Cách xử lý ván mdf bị ướt

Mục lục

  • 1 Hướng dẫn xử lý khi MDF vô nước hiệu quả nhất
    • 1.1 Khả năng chống nước gỗ công nghiệp MDF
    • 1.2 Cách xử lý gỗ MDF khi bị vô nước
      • 1.2.1 1. Xử lý cửa gỗ công nghiệp MDF khi bị vô nước
    • 1.3 2. Xử lý sàn gỗ MDF bị vô nước
      • 1.3.1 Xử lý khi bị thấm ẩm nhẹ
      • 1.3.2 Nếu sàn bị ngậm nước cục bộ
      • 1.3.3 Nếu sàn bị ngập hoặc diện tích bị ảnh hưởng nhiều
    • 1.4 Các đồ dùng nội thất khác

Xử lý khi MDF vô nước. Gỗ công nghiệp MDF hoặc các loại gỗ công nghiệp khác chỉ có khả năng chống nước ở một mức độ nhất định. Khi gặp trường hợp bất lợi thì cửa gỗ công nghiệm MDF, đồ gỗ công nghiệp, sàn gỗ bị ngập lâu trong nước do rò rỉ, nước mưa tạt hay do các nguyên nhân khác, các lớp cấu tạo sẽ bắt đầu giãn nở, phá vỡ liên kết trong đó. Nếu không có phương án xử lý MDF công nghiệp bị ngấm nước kịp thời, nội thất sẽ bị hỏng, vừa nguy hiểm lại vừa tốn kém.

Cách xử lý ván mdf bị ướt

Khả năng chống nước gỗ công nghiệp MDF

Gỗ công nghiệp có khả năng chống nước hoặc chống ẩm ở một mức độ nhất định. Phụ thuộc vào tỉ lệ thành phần, từng loại cốt gỗ, bề mặt phủ, quy trình sản xuất, thi công… Gỗ công nghiệp của Châu Âu, Thái Lan hay An Cường đều đã được thử nghiệm độ trương nở theo chiều dày sau 24 giờ ngâm nước. Đảm bảo vật liệu có khả năng chống chịu nước, độ ẩm đạt tiêu chuẩn để sản xuất đồ dùng nội thất. Kết luận: Tất các loại gỗ MDF đều không có khả năng chống chụi nước -> Do vậy ngay khi gỗ MDF bị vô nước ta phải tìm cách xử lý ngay.

Khi nước ngấm vào tấm ván gỗ MDF hoặc ván gỗ HDF vượt quá giới hạn, các lớp cấu tạo sẽ bắt đầu giãn nở, phá vỡ liên kết trong đó. Thêm nữa, gỗ công nghiệp bị ngấm nước rất lâu khô bởi cấu trúc xốp giữa các xợi gỗ và bởi vì cả 2 mặt đều được dán bằng tấm phủ kín. Nước bên trong chỉ có thể thoát ra từ các cạnh dán ở bên.

Hậu quả, tấm ván ghép bị cong vênh, phồng rộp. Lâu ngày không được xử lý, gỗ sẽ bắt đầu có hiện tượng mục nát, hỏng. Vừa mất thẩm mỹ, tốn kém chi phí sửa chữa; lại có thể gây nguy hiểm cho người dùng.

Dấu hiệu nhận biết

Cửa gỗ, đồ gỗ, sàn gỗ công nghiệp bị ngấm nước rất dễ phát hiện. Dấu hiệu nhận biết là bề mặt phủ có hiện tượng biến dạng, phồng, cong vênh lên – hiện tượng giãn nở, trương nước.

Bị cong lên nên các tấm sàn gỗ sẽ bị rút lại khoảng 0,5cm. Nó tạo ra khe hở giữa điểm nối. Nước bẩn sẽ dễ len lỏi hơn vào bên trong khiến tình trạng hỏng hóc càng nặng hơn. Nấm mốc và mối mọt xuất hiện. Bao gồm cả các vết lấm chấm đen, trắng.

Cách xử lý ván mdf bị ướt

Cách xử lý gỗ MDF khi bị vô nước

Xử lý MDF bị vô nước tùy vào từng trường hợp và tùy vào từng loại sản phẩm. Dưới đây Phong Thịnh Door hướng dẫn cách xử lý MDF vô nước cho cửa gỗ, sàn gỗ và đồ nội thất:

1. Xử lý cửa gỗ công nghiệp MDF khi bị vô nước

Nguyên nhân và hậu quả khi cửa gỗ MDF bị vô nước hoặc bị ẩm lâu ngày

Nguyên nhân cửa gỗ MDF thường bị trương nở và nấm móc là do việc lắp cửa sai vị trí, lựa chọn cửa gỗ công nghiệp vào những vị trí như nhà vệ sinh, phòng giặt, hay cửa ngoài trời ban công. Hoặc trong quá trình sử dụng, lau chùi bằng nước quá mức cần thiết làm cho nước ngấm vào chân cửa không kịp khô.

Cách xử lý ván mdf bị ướt

Khi cửa gỗ MDF bị vô nước mà không xử lý kịp thời sẽ gây nên trình trạng trương nở chỗ chân khung cửa và cánh cửa gây nên hiện tượng kẹt cấn cửa không thể mở ra vào một cách bình thường được. Ngoài ra nếu bị ẩm trong thời gian dài còn gây mốc đốm trắng hoặc bong tróc lớp Melamine hoặc lớp sơn ra khỏi bề mặt tấm gỗ.

Để xử lý tình trạng cửa gỗ công nghiệp ngấm nước, đầu tiên bạn cần chuẩn bị:

– Dung dịch làm sạch gỗ

– Keo dán gỗ hoặc keo dán sắt

– Vải sạch

– Giấy nhám

– Chổi quét sơn

Bước 1:
Tháo bản lề, tháo cánh cửa gỗ công nghiệp ra, sau đó hông cho khô. Lưu ý để nơi khô thoáng, thông gió để làm khô  có thể bật điều hòa hoặc quạt gió. Tránh đặt nơi quá nóng, hoặc quá lạnh vì như thế gỗ dễ bị nấm mốc hay nứt toác. Dùng vật nặng và phẳng đè nên lên cần thiết. Xử lý những chỗ nứt hoặc trương nở bằng keo gỗ hoặc keo dán sắt rất hiệu quả.

Bước 2: Xử lý các đốm trắng nấm móc. Trộn dung dịch bằng kem đánh răng và baking soda, nhúng vải ẩm vào trong dung dịch và lau qua các đốm trắng trên cửa. Sau đó đánh nhẹ lại bằng miếng vải mịn hoặc cotton mịn.

Ngoài ra, các nhanh nhất là dùng vải khô lau đi đốm trắng, Sau đó phun lên lớp sơn xịt không màu có thể mua ngay ngoài các tiện điện nước hoặc tiệm sơn gần nhà.

Bước 3:

Nếu cửa gỗ xuất hiện các đốm đen, điều này chỉ ra rằng nước đã thấm lâu ngày vào gỗ, dẫn đến sự hình thành của nấm mốc tệ hơn. Khi đã nổi nấm màu đen, bạn nên sử dụng chất tẩy trắng, sau đó dùng keo gỗ hoặc keo dán sắt đổ vào phần bị trương nở, gỗ sẽ cứng lại. Dùng giấy nhám xử lý trước khi phun PU hoặc phun sơn che lại phần bị hỏng.

2. Xử lý sàn gỗ MDF bị vô nước

Xử lý khi bị thấm ẩm nhẹ

Cách xử lý này thường được áp dụng khi bạn vô tình làm đổ nước lên sàn nhà

Khi sàn gỗ công nghiệp bị thấm nước nhẹ, lúc này, tình trạng phồng rộp ở sàn có thể vẫn chưa xảy ra, bạn hoàn toàn có thể sử dụng quạt hoặc bật điều hòa ở chế độ dry để hong khô các loại ván sàn. Đối với những loại sàn gỗ cao cấp, chúng có tính đàn hồi tốt nên có khả năng về trạng thái như cũ tới 95%.

Cách xử lý ván mdf bị ướt

Nếu sàn bị ngậm nước cục bộ

Bước 1: Dùng giẻ mềm để lau quét hết phần nước đó. Tuyệt đối không dùng chổi cứng để quét nước lên sàn. Vì nó có thể khiến cho bề mặt sàn gỗ bị trầy xước, làm giảm tính thẩm mỹ.

Bước 2: Dùng quạt hoặc bật điều hòa để hong khô nước, giúp nước nhanh bốc hơi. Không dùng máy sấy để sấy trực tiếp thổi trực tiếp  sẽ khiến sàn bị hỏng nhanh hơn.

Nếu sàn bị ngập hoặc diện tích bị ảnh hưởng nhiều

Trường hợp này xảy ra khi bị nước mưa tạt vào, hoặc bị rò rỉ bể ống nước

Bước 1: Phải di chuyển đồ đạc ra khỏi vùng sàn bị ngâm nước. Dùng dẻ lau thấm nước trên sàn cho khô. Tháo nẹp gỗ ở sàn tường – chọn thanh nẹp dọc theo chiều dài của sàn gỗ. Tiếp theo mới tháo thanh ván sàn gỗ ra, tháo lần lượt từ ngoài cửa vào trong.

Bước 2: Dựng thẳng tấm gỗ lên tường, lau khô nước bên ngoài. Phơi ở nơi nhiều gió hoặc dưới ánh nắng nhẹ nhàng. Nếu thời tiết không thuận lợi thì dùng quạt thổi liên tục đến khi sàn khô thì lắp nẹp gỗ vào vị trí cũ.

Bước 3: Tháo lớp xốp lót ở bên dưới, lau lại cho sạch nước, tái sử dụng. Đợi sàn gạch khôn hẳng, lau lại sàn gỗ bằng giẻ khô thêm 1 lần nữa thì lắp đặt lại như cũ.

Lưu ý:

Không dùng máy sấy nhiệt độ cao hoặc hong khô trước ngọn lửa hoặc phơi trực tiếp dưới trời nắng gắt sẽ làm cong vênh tấm sàn.

Với những tấm ván đã bị trương phồng quá mức, không có khả năng tái sử dụng thì nên loại bỏ và đặt mua lại tấm sàn mới.

Các đồ dùng nội thất khác

Thời tiết nồm ẩm khiến đồ dùng nội thất bị ngấm nước? Trước tiên dùng giẻ khô lau sạch. bật điều hòa chế độ dry thông thoáng để giảm độ ẩm trong phòng. Đồ gỗ bị ẩm rất dễ sinh mối mọt. Bạn có thể dùng vecni đánh bóng một lớp bên ngoài hoặc dùng sơn không màu phun lên các vị trí dễ ngấm nước.

Nếu nhà bị ngập nước do bão lũ, đồ dùng đã hư hỏng nặng không thể sử dụng, bạn nên bỏ đi, thay mới.

Sau khi loại bỏ hết nước thì khả năng nấm mốc phát triển rất cao nếu gặp thời tiết ẩm. Vì thế, bạn cần thực hiện một vài phương án chống nấm mốc cho đồ dùng, sàn, cửa. Mở cửa hết tối đa nếu có thời tiết khô ráo để làm sạch độ ẩm cũng như ngăn nấm móc phát triển, sau đó mới bắt đầu đem đồ nội thất gắn lại vị trí cũ.

Lưu ý: Tại các vị trí dễ tiếp xúc với nước, nên kê nội thất cao hơn so với sàn, hoặc tìm cách ngăn chặn nước thâm nhập ngay từ đầu. Có thể lắp sàn nhựa, cửa nhựa giả gỗ, cửa nhựa composite, tủ nhựa  để tránh việc hư hỏng do tiếp xúc với nước.

Đăng nhập