Căn cứ vào đâu để chúng ta có thể nhận xét đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất

(trang 42 sgk Địa Lí 7): - Phân tích bảng số liệu dưới đây để thấy tính chất trung gian của khí hậu đới ôn hòa.

ĐớiĐịa điểmNhiệt độ trung bình nămLượng mưa trung bình năm
Đới lạnhAc-khan-ghen (65oB)-1oC539mm
Đới ôn hòaCôn (51oB)10oC676mm
Đới nóngTP. Hồ Chí Minh (10o47'B)27oC1931mm

Trả lời:

- Về vị trí: đới ôn hòa nằm giữa đới nóng và đới lạnh.

- Về nhiệt độ trung bình năm: không nóng bằng đới nóng và không lạnh bằng đới lạnh.

- Về lượng mưa trung bình năm: không nhiều như đới nóng và không ít như đới lạnh.

(trang 43 sgk Địa Lí 7): - Quan sát hình 13.1, phân tích những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ở đới ôn hòa.

Căn cứ vào đâu để chúng ta có thể nhận xét đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất

Trả lời:

Do vị trí trung nên thời tiết đới ôn hòa có sự biến động thất thường.

- các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ổ vùng cực có thể tràn tới bất thường gây ra những đợt nóng hay lạnh.

-gió Tây ôn đới và các khối khí đại dương mang theo không khí ẩm và ấm vào đất liền làm cho thời tiết đới ôn hòa luôn biến động, rất khó dự báo trước.

(trang 45 sgk Địa Lí 7): - Quan sát hình 13.1:

- Nêu tên và xác định vị trí của các kiểu môi trường ở đới ôn hòa.

- Nêu vai trò của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới đối với khí hậu ở đới ôn hòa.

Căn cứ vào đâu để chúng ta có thể nhận xét đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất

Trả lời:

- Nêu tên và xác định vị trí của các kiểu môi trường ở đới ôn hòa.

+ Các kiểu môi trường ở đới ôn hòa : môi trường ôn đới hải dương, môi trường ôn đới lục địa; môi trường địa trung hải; môi trường cận nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới ẩm ; môi trường hoang mạc ôn đới

+ Xác định các kiểu môi trường ở đới ôn hòa: ví dụ như ở lục địa Á – Âu, các nước ven biển Tây Âu có môi trường ôn đới hải dương, vùng ven biển địa trung hải có môi trường địa trung hải, phần lớn lục địa có môi trường ôn đới lục địa, ở phía Nam trong lục địa có môi trường hoang mạc ôn đới, phía nam Trung Quốc , Nhật Bản có môi trường cận nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới ẩm…

- Vai trò của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới đối với khí hậu ở đới ôn hòa.:

+ nơi nào có dòng biển nóng chảy qua, nơi đó có khí hậu ôn đới hải dương.

+ Gió Tây ôn đới mang theo không khí ẩm và ấm vào đất liền, làm nên khí hậu ôn đới hải dương.

Câu 1: Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ồ đới ôn hòa thể hiện như thế nào?

Lời giải:

- Tính chất trung gian của khí hậu ở đới ôn hòa thể hiện ở:

+ Tính chất ôn hòa của khí hậu: không quá nóng và mưa nhiều như đới nóng, cũng không quá lạnh và ít mưa như đới lạnh.

+ Chịu tác động của cả các khối khí ở đới nóng lẫn các khối khí ở đới lạnh.

+ Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi tùy thuộc vào vị trí gần hay xa biển, vào vị trí gần cực hay gần chí tuyến.

+ Nguyên nhân: do vị trí trung gian giữa đới nóng và đới lạnh.

- Tính chất thất thường của thời tiết đới ôn hòa thể hiện ở:

+ Thời tiết có thể nóng lên hoặc lạnh đi đột ngột từ 10oC đến 15oC trong vài giờ khi có đợt không khí nóng từ chí tuyến tràn lên hay có đợt không khí lạnh từ cực tràn xuống.

+ Thời tiết có thể thay đổi nhanh chóng (từ nắng sang mưa hay tuyết rơi và ngược lại,...) khi có gió Tây mang không khí nóng ẩm từ đại dương thổi vào đất liền.

Câu 2: Trình bày sự phân hóa của môi trường đới ôn hòa.

Lời giải:

- Sự phân hóa theo thời gian thể hiện rõ rệt 4 trong một năm .

- Sự thay đổi theo không gian: thể hiện ở sự thay đổi cảnh quan, thảm thực vật, khí hậu..từ tây sang đông, từ bắc xuống nam.

+ Khí hậu:

   • Bờ Tây lục địa có khí hậu ôn đới hải dương: ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, màu đông không lạnh lắm; càng vào sâu trong đất liền khí hậu ôn đới lục địa càng rõ rệt: lượng mưa giảm dần mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng.

   • Ở vĩ độ cao, mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn; gần chí tuyến có khí hậu địa trung hải.

+ Thảm thực vật:

   • Từ tây sang đông: rừng lá rộng chuyển sang rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim.

   • Từ bắc xuông nam: rừng lá kim chuyển sang rừng hỗn giao rồi tới thảo nguyên và rừng cây bụi gai.

Giải Tập bản đồ và bài tập thực hành

Bài 1 trang 12 Tập bản đồ Địa Lí 7: Quan sát kĩ ba ảnh (A, B, C) trang 39 trong SGK, điền vào chỗ chấm (…) nội dung phù hợp:

ẢnhMô tả nội dung chính mà bức ảnh đã thể hiệnTên của kiểu môi trường
A......................................................................
B......................................................................
C......................................................................

Lời giải:

ẢnhMô tả nội dung chính mà bức ảnh đã thể hiệnTên của kiểu môi trường
ASa mạc cát, không có động thực vật sinh sốngHoang mạc
BĐồng cỏ, rải rác có có một số cây thân gỗ nhỏNhiệt đới
CRừng cây rậm rạp và hồ nướcXích đạo ẩm

Bài 2 trang 12 Tập bản đồ Địa Lí 7: Điền vào chỗ chấm (....) nội dung thích hợp, sau đó lựa chọn biểu đồ (A, B, C) cho phù hợp với ảnh xavan ở trang 40 trong SGK.

Trong ba biểu đồ (A, B, C) trong SGK, biểu đồ ..... là phù hợp với nội dung chủ đề mà ảnh thể hiện vì:.........................

Lời giải:

Trong ba biểu đồ (A, B, C) trong SGK, biểu đồ B là phù hợp với nội dung chủ đề mà ảnh thể hiện vì ảnh thể hiện cảnh quan xavan của môi trường nhiệt đới, mà biểu đồ B thể hiện khí hậu của cảnh quan xavan với:

- 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô

- Lượng mưa vào mùa mưa tương đối lớn

Bài 3 trang 12 Tập bản đồ Địa Lí 7: Lựa chọn 3 biểu đồ lượng mưa (A, B, C) và hai biểu đồ lưu lượng nước của các sông (X, Y) trang 40 trong SGK, sắp xếp thành 2 cặp cho đúng. Chọn các từ đã cho (Mưa theo mùa; Mưa quanh năm; Có thời kì khô hạn kéo dài; Có đầy nước quanh năm; Có mùa lũ, mùa cạn và tháng nào sông cũng có nước) điền tiếp vào chỗ chấm (…) ở bảng dưới đây, sau đó nối mũi tên của biểu đồ lượng mưa với biểu đồ lưu lượng nước các sông.

Biểu đồ lượng mưaChế độ mưa
A...........................
B...........................
C...........................
Biểu đồ lưu lượng nướcChế độ nước của sông
X...........................
Y...........................

Lời giải:

Bài 4 trang 12 Tập bản đồ Địa Lí 7: Quan sát các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trang 41 SGK, em hãy:

Chọn ra một số biểu đồ thuộc đới nóng là biểu đồ B

Đánh dấu X vào những ô trống thể hiện ý em cho là đúng:

Biểu đồ B thể hiện rõ đặc điểm của đới nóng vì:

Quanh năm nhiệt độ luôn trên 20oC
Trong năm có một mùa mưa và một mùa khô
Cả hai ý trên

Lời giải:

Biểu đồ B thể hiện rõ đặc điểm của đới nóng vì:

Quanh năm nhiệt độ luôn trên 20oC
Trong năm có một mùa mưa và một mùa khô
xCả hai ý trên

Có thể nói, đới lạnh là xứ sở của băng tuyết với môi trường khí hậu khắc nghiệt. Vậy tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất? Thực vật và động vật nơi đây đã làm thế nào để có thể thích nghi với môi trường khắc nghiệt này? Mời các bạn cùng Kiến thức tổng hợp đi khám phá qua nội dung dưới đây. 

Căn cứ vào đâu để chúng ta có thể nhận xét đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất

Tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất?

Vị trí và đặc điểm môi trường đới lạnh

Trước khi đi tìm hiểu về vấn đề “Tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất?” thì chúng ta cùng đi tìm hiểu về vị trí và đặc điểm của môi trường đới lạnh trước:

Vị trí môi trường đới lạnh

Căn cứ vào đâu để chúng ta có thể nhận xét đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất

Vị trí môi trường đới lạnh

Môi trường đới lạnh có vị trí nằm trong khoảng từ 2 vòng cực đến 2 cực Bắc Nam của Trái Đất. Trong đó, môi trường đới lạnh ở bán cầu Nam chủ yếu là lục địa. Còn môi trường đới lạnh ở bán cầu Bắc lại chủ yếu là đại dương.

Do điều kiện tự nhiên và khí hậu không thuận lợi nên đới lạnh có rất ít người sinh sống. Thực vật và động vật ở đây phát triển cũng có đặc điểm đặc biệt, bởi nó phải thích nghi với môi  trường sống nơi đây.

Đặc điểm môi trường đới lạnh

Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt, với mùa đông kéo dài và ít khi thấy Mặt Trời. Nên nơi đây thường xảy ra bão tuyết cùng cái cái lạnh dữ dội. Nhiệt độ trung bình tại đới lạnh luôn dưới mức -10 độ C và thậm chí có lúc xuống tới -50 độ C.

Lượng mưa trung bình năm nơi đây rất thấp, chỉ rơi vào khoảng 500mm. Và mưa ở đây chủ yếu ở dạng tuyết rơi, trừ mùa hè. Mặt đất đóng băng dày quanh năm, khi mùa hạ đến thì nó chỉ tan 1 lớp băng mỏng trên cùng.

Mùa hạ ở đới lạnh chỉ kéo dài từ 2 – 3 tháng. Mặt trời tại đây di chuyển suốt ngày đêm ở đường chân trời, nên có nơi kéo dài tới 6 tháng liền. Trong khoảng thời gian này, nhiệt độ có tăng nhưng ít khi vượt quá ngưỡng 10 độ C.

Căn cứ vào đâu để chúng ta có thể nhận xét đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất

Đới lạnh có lượng mưa cực ít, nhiệt độ luôn dưới -10 độ C

Tại vùng Bắc Cực, mặt biển sẽ đóng thành lớp băng dày khoảng 10m. Khi mùa hè đến, nhiệt độ tăng và biển băng vỡ ra, hình thành nên các tảng băng trôi. Còn ở Nam Cực và đảo Greenland thì băng tuyết đóng thành khiên băng dày tới 1500m. Khi mùa hè tới, rìa của các khiên băng trôi trượt xuống biển và sẽ vỡ ra thành các núi băng khổng lồ. Nhiều núi băng trôi đã theo các dòng biển về phía xích đạo, và băng vẫn chưa tan hết.

Ngày nay, Trái Đất đang nóng lên và băng ở 2 vùng cực đang tan chảy bớt, diện tích phủ băng thu hẹp lại dẫn tới hiện tượng nước biển dâng cao. Đây cũng là tình trạng báo động đối với môi trường sống trên Trái Đất.

Sự khác nhau giữa tảng băng trôi với núi băng

Băng trôi: là hiện tượng mặt biển bị đóng thành 1 lớp băng dày khoảng 10m. Khi mùa hè tới, nhiệt độ tăng sẽ làm băng trên mặt biển vỡ ra và hình thành nên các tảng băng trôi. Kích thước của băng trôi cũng nhỏ hơn núi băng.

Núi băng: Là băng tuyết bị đóng thành khiên băng dày hơn 1500m. Khi tới mùa hè, các rìa khiên băng vỡ ra tạo thành núi băng khổng lồ. Nên núi băng có kích thước lớn hơn nhiều so với băng trôi.

Căn cứ vào đâu để chúng ta có thể nhận xét đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất

Tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất?

Nói đới lạnhvùng hoang mạc lạnh của Trái Đất, bởi đới lạnh có khí hậu khắc nghiệt, lượng mưa ít và rất khô hạn. Hơn thế, biên độ nhiệt của ngày và năm lớn, nên có rất ít người sinh sống tại đây. Thực vật và động vật nơi đây vô cùng nghèo nàn và thưa thớt.

Cho nên, có thể nói điều kiện tự nhiên tại đới lạnh với hoang mạc rất giống nhau. Tuy nhiên, vì ở đây là đới lạnh, có nhiệt độ rất thấp nên chúng được coi là hoang mạc lạnh của Trái Đất.

Sự thích nghi của thực vật và động vật đới lạnh

Thực vật và động vật ở đới lạnh có những đặc điểm riêng biệt để thích nghi với môi trường sinh sống khắc nghiệt nơi đây. Cụ thể là:

Thực vật

Căn cứ vào đâu để chúng ta có thể nhận xét đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất

Tại khu vực Nam Cực, thời tiết quá lạnh nên thực vật không thể phát triển được

Tại vùng đài nguyên phương Bắc thì khí hậu lạnh quanh năm, nên thực vật chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi. Và chúng chỉ mọc ở trong những thung lũng kín gió. Cây cối thì thấp lùn, còi cọc và thường mọc xen lẫn với rêu, rong và địa y. Thân cây mọng nước và cây rụng nhiều lá. 

Động vật

Căn cứ vào đâu để chúng ta có thể nhận xét đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất

Động vật đới lạnh thường có lớp mỡ dày hoặc lớp lông dày

Những loài động vật ở đới lạnh có thể thích nghi được với khí hậu khắc nghiệt là nhờ có lớp mỡ dày (chẳng hạn như các loài cá nhà táng, cá voi, hải cẩu,…). Và chúng cũng có lớp lông rất dày như loài cáo tuyết, gấu trắng, tuần lộc,… Hay bộ lông không thấm nước như loài chim cánh cụt.

Các loài động vật nơi đây thường sống theo bầy đàn để sưởi ấm và bảo vệ lẫn nhau. Còn có 1 số loài gấu thường có tập tính ngủ đông để tránh tiêu hao năng lượng. Và một số loài khác thì lại di cư tới những nơi có nhiệt độ ấm áp hơn để tránh cái lạnh mùa đông.

Vào mùa hè thì cuộc sống ở đới lạnh sẽ sinh động hơn. Các cây rêu, cây cỏ, địa y,… thường phát triển nở rộ, các sinh vật phù du phát triển ở trên lớp băng tan. Và đây cũng chính là nguồn thức ăn chủ yếu của các loài động vật đới lạnh.

Hoạt động kinh tế ở khu vực đới lạnh như thế nào?

Đới lạnh là môi trường sinh sống có ít cư dân nhất thế giới. Bởi điều kiện khí hậu và môi trường sống nơi đây quá khắc nghiệt. Nên nó chỉ có 1 số rất ít các dân tộc sống lâu đời ở phương Bắc trong các vùng đài nguyên ở ven khu vực phía Bắc châu Âu, Bắc Mĩ và châu Á.

Một số tộc người tại đới lạnh như người Chúc, La-pông, người Xa-mô-y-ét, người I-a-kut. Hoạt động kinh tế ở đây chủ yếu là các hoạt động săn tuần lộc, gấu trắng, hải cẩu, đánh bắt cá. Và xe trượt do chó kéo là phương tiện di chuyển gần như duy nhất.

Căn cứ vào đâu để chúng ta có thể nhận xét đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất

Hoạt động kinh tế ở đới lạnh chủ yếu là săn bắt động vật

Hoạt động nghiên cứu và khai thác môi trường đới lạnh

Đới lạnh là nơi có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú có thú lông quý, hải sản, khoáng sản như vàng, kẽm, kim cương, đồng, dầu mỏ,… Tuy nhiên, điều kiện khai thác nguồn tài nguyên này rất khó khăn. 

Trong những năm gần đây, nhờ các phương tiện vận chuyển hiện đại cùng kỹ thuật tiên tiến mà con người đã có thể tiến sâu vào vùng cực để nghiên cứu cũng như khai thác tài nguyên. Nhiều thành phố cùng các trang trại chăn nuôi thú có lông quý được xây dựng ở vùng gần cực. 

Tuy nhiên, điều này cũng dẫn tới việc săn bắt quá mức và làm cho nhiều loài thú và loài cá voi đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Vì thế, để bảo vệ các loài động vật đang bị đe dọa là vấn đề lớn đang đặt ra cho đới lạnh.

Như vậy là bài viết trên đây chúng tôi đã đưa ra lời giải thích tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất. Hy vọng, bạn đọc đã có thêm những thông tin và kiến thức thú vị về xứ lạnh của Trái Đất. Nếu thấy bài viết hay, đừng quên like, share bài viết của Kiến thức Tổng hợp nhé!

||Bài viết liên quan khác: