Cách trị giun đũa chó chó tại nhà

Các câu hỏi liên quan đến Bệnh sán chó (Bệnh giun đũa Toxocara) thường gặp ? Bài viết này sẽ thông tin chi tiết đến bạn những thông tin cụ thể về bệnh sán chó: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chống.

Bệnh giun đũa chó Toxocara hay còn gọi là bệnh sán chó do giun tròn ký sinh thường được tìm thấy trong ruột của chó (Toxocara canis) khoảng 80% và mèo (T. cati) khoảng 20 %. Do phần lớn lây nhiễm từ chó nên thường gọi là bệnh giun đũa chó hay (sán chó). Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến bệnh sán chó: 

Trước khi đi tìm hiểu các câu hỏi liên quan đến bệnh sán chó (Bệnh giun đũa chó Toxocara), bạn cần tìm hiểu kỹ bệnh sán chó là gì ? Truy cập bài viết dưới đây để tham khảo thông tin cụ thể Bệnh sán chó – Bệnh giun đũa chó Toxocara:

http://trungtamxetnghiembmt.com/tin-tuc/benh-giun-dua-cho-tocoxara-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-phong-chong

1. Bệnh sán chó lây nhiễm cho con người như thế nào?

Ấu trùng từ phân chó và mèo phát tán ra môi trường bên ngoài, ấu trùng gây bệnh sán chó có thể tồn tại trong môi trường tự nhiên nhiều ngày và phát tán ra môi trường.

Từ môi trường ấu trùng phát tán trong tự nhiên dính vào vật dụng có thể lây nhiễm bệnh sán chó cho con người qua ăn uống, qua da và niêm mạc. Trẻ em có thói quen cho tay vào miệng là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ trẻ nhiễm bệnh sán chó cao.

Cách trị giun đũa chó chó tại nhà
Bệnh nhân bị nổi mề đay ngứa do nhiễm sán ch

2. Nhà tôi không nuôi chó tôi có nguy cơ nhiễm sán chó không?

Nhà bạn không nuôi chó những bạn và người thân vẫn có thể nhiễm bệnh sán chó. Vì nang ấu trùng sán chó có thể tồn tại trong môi trường tự nhiên, phát tán ra môi trường, dính vào lá rau, thực phẩm và vật dụng. Bạn có thể bị nhiễm bệnh qua ăn rau sống, thực phẩm chưa được nấu chín…

3. Bệnh sán chó có nguy hiểm không?

Phần lớn mọi người nhiễm bệnh sán chó ít nguy hiểm đến tính mạng cho dù khi bị nhiễm ấu trùng sẽ qua thành ruột rồi vào máu, chu du trong dòng máu đi khắp cơ thể. Số ít bệnh nhân nhiễm bệnh lâu ngày không được điều trị có thể gây bệnh tim mạch với cơn co thắt mạnh vành, bệnh về mắt, mắt mờ, lực giảm, thâm chí mù loà.

Bệnh sán chó có thể gây tổn thương các mô da, mẩn ngứa da dị ứng, thay đổi mầu da từng vùng, có trường hợp mầu da biến đổi toàn thân từ làn da bình thường chuyển sang mầu đen. Sán chó thể nặng làm tổ trong não lâu ngày gây nên ổ viêm trong não, tổn thương tổ chức quanh mô não, gây liệt và có thể từ vong. 

4. Tại sao bệnh sán chó lại gây mẩn ngứa da dị ứng?

Khi cơ thể nhiễm ấu trùng sán chó lâu ngày không được điều trị, ở trong máu ấu trùng sán chó tiết ra chất độc, khiến cơ thể nhận biết đó là một dị nguyên lạ và cơ thể sinh ra kháng thể chống lại dị nguyên đó, gây nên hiện tượng mẩn ngứa da dị ứng.

Cách trị giun đũa chó chó tại nhà
Ngứa, nổi mề đay là triệu chứng khá phổ biến ở người nhiễm ký sinh trùng giun sán

5. Làm sao để biết được cơ thể đang bị nhiễm bệnh sán chó?

Bệnh sán chó thường thường âm thầm ít có biểu hiện triệu chứng. Số ít người bệnh có biểu hiện mệt mỏi uể oải, cảm giác châm chích, nhột nhột dưới da khó chịu, làm việc kém tập trung. Vì vậy để biết được cơ thể có bị nhiễm sán chó hay không thì nên khám bác sĩ chuyên khoa. Tại đây bác sĩ sẽ cho bạn làm những xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh giun sán cụ thể.

6. Bệnh sán chó có trị khỏi không, bao lâu dứt bệnh?

Hiện nay bệnh sán chó có thể trị dứt hoàn toàn sau 1 đến 3 liệu trình. Mỗi liễu trình từ 7 đến 15 ngày. Thời gian dứt bệnh từ 1 đến 3 tháng. Việc điều trị quan trọng nhất là đánh giá tình trạng, mức độ bệnh của từng người qua việc khám lâm sàng và xét nghiệm. Bác sĩ chuyên khoa phối hợp thuốc để tăng tác dụng hiệp đồng giúp thuốc nhanh chóng tác động đến ấu trùng, tiêu diệt chúng trong các mô và trong máu. Sau khi điều trị ấu trùng sẽ chết và được bạch cầu thực bào, đào thải ra ngoài theo cơ chế bạch cầu dọn dẹp, không ra theo phân như sán dây bò, giun đũa…

7. Khám bệnh sán chó ở đâu?

Bạn nên đến phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng để khám và xét máu, sau khi có kết quả xét nghiệm bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng sẽ kê toa thuốc cho bạn về nhà điều trị và hẹn ngày tái khám xét nghiệm lại.

Tại ĐăkLăk, nếu bạn có nhu cầu xét nghiệm Bệnh Sán chó – xét nghiệm Ký sinh trùng tại BMT, hãy đến Trung tâm xét nghiệm BMT – 170 Đinh Tiên Hoàng. Chúng tôi chuyên các xét nghiệm Ký Sinh Trùng – Chỉ trong 2h xét nghiệm sẽ có kết quả. Sẽ có Bác sĩ chuyên ngành Ký Sinh Trùng tư vấn trước và sau khi xét nhiệm.

Quan tâm xét nghiệm Ký sinh trùng tại ĐăkLăk – Bạn vui lòng truy cập tại tại link dưới đây: 

http://trungtamxetnghiembmt.com/xet-nghiem-ky-sinh-trung

Hiện tại, bạn không cần phải vất vả bắt xe xuống Quy Nhơn để làm xét nghiệm ký sinh trùng nữa, vì ngay tại thành phố Buôn Ma Thuột, chúng tôi đã có thể xét nghiệm Ký sinh trùng tại TP.Buôn Ma Thuột một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gia, chi phí.

Trung tâm xét nghiệm Buôn Ma Thuột

✍️ Địa chỉ: 170 Đinh Tiên Hoàng – TP.BMT

☎️ Hotline: 02626 544 455 (24/7).

Đội ngũ Bác sĩ phụ trách chuyên môn giỏi , tay nghề cao, máy móc hiện đại. Chỉ trong vòng 2h xét nghiệm sẽ có kết quả. Bạn sẽ được Bác sĩ tư vấn tận tình trước và sau khi xét nghiệm.

8. Xét nghiệm sán chó giá bao nhiêu ?

Chi phí xét nghiệm sán chó chỉ 90.000 VNĐ. Bạn xem chi tiết bảng giá xét nghiệm tại trung tâm dưới đây:

Cách trị giun đũa chó chó tại nhà

Có thể bạn quan tâm: Bệnh sán chó có lây không ?

Tag: xét nghiệm ký sinh trùng tại daklak, xet nghiem ky sinh trung tai daklak, xét nghiệm ký sinh trùng ở bmt, ký sinh trùng daklak

Bệnh sán chó (hay còn gọi là bệnh giun đũa chó mèo) là một bệnh lý khá phổ biến tại Việt Nam. Đây là một bệnh lý không quá nguy hiểm và có thể được điều trị dễ dàng nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên không phải vì thế mà chúng ta có thể chủ quan đối với bệnh. Vậy đâu là các thuốc trị sán chó thường được bác sĩ sử dụng? Những điều nào chúng ta cần lưu ý khi sử dụng thuốc? 

Sán chó và các thuốc điều trị đặc hiệu 

Bệnh sán chó mắc phải do con người nuốt phải trứng giun Toxocara (bao gồm Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo) thông qua việc tiếp xúc với chó mèo nhiễm bệnh. Hoặc ăn phải thực phẩm bẩn có chứa trứng giun, thịt chó mèo nhiễm bệnh chưa được nấu chín.

Sau khi vào cơ thể trứng giun nở ra trong ruột non và ấu trùng có thể di chuyển trong máu đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Bao gồm gan, tim, phổi, não, cơ hoặc mắt. Khi ấu trùng giun di chuyển trong máu đến các cơ quan sẽ gây ra tình trạng viêm từ đó gây ra các tổn thương cho các cơ quan chúng đi qua. 

Đối với những trường hợp mắc bệnh sán chó với các triệu chứng ( dấu hiệu bị sán chó ) nhẹ có thể không cần phải điều trị do bệnh có thể tự giới hạn. Tuy nhiên ở những bệnh nhân có triệu chứng từ trung bình đến nặng thì có thể được điều trị đặc hiệu với các thuốc diệt ký sinh trùng như: 

Albendazol 400 mg x 2 /ngày x 5 ngày

Mebendazol 100-200 mg x 2/ngày x 5 ngày

Ivermectin 200 µg/kg/ngày 1 liều duy nhất

Ngoài ra bệnh nhân còn có thể được điều trị hỗ trợ với các thuốc giúp giảm đau, kháng viêm, giảm ho, rối loạn tiêu hoá…tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh nhân. 

Cách trị giun đũa chó chó tại nhà
Phác đồ điều trị bệnh sán chó

Albendazole

Albendazole là thuốc dùng trong điều trị các bệnh nhiễm giun và động vật đơn bào thuộc nhóm Benzimidazole. Thuốc thường được dùng theo đường uống dạng viên nén 200mg hoặc 400mg 

Albendazole là thuốc điều trị bệnh sán chó được sử dụng phổ biến nhất. Albendazole vô cùng hiệu quả đối với bệnh. Liều các bác sĩ thường dùng là từ 10 – 15 mg/kg trong 5,7,14 hoặc 21 ngày tùy theo triệu chứng lâm sàng của bệnh. 

Albendazole có thể được uống trong bữa ăn, đặc biệt có thể dùng kèm thức ăn có chứa chất béo để giúp cơ thể hấp thụ thuốc tốt hơn. Có thể nhai hay nghiền thuốc và uống với nước.  

Cách trị giun đũa chó chó tại nhà
Thuốc điều trị sán chó

Chống chỉ định 

Albendazole chống chỉ định với các bệnh nhân có tiền sử dị ứng các thuốc thuộc nhóm benzimidazole hoặc bất kỳ các thành phần nào của thuốc. 

Lưu ý ở phụ nữ mang thai và cho con bú

Theo FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) thì Albendazole thuộc nhóm C theo danh mục các thuốc dành cho phụ nữ mang thai nên chính vì vậy cần phải rất thận trọng khi sử dụng Albendazole ở phụ nữ mang thai. Chỉ nên dùng thuốc trong trường hợp có thể mang lại lợi ích vượt trội cho bệnh nhân. Phụ nữ khi có thai thì cần phải tham khảo thật kỹ với bác sĩ trước khi dùng thuốc. 

Tuy nhiên theo CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh) về việc sử dụng Albendazole ở phụ nữ mang thai để điều trị sán chó. Các bằng chứng hiện tại cho thấy không có sự khác biệt về dị tật bẩm sinh ở những phụ nữ vô tình được điều trị bằng albendazole trong các chiến dịch phòng ngừa hàng loạt so với những người không sử dụng.

Ngoài ra Albendazole còn là một thuốc được WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) cho phép sử dụng trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ 

Đối với phụ nữ đang cho con bú thì theo các nghiên cứu hiện tại vẫn chưa rõ liệu Albendazole có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Do đó cũng cần phải rất thận trọng khi dùng Albendazole ở phụ nữ đang cho con bú.

Lưu ý ở trẻ em 

Theo hướng dẫn của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới)  thì Albendazole là một thuốc có thể được sử dụng ở trẻ em trên 1 tuổi. Tuy nhiên liều Albendazole dùng ở trẻ em có thể thấp hơn so với người lớn.

Các tác dụng không mong muốn có thể gặp phải 

Các tác dụng phụ của Albendazole có thể gặp, bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn
  • Đau bụng, đau đầu
  • Sốt
  • Phát ban 
  • Tiêu chảy

Nếu khi sử dụng thuốc và gặp phải những triệu chứng trên thì các bạn cần phải rất cần phải chú ý và báo lại ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng xử trí thích hợp. 

Mebendazole

Giống với Albendazole thì Mebendazole cũng là một thuốc điều trị giun sán được sử dụng phổ biến. Không chỉ là thuốc điều trị bệnh sán chó mà Mebendazole còn được dùng trong điều trị giun móc, giun kim,….

Mebendazole thường sẽ được sử dụng trong điều trị bệnh giun đũa chò mèo với thể bệnh ấu trùng di chuyển nội tạng. 

Cách trị giun đũa chó chó tại nhà
Thuốc điều trị sán chó

Chống chỉ định 

Mebendazole chống chỉ định với các bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với thuốc

Lưu ý ở phụ nữ mang thai và cho con bú

Cũng giống với Albendazole thì Mebendazole theo FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) thuộc nhóm C theo danh mục các thuốc dành cho phụ nữ mang thai. Nên chính vì vậy cần phải rất thận trọng khi sử dụng Mebendazole ở phụ nữ mang thai. Chỉ nên dùng thuốc trong trường hợp có thể mang lại lợi ích vượt trội cho bệnh nhân. 

Đối với phụ nữ đang cho con bú thì theo các nghiên cứu hiện tại vẫn chưa rõ liệu Mebendazole có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Tuy nhiên WHO phân loại Mebendazole là một thuốc có thể sử dụng ở phụ nữ đang cho con bú.

Lưu ý ở trẻ em 

Nên hạn chế sử dụng thuốc ở trẻ em dưới 2 tuổi do vẫn chưa có các nghiên cứu chứng minh được tính an toàn của thuốc. 

Các tác dụng không mong muốn có thể gặp phải 

Các tác dụng phụ của mebendazole có thể gặp, bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn
  • Đau bụng, đau đầu
  • Tiêu chảy
  • Giảm bạch cầu
  • Buồn ngủ 

Đặc biệt là sử dụng Mebendazole đường toàn thân có thể gây tăng men gan. Do đó các bệnh nhân nếu có bệnh về gan thì cần tham vấn bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. 

Nếu khi sử dụng thuốc và gặp phải những tác dụng phụ trên thì các bạn cần phải rất cần phải chú ý và báo lại ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng xử trí thích hợp. 

Ivermectin

Khác với Albendazole và Mebendazole là 2 thuốc thường được sử dụng. Ivermectin lại là một thuốc điều trị bệnh sán chó khá ít được sử dụng. 

Nguyên nhân do Ivermectin không khuyên dùng vì hiệu quả kém đối với bệnh. Do đó Ivermectin đa phần chỉ được dùng thay thế trong các trường hợp không thể sử dụng 2 loại thuốc trên.

Xem thêm: Hiểu đúng về lây nhiễm bệnh sán chó

Các thuốc điều trị hỗ trợ khác

Ngoài việc điều trị đặc hiệu thì việc điều trị các triệu chứng cho người bệnh cũng rất quan trọng. Tùy theo các triệu chứng của bệnh nhân sẽ được điều trị các thuốc khác nhau như:

  • Giảm ngứa, giảm dị ứng với các thuốc kháng Histamin H1, 
  • Kháng viêm với steroid,…
  • Thuốc giảm ho 
  • Giảm rối loạn tiêu hóa,
  • ……

Sán chó là một bệnh không quá khó để điều trị. Nếu mắc bệnh các bạn cần đến ngay bác sĩ để có thể được điều trị đúng cách. Tuyệt đối không được tự ý mua các thuốc trị sán chó mà không có đơn thuốc của bác sĩ.