Cách xử lý bình tưới cây bị tắc

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP 

A.DÀNH CHO CÁC LOẠI BÌNH CẦM TAY 1-2 LÍT

1.Bình nhanh mất hơi hoặc ngay khi bơm đã xì hết hơi ra ngoài

-Nguyên nhân 1: nắp bình chưa được vặn chặt vào vỏ bình

-Nguyên nhân 2: Miếng ron cao su tròn đen nằm trong nắp bình đã bị mất hoặc bị hỏng, hoặc không đặt ngay ngắn đúng vị trị. Khi đó, xin quí khách chỉnh lại hoặc mua lại ron khác để thay thế

2.Bình bị nhiễu nước ở đầu vòi phun

-Nguyên nhân 1: Ron cao su tròn ở đầu vòi phun bị đứt

-Nguyên nhân 2: vòi phun bị lỏng, cần vặn chặt lại

3.Bình bị nhiễu nước ở cần phun

-Nguyên nhân: cần phun bị lỏng, phải vặn chặt lại

4.Phun không ra nước

-Nguyên nhân 1: Ong hút bên trong bình bị tuột ra

-Nguyên nhân 2: Có vật cản làm tắc nghẽn vòi phun

5.Tia phun bị lệch, không xoè đều, nhiễu giọt, hoặc lực phun yếu

-Nguyên nhân: lỗ thoát của béc phun bị mẻ hoặc có vật cản bên trong

6.Không nhấn phím phun/ cò lẩy được

-Nguyên nhân 1: lò xo đã bị giãn, quí khách mua lò xo mới thay thế

-Nguyên nhân 2: chốt cài bị mất, quí khách mua hốt cài thay thế

B.DÀNH CHO CÁC LOẠI BÌNH BƠM NÉN 4-6-8 LÍT

1.Cho nước vào bình rồi bơm thì nước xì ra ở những vị trí khác nhau:

-Nguyên nhân: Các khớp nối chưa được vặn chặt. Vị trí nào bị xì nước, nhiễu nước, quí khách dùng tay (không cần dùng dụng cụ) siết lại. Lưu ý ở một số vị trí có 1 ron cao su, nếu mất ron này thì dù có vặn chặt nước vẫn xì ra. Trong trường hợp này, quí khách liên hệ nơi bán để mua lại ron thay thế

2.Bình nhanh mất hơi hoặc ngay khi bơm đã xì hết hơi ra ngoài

- Nguyên nhân 1: chưa vặn chặt bơm

-Nguyên nhân 2: Miếng ron cao su tròn đen nằm giữa phần bơm và miệng bình đã bị mất hoặc bị hỏng, hoặc không đặt ngay ngắn đúng vị trị. Khi đó, xin quí khách chỉnh lại hoặc mua lại ron khác để thay thế

-Nguyên nhân 3: van xả bị hỏng. Xin quí khách mua lại van xả khác thay thế

3.Bình đã nạp đầy hơn, nhưng phun không ra nước

-Nguyên nhân 1: Ong hút bên trong bình bị tuột ra

-Nguyên nhân 2: Có vật cản làm tắc nghẽn vòi phun

4.Tia phun bị lệch, không xoè

-Nguyên nhân: lỗ phun bị mẻ hoặc có vật cản bên trong

C.DÀNH CHO CÁC LOẠI BÌNH ĐEO VAI GẠT TAY 15-18 LÍT

1.Khi vận hành bình thì nước rò rỉ ra ở những vị trí khác nhau:

-Nguyên nhân: Các khớp nối chưa được vặn chặt. Vị trí nào bị xì nước, nhiễu nước, quí khách dùng tay (không cần dùng dụng cụ) siết lại. Lưu ý ở phần cò bóp có 1 ron cao su, nếu mất ron này thì dù có vặn chặt nước vẫn xì ra. Trong trường hợp này, quí khách liên hệ nơi bán để mua lại ron thay thế

2Không đẩy được piston hoặc đẩy khó khăn hoặc bơm không có hơi

-Nguyên nhân 1: piston và da bơm không được bôi trơn. Quí khách cho 1 ít mỡ bò hoặc nhớt vào phần da bơm

-Nguyên nhân 2: Da bơm bị tổn thất do tiếp xúc lâu với hóa chất đậm đặc. Xin quí khách mua da bơm thay thế

-Nguyên nhân 3: Viên bi nằm ở đầu cuối của piston bị méo, vỡ hoặc mất

3.Rò rỉ nước ở phần trên của piston mỗi khi kéo cần bơm (bình SR15)

-Nguyên nhân: Bên trong piston, có 1 phễu nhỏ và 1 miếng bông thấm có tác dụng chận nước. Khi giật tay bơm quá mạnh và nhanh nước phía trên da bơm không kịp thoát, sẽ trào ra ngoài qua đường nắp trên của piston. Quí khách vận hành chậm lại.

Nếu bình xịt rửa tay của bạn bị tắc đầu vòi xịt và không thể sử dụng được nữa thì khoan vội vứt đi nhé! Bách hóa XANH sẽ chỉ bạn mẹo để xử lý vấn đề này rất nhanh mà lại vô cùng hiệu quả trong bài viết sau đây!

Trong mùa dịch Covid-19 đang bùng phát phức tạp, việc trang bị cho bản thân và gia đình những chiếc bình xịt rửa tay khử khuẩn là hết sức quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên lâu lâu bạn sẽ có thể gặp trường hợp đầu xịt bị tắc nghẽn, không thể tiếp tục sử dụng tiếp được nữa dù phần dung dịch bên trong vẫn còn nhiều.

Vậy hãy để Bách hóa XANH giúp bạn học 2 mẹo vừa đơn giản, vừa nhanh chóng để xử lý được tình trạng đầu vòi bình xịt bị tắc nghẽn nhé! Cùng theo dõi ngay sau đây!

1Cách xử lý vòi xịt bị tắc nghẽn bằng kim khâu

Dụng cụ cần chuẩn bị

Cách thực hiện

Bạn chỉ cần cẩn thận dùng đầu nhọn của chiếc kim khâu đâm vào bên trong phần lỗ xịt của đầu vòi như thế này và di chuyển đầu kim để giúp làm thông thoáng đường xịt này của chiếc bình.

Cách xử lý bình tưới cây bị tắc

Bằng cách này, chiếc đầu kim sẽ giúp đẩy đi những thứ cặn hay bụi nhỏ bị kẹt lại ở phần đầu lỗ xịt của chiếc bình, từ đó mà dung dịch khi xịt được thoát ra ngoài bình thường và không còn bị tắc nghẽn nữa!

Cách xử lý bình tưới cây bị tắc
Cặn bẩn bị kẹt lại ở đầu lỗ xịt không còn sẽ giúp bình xịt hoạt động bình thường trở lại

2Cách xử lý vòi xịt bị tắc nghẽn bằng kìm

Dụng cụ cần chuẩn bị

Cách thực hiện

Bước 1: Bạn mở phần nắp đầu xịt ra, sau đó một tay bạn giữ chắc phần nắp này, tay còn lại bạn dùng kìm để rút bộ phận đường ống xịt có chứa lò xo bên trong rời ra.

Cách xử lý bình tưới cây bị tắc

Bước 2: Khi đã tháo được bộ phận ống xịt rời ra, bạn đổ sợi dây lò xo ra ngoài và để riêng ra. Chú ý trên đầu lò xo sẽ có gắn một viên bi nhỏ bạn đừng để rơi mất nhé!

Cách xử lý bình tưới cây bị tắc

Sau đó bạn sẽ có được những bộ phận của đầu ống xịt rời ra như hình sau:

Cách xử lý bình tưới cây bị tắc
Những bộ phận của đầu ống xịt sau khi được tháo rời ra

Bước 3: Bạn dùng khăn giấy mềm lau sạch hết các bộ phận trên, bao gồm cả đường ống dẫn nước. Bạn có thể dùng thêm tăm để thụt giấy sâu vào ống giúp đường ống thông thoáng hơn, đẩy các bụi bẩn còn bám lại ra ngoài.

Cách xử lý bình tưới cây bị tắc

Bước 4: Sau khi vệ sinh sạch sẽ các bộ phận của đầu ống xịt, bạn lắp trở lại nó như lúc đầu. Bạn nhớ cho viên bi nhỏ đặt vào đầu lò xo rồi đặt chúng vào lại đường ống xịt cẩn thận nhé!

Cách xử lý bình tưới cây bị tắc

Khi đã vặn xong hết các bộ phận về vị trí cũ thì cũng là lúc chiếc bình xịt của bạn trở lại trạng thái hoạt động ‘ngon lành’ như bình thường rồi đó!

Cách xử lý bình tưới cây bị tắc
Sau khi lắp các bộ phận trở lại như cũ, chiếc bình xịt sẽ hoạt động tốt như thường

Bách hóa XANH mong rằng với mẹo xử lý bình xịt nước rửa tay sát khuẩn bị tắc nghẽn vừa chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn ‘bỏ túi’ được thêm những cách làm hữu ích và áp dụng được khi cần trong cuộc sống thường nhật nhé!

Mua nước và gel rửa tay diệt khuẩn tại Bách hóa XANH:

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH