Cả bài tập đọc nói về điều gì.

+Nhận xét, kết luận và gd hs yêu mến ngôi trường và cô giáo.

+ Cho hs đọc lại cả bài.

+ Theo dõi.

+ Đọc theo hd của gv.

+ 2 hs.

. Phát biểu, nhận xét.

+ 2hs.

. Phát biểu, nhận xét.

+ 2hs.

. Phát biểu, nhận xét.

+ 2hs.

. Phát biểu, nhận xét.

+ Bạn nhỏ đã tự đến trường, đường từ nhà đến trường rất đẹp, ngôi trường rất đáng yêu và có cô giáo hát rất hay

+ Đọc đồng thanh.

2p

Nghỉ giữa tiết.

Hát vui.

8p

* Hoạt động 4: Hát.

. Hướng dẫn hs hát bài hát Đi học.

+ Hát theo hd của gv.

4/ Củng cố: 4p

- Gọi hs đọc lại cả bài và trả lời câu hỏi sgk/131.

5/ Hoạt động nói tiếp: 1p

- Nhắc hs xem lại bài, nhận xét tiết học.

6/ Rút kinh nghiệm:

......................................................................................................................

Ngoài Giáo án Tập đọc lớp 1 bài Đi học trên, các em học sinh lớp 1 còn có thể tham khảo toàn bộ đề thi học kì 1 lớp 1 hay đề thi học kì 2 lớp 1 mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Toán 1 và Tiếng Việt 1 hơn.