Cách tính tần số dao động

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 12 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian.

Bài viết này đã được xem 64.802 lần.

Tần số, hay tần số sóng, là phép đo tổng số dao động ghi nhận được trong một khoảng thời gian xác định. Tùy thuộc vào các thông tin có sẵn mà bạn có thể tính được tần số theo cách này hay cách khác. Bài viết này sẽ đề cập một số cách phổ biến và hữu dụng nhất để tính được tần số sóng.

Trở lại câu hỏi chính của bài viết: Công thức tính chu kỳ, tần số, tần số góc của dao động điều hòa lớp 12 viết như nào? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

• Công thức tính tần số góc của dao động điều hòa

 

Trong dao động điều hòa ω được gọi là tần số góc.

Giữa tần số góc, chu kỳ và tần số có mối liên hệ ở công thức trên, vậy nên ta có:

• Công thức tính Chu kỳ của dao động điều hòa

 

Chu kỳ (T) của dao động điều hòa là khoảng thời gian để vật thực hiện một dao động toàn phần. Đơn vị là (s).

  • Cách tính tần số dao động

    Mẫu đơn xin ly hôn mới nhất năm 2022 như thế nào?

  • Cách tính tần số dao động

    Mẫu hợp đồng lao động mới nhất năm 2022

  • Cách tính tần số dao động

    Cách dùng và ý nghĩa sâu xa của lời chúc Best Wishes For You

  • Cách tính tần số dao động

    FE2O3 + H2SO4 ĐẶC NÓNG CÓ RA SO2 KHÔNG?

  • Cách tính tần số dao động

    Hướng dẫn tra cứu thông tin bảo hiểm y tế mới nhất năm 2022

  • Cách tính tần số dao động

    Bài thu hoạch chính trị hè 2022 không thể bỏ qua

  • Cách tính tần số dao động

    Mẫu đơn xin ly hôn mới nhất năm 2022 như thế nào?

  • Cách tính tần số dao động

    Mẫu hợp đồng lao động mới nhất năm 2022

  • Cách tính tần số dao động

    Cách dùng và ý nghĩa sâu xa của lời chúc Best Wishes For You

  • Cách tính tần số dao động

    FE2O3 + H2SO4 ĐẶC NÓNG CÓ RA SO2 KHÔNG?

  • Cách tính tần số dao động

    Hướng dẫn tra cứu thông tin bảo hiểm y tế mới nhất năm 2022

  • Cách tính tần số dao động

    Bài thu hoạch chính trị hè 2022 không thể bỏ qua

  • Dựa vào định nghĩa: Tần số là số dao động mà vật thực hiện được trong một giây. Vậy tần số f = Số dao động / Thời gian để thực hiện số dao động đó.

    Công thức: f = N : t

    Trong đó: f là tần số (Hz); n là số dao động; t là thời gian vật thực hiện được n dao động (s).

    B. Ví dụ minh họa

    Ví dụ 1: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây:

     A. Tần số là thời gian vật thực hiện được 10 dao động

     B. Tần số là số dao động vật thực hiện trong thời gian 2 ngày.

     C. Tần số là thời gian vật thực hiện được 1 dao động.

     D. Tần số là số dao động vật thực hiện trong thời gian 1 giây.

    Tần số là số dao động vật thực hiện trong thời gian 1 giây.

    Chọn D

    Ví dụ 2: Đơn vị của tần số là

     A. Héc (Hz)

     B. Giây (s)

     C. Mét trên giây (m/s)

     D. Ben (B).

    Đơn vị của tần số là Héc (Hz).

    Chọn A

    Ví dụ 3: Trong 20 giây, một lá thép thực hiện được 2000 dao động, tần số dao động của lá thép là:

     A. 20 Hz

     B. 100 Hz

     C. 2000 Hz

     D. 40000 Hz.

    Số dao động lá thép thực hiện trong 1 giây là: 2000 : 20 = 100 Hz

    Vậy tần số dao động của lá thép là 100 Hz.

    Chọn B.

    C. Bài tập tự luyện

    Câu 1: Một dây đàn dao động trong 2 giây thực hiện được 1000 dao động thì tần số dao động của dây đàn là:

     A. 1000 Hz

     B. 500 Hz

     C. 250 Hz

     D. 200 Hz

    Số dao động dây đàn thực hiện được trong 1 giây là: 1000 : 2 = 500 Hz

    Vậy tần số dao động của dây đàn là 500 Hz.

    Chọn B

    Câu 2: Một vật nặng buộc chặt vào dây mảnh treo vào một điểm cố định được gọi là con lắc. Một con lắc thực hiện được 20 dao động trong 10 giây. Tần số dao động của con lắc là:

     A. 2 Hz

     B. 2s

     C. 0,5 Hz

     D. 0,5s

    Tần số dao động của con lắc là: 20 : 10 = 2 Hz.

    Chọn A

    Câu 3: Có hai con lắc, trong cùng một khoảng thời gian con lắc thứ nhất thực hiện được 10 dao động, con lắc thứ hai thực hiện được 15 dao động. Tần số dao động của con lắc nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần ?

     A. Tần số dao động của con lắc thứ nhất lớn hơn và lớn hơn 1,5 lần.

     B. Tần số dao động của con lắc thứ hai lớn hơn và lớn hơn 1,5 lần.

     C. Tần số dao động của con lắc thứ nhất lớn hơn và lớn hơn 3 lần.

     D. Tần số dao động của con lắc thứ hai lớn hơn và lớn hơn 3 lần.

    Vì trong cùng một khoảng thời gian t, con lắc thứ nhất thực hiện được 10 dao động, con lắc thứ hai thực hiện được 15 dao động.

    Tần số của con lắc thứ nhất là : 10/t

    Tần số của con lắc thứ hai là: 15/t

    Tỉ số về tần số của con lắc thứ hai so với con lắc thứ nhất là: 15/t : 10/t = 1,5

    Vậy tần số dao động của con lắc thứ hai lớn hơn và lớn hơn 1,5 lần.

    Chọn B

    Câu 4: Người ta đo được tần số dao động của một số dao động như sau:

    Hãy xác định dao động nào có tần số lớn nhất ?

     A. Vật dao động có tần số 100 Hz

     B. Trong một giây vật dao động được 70 dao động

     C. Vật dao động có tần số 200Hz

     D. Trong một phút vật dao động 1500 dao động.

    Trong một giây vật dao động được 70 dao động tức là tần số là 70 Hz.

    Trong một phút vật dao động 1500 dao động, đổi 1 phút = 60 giây.

    vậy tần số của dao động là: 1500 : 60 = 25 Hz.

    Như vậy vật dao động có tần số 200 Hz là vật có tần số lớn nhất.

    Chọn C

    Câu 5: Em hãy tính tần số dao động của một con lắc biết rằng nó thực hiện được 180 dao động trong thời gian 1 phút.

    Đổi 1 phút = 60 giây

    Số dao động trong 1 giây là: 180 : 60 = 3 Hz

    Vậy tần số dao động là 3 Hz.

    Câu 6: Một người đếm được trong 2 giây một con lắc thực hiện được 1 dao động. Vậy trong một giờ con lắc đó sẽ thực hiện được bao nhiêu dao động?

    Đổi 1 giờ = 60 phút = 3600 giây.

    Trong một giờ con lắc đó sẽ thực hiện được số dao động là:

      3600 : 2 x 1 = 1800 dao động.

    Vậy trong 1 giờ, vật thực hiện được 1800 dao động.

    Câu 7: Một vật dao động với tần số 2 Hz. Hỏi sau bao lâu thì vật thực hiện được 200 dao động.

    Tần số là số dao động thực hiện được trong 1 giây.

    Vật dao động với tần số 2 Hz tức là trong 1 giây vật thực hiện 2 dao động.

    Để vật thực hiện được 200 dao động cần thời gian là: 200 : 2 = 100 giây.

    Vậy sau 100 giây, vật sẽ thực hiện được 200 dao động.

    Câu 8: Một vật thực hiện được 15 dao động trong một giây. Khi nó dao động như thế ta có nghe được âm thanh của nó không? Muốn nghe được âm thanh của nó thì cần phải làm cho nó thực hiện ít nhất bao nhiêu dao động trong một giây?

    Một vật thực hiện được 15 dao động trong một giây tức là vật có tần số 15 Hz.

    Vì tai người chỉ nghe được các âm có tần số từ 20 Hz đến 20000 Hz, nên ta không nghe được âm thanh của vật này. Muốn nghe được âm thanh của nó thì cần làm cho nó ít nhất có tần số 20 Hz, tức là nó thực hiện 20 dao động trong một giây.

    Câu 9: Vật A trong thời gian 2 phút thực hiện được 5400 dao động. Vật B trong thời gian 3 phút thực hiện được 8640 dao động. Hỏi vật nào phát ra âm thanh cao hơn? Vì sao?

    Đổi 2 phút = 120 giây; 3 phút = 180 giây.

    Tần số dao động của vật A là: 5400 : 120 = 45 Hz

    Tần số dao động của vật B là: 8640 : 180 = 48 Hz.

    Vì 48 Hz > 45 Hz, vậy B có tần số cao hơn vật A nên vật B phát ra âm cao hơn.

    Câu 10: Khi tiến hành thí nghiệm, có 4 bạn học sinh ghi được các kết quả vào bảng sau:

    Cách tính tần số dao động

    Em hãy sắp xếp các vật mà âm thanh phát ra theo thứ tự từ âm trầm đến âm bổng.

    Tần số dao động của vật 1 là: 150 : 10 = 15 Hz

    Tần số dao động của vật 2 là: 270 : 30 = 9 Hz

    Tần số dao động của vật 3 là: 1350 : 15 = 90 Hz

    Tần số dao động của vật 4 là: 4590 : 60 = 76,5 Hz.

    Âm có tần số càng lớn thì âm đó càng bổng.

    Vậy theo thứ tự từ âm trầm đến âm bổng là: vật 2; vật 1; vật 4; vật 3.

    Câu 11: Trong 20 giây, một lá thép thực hiện được 6000 dao động. Hỏi dao động của lá thép có phát ra âm thanh hay không? Tai người có thể cảm nhận được âm thanh do lá thép đó phát ra không? Tại sao?

    Tần số dao động của lá thép là: 6000 : 20 = 300 Hz.

    Lá thép dao động nên nó phát ra âm thanh, tai người có thể cảm nhận được âm thanh do lá thép phát ra. Vì tai người nghe được các âm có tần số 20 Hz đến 20000 Hz.

    Câu 12: Khi tiến hành thí nghiệm, các học sinh ghi được các kết quả vào bảng sau:

    Cách tính tần số dao động

    a. Em hãy sắp xếp tần số dao động của các vật theo thứ tự giảm dần.

    b. Cho biết những âm thanh nào mà ta có thể nghe được? Tại sao?

    Tần số dao động của vật A là: fA = 4950 : 50 = 99 Hz

    Tần số dao động của vật B là: fB = 2160 : 120 = 18 Hz

    Tần số dao động của vật C là: fC = 8750 : 250 = 35 Hz

    Tần số dao động của vật D là: fD = 100 : 5 = 20 Hz

    Tần số dao động của các vật theo thứ tự giảm dần là: fA; fC; fD; fB

    Tai người nghe được các âm có tần số 20 Hz đến 20000 Hz, nên ta có thể nghe được các âm do vật A, C, D phát ra.

    Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

    Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

    CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

    Phụ huynh đăng ký mua khóa học lớp 7 cho con, được tặng miễn phí khóa ôn thi học kì. Cha mẹ hãy đăng ký học thử cho con và được tư vấn miễn phí. Đăng ký ngay!

    Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

    Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

    Cách tính tần số dao động

    Cách tính tần số dao động

    Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

    Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

    Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 7.

    Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.