Cách xử lý khi nước vào tai trẻ

Dù không thường xuyên xảy ra và không mẹ nào mong muốn nhưng trẻ sơ sinh tắm bị nước vào tai là vấn đề phổ biến đối với các bà mẹ bỉm sữa khi tắm cho các em bé. Xử lý thế nào khi nước vào tai trẻ cũng như cách phòng tránh ra sao? Đón đọc bài viết sau.

  • Bác sỹ khuyên: Tắm cho trẻ sơ sinh trong bao lâu? Lúc mấy giờ là tốt nhất?
Cách xử lý khi nước vào tai trẻ
Trẻ sơ sinh rất dễ bị nước vào tai khi tắm

Trẻ sơ sinh tắm bị nước vào tai: Nguy hiểm hơn mẹ tưởng!

Không giống như người lớn, trẻ sơ sinh tắm bị nước vào tai sẽ không thể “kêu cứu” cho tới khi hậu quả xảy ra là sốt hay viêm tai người lớn mới “tá hỏa giật mình”.

Viêm tai là bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc virus qua ống vòi nhĩ gây nên. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này trong đó chủ yếu là sức đề kháng của trẻ còn yếu kết hợp với nước bẩn xâm nhập vào tai khi tắm các em bé sơ sinh.

Nước chảy vào tai bé là ráy mềm và phình to lên khiến ống tai bị tắc gây viêm tai ngoài. Trong khi đó nếu nước bẩn đã vào sâu bên trong tai cũng làm gia tăng tỉ lệ viêm nhiễm tai trong. Đôi khi, trong một số trường hợp trẻ bị sặc sữa khi bú hoặc tư thế bú không đúng cách cũng là nguyên nhân làm nước vào tai trẻ.

Trẻ mắc viêm tai thường có biểu hiện dưới đây:

– Trẻ quấy khóc nhiều hơn bình thường, lấy tay vò tai.

– Đột nhiên thấy trẻ ngủ ít hơn, bú kém do đau tai.

– Phản xạ cơ thể trước các âm thanh không như ngày bình thường.

Trẻ sơ sinh bị nước tắm vào tai, có thể dẫn đến viêm tai, nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn tới hậu quả là trẻ bị sốt, chảy mủ thậm chí là mất luôn khả năng thính giác.

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh tắm bị nước vào tai

Cách xử lý khi nước vào tai trẻ
Khi trẻ tắm bị nước vào tai mẹ phải nhanh chóng xử lý

Một trong những kỹ năng mẹ cần phải học hỏi chính là xử lý khi trẻ sơ sinh tắm bị nước vào tai. Trong trường hợp này, mẹ cần phải xử lý như sau: Nhanh chóng nghiêng đầu em bé sang bên có nước để nước theo quán tính chảy ra ngoài. Dùng bông ngoáy tai để ngoáy cho trẻ. 

Lưu ý là không nên để bông ngoáy tai vào sâu bên trong sẽ làm tổn thương niêm mạc tai của trẻ. Phần nước còn sót lại sẽ được hấp thụ bởi tổ chức dưới da của ông tai ngoài.

Phòng tránh bị nước vào tai khi tắm cho các em bé sơ sinh

Lần đầu làm mẹ có thể nhiều người sẽ rất bỡ ngỡ đặc biệt là với công việc tắm bé. Làm sao để tắm cho trẻ sơ sinh để nước không vào tai là mong muốn của rất nhiều người. Mách mẹ một số cách dưới đây:

– Mẹ gội đầu và rửa mặt cho trẻ vào một chiếc chậu riêng. Dùng 2 ngón tay cái và trỏ của bàn tay đỡ bé để bị tai con lại sau đó lần lượt rửa mặt, gội đầu cho con, chú ý vệ sinh cả vành tai của bé.

– Phần dưới của trẻ khi tắm sẽ dùng một chiếc chậu chuyên dụng, sao cho nước ngập từ ngực xuống chân trẻ (để nước ngập người như thế trẻ sẽ không bị lạnh khi tắm). Mẹ vẫn dùng 1 tay đỡ phần đầu của bé, 2 ngón trỏ và áp út đẩy vành tai bé ra trước che tại lại để nước không vào tai con.

Cách xử lý khi nước vào tai trẻ
Khi tắm cho trẻ sơ sinh mẹ lưu ý bịt tai con lại để nước không vào tai

– Khi tắm xong, dùng bông ngoáy tai để lau nhẹ nhàng tai ngoài. Tuyệt đối không nên để bông ngoáy tai vào sâu bên trong. Mục đích của việc làm này là đề phòng nước vào tai trẻ sơ sinh khi tắm, giúp tai con luôn được khô thoáng, sạch sẽ.

>>Xem thêm: 7 lưu ý về cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn tại nhà

Những điều mẹ cần biết: Khi vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh

 Vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh không đúng cách cũng sẽ gây ra những tổn thương trong tai trẻ, mẹ cần tuân thủ những quy tắc sau:

– Không cần phải lấy ráy tai thường xuyên cho trẻ. Thực chất ráy tai là một chất sáp bảo vệ và ngăn ngừa bụi bẩn vào bên trong. Đồng thời ráy tai cũng sẽ làm ẩm bôi trơn ống tai, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng tai. Vì thế nếu ráy tai không nhiều mẹ không cần thiết phải lấy cho bé mà chỉ cần làm sạch phần ống tai ngoài là được.

– Thời điểm tốt nhất để vệ sinh tai cho bé là sau khi tắm xong vì lúc này tai bé đang ướt hơn nữa mục đích cũng là ngăn ngừa viêm tai do nước vào tai trẻ sơ sinh khi tắm.

Cách xử lý khi nước vào tai trẻ
Sau khi trẻ sơ sinh tắm xong nên vệ sinh tai cho bé

– Sử dụng loại bông tăm mềm dành riêng cho trẻ sơ sinh, chú ý không ngoáy tai vào sâu bên trọng.

– Nếu tai có ráy ướt mẹ cần thường xuyên vệ sinh cho con, khám và theo dõi trẻ thường xuyên.

Đọc xong bài viết này các mẹ đã biết cách xử lý khi trẻ sơ sinh tắm bị nước vào tai rồi chứ? Nuôi con không phải là công việc dễ dàng nhưng nó lại là niềm vui và hạnh phúc của mỗi người mẹ. Mỗi ngày con lớn khôn là mẹ lại có thêm kinh nghiệm mới. Đừng bỏ qua những bài viết mới nhất về cách nuôi dạy trẻ trong Mebeaz.com chị em nhé!

Những hoạt động dưới nước, đặc biệt là trong những ngày hè nóng nực, tuy là một hoạt động vui chơi đầy sôi động nhưng cũng tiềm ẩn “rủi ro” bị nước lọt vào trong tai. Điều này có thể gây cảm giác khó chịu như lùng bùng, ù tai, thậm chí là nhiễm trùng da ống tai nếu nước đó không sạch.

Vậy phải làm sao khi bị nước vào tai? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

6 cách chữa nước vào lỗ tai

Cách xử lý khi nước vào tai trẻ

Ống tai có hình dáng như một cái “bình hoa”, có phần cổ là ống sụn, hơi “ưỡn ẹo” xuống dưới và ra trước. Cho nên, khi khám tai, bác sĩ thường kéo nhích vành tai của bạn lên trên và ra sau một chút để phần ống tai sụn thẳng với phần ống tai xương, cho dễ thấy được màng nhĩ.

Đáy của phần ống tai xương được bịt kín bởi màng nhĩ. Cho nên, nếu màng nhĩ còn nguyên vẹn thì dù nước vào lỗ tai nó cũng chảy hết ra ngoài và bạn cũng chẳng có vấn đề gì.

Hơn nữa, ống tai luôn được phủ bởi một chất tiết sinh lí, giống như chất sáp và không thấm nước được gọi là ráy tai có nhiệm vụ bảo vệ da ống tai. Do đó, dù bạn có vô tình để nước vào tai thì lượng nước này cũng sẽ “trơn trượt” mà tự chảy ra ngoài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu nước không sạch và lại “mắc kẹt” trong tai quá lâu sẽ gây lùng bùng, ngứa ngáy khiến bạn khó chịu. Hãy thử những cách lấy nước ra khỏi tai sau:

  • Dùng khăn mềm, sạch lau khô phần bên ngoài tai.Thấm khô bớt nước phía ngoài cửa tai, không đưa khăn vào quá sâu trong ống tai.
  • Lắc nghiêng đầu sang phía bên tai có nước rồi nhẹ nhàng kéo dái tai lựa theo các hướng để “đánh động” và dẫn nước chảy ra ngoài.
  • Nằm nghiêng về bên tai có nước trong vài phút để nước tự chảy ra. Bạn có thể kê một chiếc khăn bông mềm dưới tai để thấm nước.
  • Có thể dùng máy sấy tóc ở chế độ nhiệt và gió nhẹ nhất với khoảng cách phù hợp rồi hướng về phía tai để hong cho mau khô. Hãy nhớ giữ máy cách tai ít nhất 30cm để tránh làm nóng tai quá mức.
  • Dùng loại thuốc nhỏ tai (không cần kê đơn) có tác dụng làm khô tai. Bạn có thể mua những loại thuốc này tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý dùng thuốc nhỏ tai nếu đang có viêm tai, thủng nhĩ.
  • Ngáp hoặc nhai thứ gì đó rồi nghiêng đầu nhẹ qua bên cũng là một cách để nước tự chảy ra ngoài.

Thực ra, nước chỉ sót lại một chút nơi góc được tạo bởi màng nhĩ và ống tai do sức căng bề mặt, giống như một chút nước sót lại khi bạn đã uống cạn ly. Phần nước “dính” lại đó sẽ tự bốc hơi bởi nhiệt độ của cơ thể.

Cách xử lý khi nước vào tai trẻ

Nếu cố lấy nước ra khỏi tai sai cách, bạn có thể vô tình làm tổn thương ống tai như trầy xước da, gây “ùn tắc” tai do đẩy dồn ráy tai vào sâu bên trong và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Bạn cần tránh làm những cách không đúng như:

  • Tự dùng tăm bông lau tai: Nếu trong tai bạn đang có một lượng ráy tích tụ thì việc dùng tăm bông có thể đẩy ráy tai và bụi bẩn vào sâu bên trong ống tai. Nó không chỉ khiến tai mất lớp sáp bảo vệ mà còn gây tổn thương vùng da mỏng trong ống tai. Tuy nhiên, ở phòng khám chuyên khoa, bác sĩ có thể sử dụng que tăm bông chuyên dụng để làm sạch có kiểm soát ống tai của bạn.
  • Tự ý đưa ngón tay hoặc móng tay cũng như các loại tự chế như gim giấy, đầu cây viết, đầu nhíp, giấy se dài…vào tai: Những vật cứng này khi đưa vào rất dễ làm tổn thương da ống tai, thậm chí làm thủng rách màng nhĩ, nhất là khi có ai đó vô ý chạm vào tay bạn.

Dấu hiệu nhiễm trùng do nước vào lỗ tai

Nếu các mẹo chữa nước vào tai ở trên không hiệu quả hoặc xuất hiện dấu hiệu viêm tai ngoài, bạn cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.

Nguyên nhân gây viêm có thể là vi khuẩn, virus hoặc vi nấm.

Một số dấu hiệu sớm bạn cần để ý là:

  • Ngứa trong ống tai
  • Phần bên trong cửa tai bị sưng đỏ
  • Tai bị chảy dịch
  • Cảm giác nhức nhối hoặc đau hơn khi kéo vành tai hoặc ấn vào gờ bình tai ở cửa lỗ tai.

Khi được thăm khám và tùy vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc kháng sinh, kháng virus hoặc kháng nấm. Có thể dùng thuốc tại chỗ hoặc kết hợp dùng toàn thân tùy theo tình trạng viêm. Thuốc chống viêm, giảm đau, thuốc lau tai sát khuẩn có thể được dùng kết hợp thêm.

Cách phòng tránh nước vô lỗ tai

Cách xử lý khi nước vào tai trẻ

Để tránh những rắc rối khi bị nước vào trong lỗ tai trong sinh hoạt thường ngày, bạn cần thực hiện một số biện pháp phòng tránh như:

  • Không đeo tai nghe nếu cơ thể đang đổ mồ hôi nhiều
  • Dùng nút bịt tai khi sử dụng keo xịt tóc hoặc thuốc nhuộm tóc
  • Sử dụng nút tai khi tắm hay đi bơi. Đặc biệt, khi đi bơi, bạn cũng nên đội thêm mũ bơi để giảm thiểu khả năng nước lọt vào tai.

Đến bác sĩ để lấy ráy tai nếu bạn thấy ráy tai đang tích tụ quá nhiều. Nếu được sự chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ, bạn có thể vệ sinh tai tại nhà bằng hydrogen peroxide (oxy già) 3%.

Lưu ý là, khi da ống tai bị ngâm trong nước quá lâu thì sức đề kháng tại chỗ da đó sẽ giảm sút. Việc bị viêm ống tai ngoài sau đó là khó tránh khỏi. Hơn nữa, viêm ống tai ngoài có thể lan vào sâu, thậm chí vào não nếu màng nhĩ bị thủng. Viêm lan tỏa ống tai ngoài có thể gây nhiễm trùng máu, nhất là ở những người suy giảm miễn dịch, tiểu đường…Di chứng của viêm nhiễm nặng tại đây có thể gây chít hẹp ống tai sau này.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết cách xử trí khi bị nước vào trong tai cũng như cách nhận biết những dấu hiệu khi tai bị viêm để kịp thời đi khám và điều trị, tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.