Cách xác định hóa trị lớp 10

Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các hợp chất, đơn chất và ion sau:

a) H2S,  S, K2SO4 , NH4+

b) HCl,  HClO, MnO4-, Zn

c) Mn,  MnCl2 ,  MnO2 , PO43-

d) KMnO4 , Fe ,  H2SO3 , SO42-

Hướng dẫn:

Trong hợp chất H có số oxi hóa là +1, O có số oxi hóa là -2) chỉ trừ trường hợp NaH và H2O2 (Hidro peoxit hay oxi già)

a) H2S (H có số oxi hóa là +1, S có số oxi hóa là -2)

S (đơn chất nên số oxi hóa bằng 0)

K2SO4 (K có số oxi hóa +1, S có số oxi hóa +6, O có số oxi hóa -2)

NH4+ (N có số oxi hóa là -3, H có số oxi hóa là +1)

b) HCl (Cl có số oxi hóa là -1)

HClO (Cl có số oxi hóa là +1)

MnO4- (Mn có số oxi hóa là +7)

 Zn (Zn có số oxi hóa là 0)

c) Mn (Mn có số oxi hóa là 0)

MnCl2 (Mn có số oxi hóa là +2, Cl có số oxi hóa là -1)

MnO2 (Mn có số oxi hóa là +4, O có số oxi hóa là -2)

PO43- (P có số oxi hóa là +5, O có số oxi hóa là -2)

d) KMnO4 (K có số oxi hóa là +1, Mn có số oxi hóa là +7, O có số oxi hóa là -2)

Fe (Fe có số oxi hóa là 0)

H2SO3 (H có oxi hóa là +1, S có số oxi hóa là +4, O có số oxi hóa là -2)

SO42- (S có số oxi hóa là +6, O có số oxi hóa là -2)

Bài 2:

a) Xác định cộng hóa trị và số oxi hóa của các chất sau đây: N2, Cl2, H2O

b) Xác định điện hóa trị và số oxi hóa của các chất sau: NaCl, AlCl3

Hướng dẫn:

Công thức

Cộng hóa trị 

Số oxi hóa

\(N \equiv N\)

N là 3

N là 0

Cl – Cl

Cl là 1

Cl là 0

H – O – H

H là 1

O là 2

H là +1

O là -2

Công thức

Điện hóa trị 

Số oxi hóa 

NaCl

Na là 1+

Cl là 1-

Na là +1

Cl là -1

AlCl3

Al là 3+

Cl là 1-

Al là +3

Cl là -1

Câu hỏi: Cách xác định hóa trị của một nguyên tố?

Trả lời:

+ Quy ước: H hoá trị I , chọn làm đơn vị và O có hóa trị II

+ Một nguyên tử nguyên tố khác liên kết với bao nhiêu nguyên tử H thì nói nguyên tố đó có hoá trị là bấy nhiêu.

Ví dụ : 

HCl: Cl hoá trị I.

CH4: C …………IV

NH3:N ………..III 

H2O:O…………II

+ Tính số liên kết của các nguyên tố khác với số nguyên tử O.(O có hoá trị II; Hoá trị của oxi bằng 2 đơn vị )

Ví dụ: K2O: K có hoá trị I.

BaO: Ba …………..II.

SO2: S ………………IV.

– Hóa trị của nhóm nguyên tử (NH3, CO3….)

Ví dụ: HNO3: NO3 có hóa trị I.

Vì :Liên kết với 1 nguyên tử H.

HOH : OH ……………..I

H2SO4: SO4 có hoá trị II.

H3PO4: PO4…………….III.

* Kết luận: Hóa trị là số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với các nguyên tử nguyên tố khác.

Cùng Top lời giải tìm hiểu kiến thức về Cách xác định hoá trị của một nguyên tố qua bài đọc dưới đây nhé

1. Quy tắc hóa trị

2. Vận dụng quy tắc hóa trị

2.1. Dạng 1: Tính hóa trị của một nguyên tố trong phân tử

2.2. Dạng 2: Lập công thức hóa học của hợp chất theo hóa trị

2.3. Dạng 3: Lập công thức hóa học của hợp chất thông qua hợp chất trung gian

3. Cách ghi nhớ hóa trị của nguyên tố dễ dàng nhất

3.1. Học hóa trị theo bảng nguyên tố hóa học

Dựa theo bảng nguyên tố hóa học, các em có thể ghi nhớ kí hiệu hóa học và số hóa trị của từng nguyên tố đó.

Một số nguyên tố hóa học 

Số proton 

Tên nguyên tố

Kí hiệu hóa học

Nguyên tử khối

Hóa trị 

1

Hiđro 

H

1

I

2

Heli

He

4

3

Liti

Li

7

I

4

Beri

Be

9

II

5

Bo

B

11

III

6

Cacbon

C

12

IV, II

7

Nitơ

N

14

III, II, IV...

8

Oxi

O

16

II

9

Flo

F

19

I

10

Neon 

Ne

20

11

Natri

Na

23

I

12

Magie

Mg

24

II

13

Nhôm

Al

27

III

14

Silic

Si

28

IV

15

Photpho

P

31

III, V

16

Lưu huỳnh

S

32

II, IV, VI

17

Clo

Cl

35.5

I...

18

Agon

Ar

39.9

19

Kali

K

39

I

20

Canxi

Ca

40

II

24

Crom

Cr

52

I, II...

25

Mangan

Mn

55

II, IV, VII..

26

Sắt

Fe

56

II, III

29

Đồng

Cu

64

I, II

30

Kẽm

Zn

65

II

35

Brom

Br

80

I...

47

Bạc

Ag

108

I

56

Bari

Ba

137

II

80

Thủy ngân 

Hg

201

I, II

82

Chì

Pb

207

II, IV

Bảng hóa trị của một số nhóm nguyên tử 

Tên nhóm

Hóa trị 

Tên nhóm

Hóa trị 

Hiđroxit (-OH)

I

Cacbonat  (=CO2)

II

Nitrat (-NO3)

I

Photphat (PO4)

III

Sunfat (=SO4)

II

Nhóm các nguyên tố có 1 hóa trị

Hóa trị I

H, Li, F, Na, Cl, K, Ag, Br

Hóa trị II

Be, O, Mg, Ca, Zn, Ba, Hg

Hóa trị III

B, Al

Hóa trị IV

Si

Nhóm các nguyên tố có nhiều hóa trị

Cacbon: IV, II

Chì: II, IV

Crom: III, II

Nito: III, II, IV

Photpho: III, V

Lưu huỳnh: IV, II, VI

Mangan: IV, II, VII…

Nhóm nguyên tử

Hóa trị I gồm: OH (hidroxit), NO3 (nitrat)

Hóa trị II gồm: CO3 (cacbonat), SO4 (sunfat)

Hóa trị III gồm: PO4 (photphat)

3.2. Học hóa trị theo bài ca hóa trị

Để có thể ghi nhớ dễ dàng số hóa trị của rất nhiều nguyên tố, các bài ca hóa trị có vần điệu như một bài thơ sẽ giúp các em có hứng thú và ghi nhớ hiệu quả hơn.

Hóa về chị chẳng cho về,

Chị nắm vạt áo chị đề bài thơ.

Kali (K), Iot (I), Hidrô (H),

Natri (Na) với Bạc (Ag), Clo (Cl) một loài.

Là hoá trị I em ơi,

Nhớ ghi cho kỹ khỏi hoài phân vân.

Magiê (Mg), Kẽm (Zn) với Thuỷ Ngân (Hg)

Oxi (O), Đồng (Cu), Thiếc(Sn) thêm phần Bari (Ba)

Cuối cùng thêm chú Canxi (Ca).

4. Ví dụ Vận dụng 

Ví dụ 1: Xác định hóa trị của S trong các hợp chất sau: H2S và SO2.

Hướng dẫn giải:

- Trong hợp chất H2S:

H có hóa trị I, gọi hóa trị của S là a ta có:

2.I = 1.a ⇒ a = II.

Vậy trong hợp chất H2S thì lưu huỳnh có hóa trị II.

- Trong hợp chất SO2:

O có hóa trị II, gọi hóa trị của S là b, ta có:

1.b = 2.II ⇒ b = IV.

Vậy trong hợp chất SO2 thì lưu huỳnh có hóa trị IV.

Ví dụ 2: Biết trong công thức hóa học K2SO4 thì K có hóa trị I. Hãy xác định hóa trị của nhóm (SO4).

Hướng dẫn giải:

Gọi hóa trị của nhóm (SO4) là a.

Theo quy tắc hóa trị ta có: 2.I = 1.a ⇒ a = II.

Vậy nhóm (SO4) có hóa trị II.

Ví dụ 3: Hãy chọn công thức hóa học phù hợp với hóa trị IV của nitơ trong số các công thức sau:

A. NO.

B. N2O5.

C. NH3.

D. NO2.

Hướng dẫn giải:

Chọn D

Trong các công thức hóa học trên H có hóa trị I, O có hóa trị II.

- Xét NO:

Gọi N có hóa trị là a, ta có:

1.a = 1.II ⇒ a = II (loại).

- Xét N2O5:

Gọi N có hóa trị là a, ta có:

2.a = 5.II ⇒ a = V (loại).

- Xét NH3:

Gọi N có hóa trị là a, ta có:

1.a = 3.I ⇒ a = III (loại).

- Xét NO2:

Gọi N có hóa trị là a, ta có:

1.a = 2.II ⇒ a = IV (thỏa mãn).