Cách nhận biết một đề văn thuyết minh là gì

Mỗi loại văn bản được sử dụng để diễn đạt những nội dung khác nhau. Có thể là văn bản hành chính, công vụ, văn bản nghị luận nhưng loại văn bản hay được sử dụng nhất là văn bản thuyết minh. Trong chuỗi bài hướng dẫn học và ôn tập ngữ văn trung học cơ sở này chúng tôi sẽ giới thiệu về loại văn bản này. Nếu bạn muốn biết văn bản thuyết minh là gì thì cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Cách nhận biết một đề văn thuyết minh là gì

Văn bản thuyết minh là gì?

Trả lời cho câu hỏi văn bản thuyết mình là gì? Có định nghĩa như sau: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Nó cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân … của sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giải thích.

Cách nhận biết một đề văn thuyết minh là gì
Văn bản thuyết minh là gì

Khác với văn trừu tượng, văn thuyết minh phải được người viết trình bày một cách chính xác, chặt chẽ, rõ ràng với mục đích cung cấp thông tin chuẩn xác cho người nghe, không đan xen các yếu tố tưởng tượng hay thêm bớt, nói quá.

Ví dụ về một số đề văn thuyết minh

  • Giới thiệu về một nhân vật lịch sử cụ thể
  • Giới thiệu về một vùng quê, một khu vực địa lý
  • Giới thiệu về một vài món đặc sản, hay món ăn cụ thể nào đó
  • Giới thiệu về vị thuốc, thảo dược có lợi cho sức khỏe
  • Giới thiệu về một loài hoa, loài vật có trong tự nhiên,…

Đặc điểm chính văn bản thuyết minh

  • Cung cấp tri thức khách quan về nhiều vấn đề, sự vật, sự việc trong đời sống thực.
  • Nó có phạm vi sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống.
  • Cách trình bày phải rõ ràng, ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động.

Những yêu cầu khi viết một bài văn thuyết minh

  • Cần quan sát, tìm hiểu, tích lũy tri thức về sự vật, hiện tượng cần thuyết minh.
  • Nắm bắt bản chất đặc trưng của sự vật, hiện tượng cần thuyết minh.
  • Cần làm nổi bật tất cả các đặc điểm chính về đối tượng mà ta cần thuyết minh một cách chi tiết, đúng sự thật và mạch lạc.

Các phương pháp thuyết minh

Có 6 phương pháp thuyết minh chính mà các bạn cần ghi nhớ gồm:

* Phương pháp thuyết minh định nghĩa, giải thích

Định nghĩa, giải thích về một danh từ, tính từ, sự việc, sự vật… Ví dụ như định nghĩa tam giác là gì hay giải thích vì sao một tam giác là tam giác vuông

Ví dụ: Mô là một tập hợp tế bào chuyên hóa (cùng chất gian bào), có cấu tạo giống nhau cùng nhau thực hiện một chức năng nào đó trong cơ thể người và động vật.

* Phương pháp liệt kê

liệt kê những thông tin mà đối tượng có như một chiếc xe đạp thì có các bộ phận như bánh xe, yên xe, sườn xe, cổ xe…

Ví dụ: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm…

Cách nhận biết một đề văn thuyết minh là gì

* Phương pháp nêu ví dụ

Nêu một ví dụ cụ thể về một việc nào đó. Ví dụ nêu ra ví dụ về sự nguy hiểm của virus corona vớ: Sử dụng số liệu cho trước hoặc có sẵn để thuyết minh.

Ví dụ: Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la)

* Phương pháp so sánh

So sánh theo tính chất tương đồng để làm nổi bật đối tượng cần thuyết minh.

Ví dụ: Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất.

* Phương pháp phân loại, phân tích

Là phương pháp quan trọng nhất, vì nó thể hiện được tính sâu sắc và cụ thể để làm một bài văn thuyết minh ấn tượng và đầy đủ nhất.

Ví dụ: Muốn thuyết minh về ngôi nhà, có thể chia ra từng phần: vị trí ngôi nhà, số tầng, vật liệu tạo ra ngôi nhà, màu sơn

Lưu ý: Có thể kết hợp nhiều phương pháp thuyết minh trong cùng một bài, nhưng lưu ý cần lựa chọn và sử dụng thích hợp.

* Phương pháp dùng số liệu

Làm vấn đề được rõ hơn bằng cách sử dụng số liệu, nhiều nhất là con số để tạo ra sức thuyết phục cho đặc điểm và vai trò của đối tượng.

Ví dụ: Một tượng phật ở Nhạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc, cao 71m, vai rộng 24m, trên mu bàn chân tượng có thể đỗ 20 chiếc xe con.

Cách bước làm một bài văn thuyết minh

Cách nhận biết một đề văn thuyết minh là gì

Bước 1: Xác định đối tượng thuyết minh

  • Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết.
  • Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp.
  • Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng.

Bước 2: Lập dàn ý chi tiết 

Bước 3: Viết bài văn thuyết minh hoàn chỉnh

Cũng như các loại văn bản khác, khi viết văn bản thuyết minh cũng chia thành 3 phần gồm:

  • Mở bài: giới thiệu về đối tượng thuyết minh.
  • Thân bài: Trình bày cấu tạo, đặc điểm, lợi ích, cách sử dụng… của đối tượng cụ thể.
  • Kết bài: Trình bày thái độ với đối tượng.

Xem thêm >>> Những kỹ năng làm bài văn thuyết minh hay nhất 

Cách làm một số đề văn thuyết minh

Đề bài 1: Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh của quê hương em.

Ta có thể giới thiệu vị trí, địa điểm, các cảnh đẹp nổi bật nhất về thắng cảnh đó. Những giá trị văn hóa và kinh tế mà thắng cảnh đó mang lại.

Đề bài 2: Thuyết minh về một văn bản mà em đã học 

Ta có thể chọn bất kỳ một bài thơ, bài văn nào đã từng học trước đó như bài mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải. Sau đó giới thiệu sơ qua về tác giả, năm sáng tác và mục đích sáng tác. Sau đó mô tả nội dung và các biện pháp nghệ thuật mà tác phẩm có.

Đề bài 3: Giới thiệu cách làm một đồ dùng học tập mà em đang sử dụng 

Ta giới thiệu về chất liệu, cách làm theo đúng trình tự và yêu cầu thành phẩm.

Vừa rồi, bạn đã tìm hiểu về văn bản thuyết minh là gì và cách làm một bài văn thuyết minh. Hy vọng những kiến thức mà Thư viện khoa học cung cấp sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập. Đừng quên chia sẻ bài viết tới bạn bè xung quanh nhé. Chúc bạn học tốt!

Một trong những phương pháp để mọi người có thể truyền tải thông tin tới người đọc, người nghe đó là thuyết minh. Hiện nay, văn bản thuyết minh được sử dụng phổ biến bởi thông qua văn bản thuyết minh, người đọc dễ dang tiếp cận được nhưng thông tin, hiểu được nội dụng của vấn đề đang đề cập đến một cách rõ ràng. Ngoài ra, nó mang những đặc điểm khác biệt với các thể loại văn bản khác.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu Văn bản thuyết mình là gì và những đặc điểm, yêu cầu khi viết của văn bản thuyết minh để có thể truyền tải được hết ý của văn bản đến người đọc. Trong phạm vi bài viết này, Tổng đài 1900 6557 sẽ cung cấp cho bạn đọc những vấn đề liên quan đến Văn bản thuyết minh.

Văn bản thuyết minh là một thể loại văn bản thông dung được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày, văn bản thuyết minh cung cấp cho người đọc tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, hậu quả của sự vật, hiện trượng trong đồi sống xã hội bằng việc kết hợp nhiều phương thức trình bày, giải thích.

Đặc điểm của văn bản thuyết minh

Bên cạnh thắc mắc “Văn bản thuyết minh là gì?”, Quý vị còn thắc mắc về đặc điểm của văn bản thuyết minh. Văn bản thuyết minh có một số đặc điểm như sau:

– Văn bản thuyết mình là thể loại văn bản thông dụng, được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày, cung cấp cho bạn đọc những kiến thức khách quan về những vấn đề, sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội

– Văn bản thuyết minh có phạm vi sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày;

– Khi viết một văn bản thuyết minh, người viết phải, trình bày một cách rõ rang, mạch lạc, những dẫn chứng trong văn bản thuyết minh cần chính xác, chặt chẽ và sinh động để truyền tải được hết ý của người viết đến với người đọc.

Yêu cầu khi viết một văn bản thuyết minh

Khi soạn văn bản thuyết ninh, người viết cần phải chú ý một số yêu cầu sau:

– Khi bắt đầu viết văn bản thuyết minh về một vấn đề, hiện tượng nào đó trong đời sống, người viết trước hết phải quan sát sự vật, hiện trượng đó để tìm hiểu về tính chất, đặc điểm của chúng;

– Cần nắm chắc những đặc điểm và tính chất của sự vật, hiện tượng cần được thuyết minh;

– Khi viết bài, người viết cần làm nổi bật các đặc điểm chính của sự vật, hiện tượng cần thuyết minh sao cho việc truyền tải thông tin đến người đọc một cách nhanh chóng và dễ hiểu nhất.

Các phương pháp thuyết minh

Trong một bài văn thuyết minh, người viết có thể sử dụng kết hợp các phương pháp để làm văn bản thuyết minh trở nên sinh động và gây ấn tượng hơn với người đọc. Những phương pháp thuyết minh mà bạn đọc có thể tham khảo như sau:

– Phương pháp thuyết minh nêu định nghĩa, giải thích: Trong phương pháp này, người viết có thể nếu định nghĩa bằng cách định nghĩa, giải thích sự vật, sự việc đó. Ví dụ như định nghĩa hình tròn là gì, Chứng minh một hình có hai cạnh bằng nhau…

– Phương pháp liệt kê: Ở phần này, người viết có thể liệt kê những bộ phận của hiện tượng, sự việc đang được nhắc đến. Ví dụ như Bộ phần của một chiếc bàn học bao gồm mặt bàn, chân bàn, ngăn kéo…

– Phương pháp nêu ví dụ: Người viết cũng có thể ví dụ cụ thể về một việc nào đó để chứng minh những lập luận của mình là đúng. Ví dụ như nêu ra sự gia tăng của dịch sốt xuất huyết thông qua thống kê của bộ y tế, chứng minh sự gia tang dân sô thông qua thống kê hàng năm…

– Phương pháp so sánh: Để nhấn manh và làm nổi bật về sự vật, hiện tượng, người viết có thể so sánh hiện tượng này với những hiện tượng khác có nét tương đồng.

– Phương pháp Phân loại, phân tích: Đây được coi là phương pháp quan trọng và được sử dụng nhiều nhất trong văn bản thuyết minh. Vì mục đích của văn bản thuyết minh là nhằm giúp cho người đọc hiểu được bản chất, đặc điểm, công dụng của sự vật, hiện tượng nên để làm nổi bật được mục đích đó, bắt buộc người viết phải sử dụng đến phương pháp phân loại và phân tích.

Ngoài ra, những phương pháp thuyết minh khác chỉ đóng vai trò bổ trợ cho phương pháp phân tích, phân loại giúp cho bài văn thuyết minh trở nên ấn tượng và đầy đủ nhất.

Tính chất của văn bản thuyết minh

Toàn bộ kiến thức được trình bày trong văn thuyết minh đòi hỏi tính chính xác, khách quan không xuất phát từ ý kiến chủ quan của con người. Vì thế mà người viết cần có sự tìm hiểu về sự vật, hiện tượng đó trước khi trình bày. Đem lại kiến thức bổ ích cho người nghe như dạng trang bị thêm thông tin.

Thể loại văn này khác với văn nghị luận, miêu tả, tự sự, toàn bộ thông tin phải được cung cấp đúng sự thật, không mang tính chất hư cấu. Bởi vậy mọi người khi có nhu cầu đọc văn này sẽ nhận được thông tin mà mình mong muốn chuẩn nhất. Tránh trường hợp hiểu sai dẫn tới nhiều việc sai lầm. Con người sẽ vận dụng kiến thức này vào cuộc sống để thực hiện công việc có lợi cho mình.

Văn bản này gắn liền với tư duy khoa học ở trình độ sâu, đòi hỏi sự chính xác. Người làm văn bản phải trải qua quá trình tìm hiểu, điều tra, nghiên cứu, học hỏi kiến thức để thể hiện cụ thể, rõ ràng nhất. Thông dụng nhất chúng ta thường thấy văn bản thuyết minh trình bày cấu tạo, chức năng, cách dùng,…để con người hiểu.

Các văn bản thuyết minh quan trọng là yếu tố xác thực luôn được đặt lên hàng đầu để đánh giá chất lượng. Phân tích kỹ nghĩa của từ thuyết minh, trong đó thuyết là thuyết phục, minh là chứng minh. Đó chính là dùng lập luận, lý lẽ dẫn chứng để giải thích cụ thể, làm sáng tỏ vấn đề.

Tính chất của thể loại này là độ chính xác cần cao độ, người viết có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực mình viết và trình bày. Số liệu tìm hiểu chuẩn, không ước chừng hay vay mượn ở nơi khác.

Ngôn ngữ diễn đạt trong văn bản cô đọng, dễ hiểu, rõ ràng, chính xác và lịch sự. Không viết kiểu văn dài dòng, mơ hồ hay văn vẻ, trừu tượng trong thể loại thuyết minh này.

Trên đây là những phân tích của chúng tôi về câu hỏi Văn bản thuyết minh là gì? Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến câu hỏi trên, vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 đề được tổng đài giải đáp. Xin cảm ơn!