Cẩn tắc vô ưu tiếng Anh

“Cẩn tắc vô ưu” có nghĩa là cẩn thận thì về sau không phải lo lắng, vốn được trích trong câu nói cổ xưa với nguyên văn là “谨则无忧,忍则无辱,静则常安,俭则常足” jǐn zé wú yōu, rěn zé wú rǔ, jìng zé cháng ān, jiǎn zé cháng zú, tạm dịch là: cẩn thận thì không phải lo lắng, nhẫn nại thì không phải nhục nhã, bình tĩnh thì thường yên ổn, tiết kiệm thì thường sung túc. Tuy nhiên ngày nay, người Trung Quốc lại ít sử dụng câu này và thay vào đó, họ dùng câu thành ngữ 有备无患 yǒu bèi wú huàn nhiều hơn. Vậy hãy cùng xem xem câu thành ngữ này được dùng ra sao nhé!




1. Cẩn tắc vô ưu nghĩa là gì

Để tìm hiểu ý nghĩa của thành ngữ Cẩn tắc vô ưu 有备无患  yǒu bèi wú huàn chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa từng chữ cấu thành nên thành ngữ:

- 有 yǒu: 有 yǒu trong 具有 jùyǒu, có nghĩa là có, có sẵn.
- 备 bèi: 备 bèi trong 防备 fángbèi, có nghĩa là chuẩn bị, phòng bị.
- 无 wú: có nghĩa là không, không có.
- 患 huàn: 患 huàn trong 患难 huànnàn, có nghĩa là hoạn nạn, tai họa.

有备无患 yǒu bèi wú huàn có nghĩa là có sự phòng bị từ trước thì sẽ không lo gặp tai họa, hay nói cách khác là lo trước thì khỏi họa.

Khẩu thị tâm phi
Nhàn cư vi bất thiện
Nhập gia tùy tục
Lực bất tòng tâm
Ký lai chi tắc an chi

2. Nguồn gốc câu thành ngữ

Trong Ngụy Cổ văn Thượng thư, thiên Duyệt mệnh trung có viết: “惟事事,乃其有备, 有备无患。” Wéi shì shì, nǎi qí yǒu bèi, yǒubèiwúhuàn, tạm dịch là: suy nghĩ sự việc, sau đó có sự phòng bị, có sự phòng bị rồi thì không phải lo gặp họa.

Hay trong “Tả truyện- Tương Công 11 năm” cũng có ghi: “居安思危,思则有备,有备无患。” Jū'ānsīwēi, sī zé yǒu bèi, yǒubèiwúhuàn, tạm dịch là: sống yên ổn phải nghĩ đến ngày gian nguy, suy nghĩ ắt sẽ có phòng bị, có phòng bị thì không phải lo lắng tai họa nữa.

Nói về câu thành ngữ này, trước đây có một giai thoại được truyền lại như sau:

Thời Xuân thu Chiến quốc, nước Tấn có một vị quân vương anh minh là Tấn Điệu Công. Ông ta có một thuộc hạ tên là Tư Mã Ngụy Giáng, cũng là một vị quan nghiêm minh. Dưới sự phò trợ của Ngụy Giáng, nước Tấn càng ngày càng cường mạnh. Có lần, nước Trịnh xuất binh xâm phạm nước Tống, nước Tống phải cầu cứu nước Tấn. Tấn Điệu Công lập tức triệu tập quân đội 11 nước chư hầu khác, do Ngụy Giáng dẫn đầu, vây giữ kinh thành nước Trịnh, ép nước Trịnh dừng việc xâm phạm nước Tống. Trịnh vô cùng sợ hãi, liền cùng Tống, Tấn, Tề và 12 nước khác kí giao ước. Quốc vương nước Sở thấy nước Trịnh kí giao ước với các nước Tống, Tấn, Tề và 12 nước khác thì lấy làm không vui, bèn cho quân tiến đánh Trịnh, nước Trịnh không có cách nào chống lại vì quân Sở quá mạnh, lại đành phái sứ thần đến nước Tấn xin viện trợ, hy vọng Tấn có thể giúp Trịnh thoát khỏi chiến tranh. Nước Tấn đã chấp thuận dẹp loạn chiến tranh cho nước Trịnh.

Sau khi đất nước yên bình trở lại, vua nước Trịnh vì muốn cảm tạ nước Tấn, bèn dâng tặng quốc vương nước Tấn rất nhiều vàng bạc châu báu, ca nữ. Tấn Điệu Công muốn đem một nửa số ca nữ thưởng cho Ngụy Giáng nhưng hắn ta lại từ chối. Hắn nói với Tấn Điệu Công: “Đại Vương vẫn phải suy nghĩ đến các mối nguy cơ ngay cả khi đất nước đang yên ổn, chỉ cần cân nhắc đến điều này thì mới có sự chuẩn bị trước, khi đó ắt không lo chuốc lấy tai họa”. Tấn Điệu Công nghe xong nói: “Đúng, ngươi nói rất đúng”, sau đó liền đưa trả ca nữ về nước Trịnh. Cuối cùng, dưới sự phò tá của Ngụy Giáng, Tấn Điệu Công phát triển nước Tấn thành một cường quốc, sự nghiệp thống trị nước Tấn cũng được hoàn thành một cách thuận lợi.

Kể từ đó, câu thành ngữ 有备无患 yǒu bèi wú huàn được sử dụng vô cùng rộng rãi, nhắc con người phải luôn suy nghĩ, cẩn trọng, có phòng bị trước mọi việc, ngay cả khi chưa có nguy hiểm xảy ra.

Cẩn tắc vô ưu là câu thành ngữ mà chúng ta vẫn thường sử dụng cả tiếng Việt và tiếng Trung cũng rất hay xuất hiện. Cùng Thanhmaihsk học thành ngữ tiếng Trung qua bài viết giải thích về câu Cẩn tắc vô ưu này nhé!

Giải thích về câu Cẩn tắc vô ưu

Cẩn tắc vô ưu tiếng Anh
Ý nghĩa câu thành ngữ Cẩn tắc vô ưu

Tiếng Trung: 有备无患 /yǒu bèi wú huàn/

Câu này vốn được trích trong câu nói cổ xưa với nguyên văn là “谨则无忧,忍则无辱,静则常安,俭则常足”

/jǐn zé wú yōu, rěn zé wú rǔ, jìng zé cháng ān, jiǎn zé cháng zú/

Tạm dịch là: cẩn thận thì không phải lo lắng, nhẫn nại thì không phải nhục nhã, bình tĩnh thì thường yên ổn, tiết kiệm thì thường sung túc.

Tuy nhiên, người Trung Quốc lại ít sử dụng câu này và thay vào đó, họ dùng câu thành ngữ 有备无患 nhiều hơn nên phổ biến hơn. Ngắn gọn mà vẫn hàm chứa được ý cần diễn đạt.

Nghĩa: cẩn thận thì về sau không phải lo lắng, có sự phòng bị từ trước thì sẽ không lo gặp tai họa. Cho dù đó là công việc quản lý, công việc khác hay cuộc sống, học tập, v.v., chỉ khi kế hoạch được lập càng chi tiết và chuẩn bị đầy đủ, chắc chắn, bạn mới có thể nắm bắt cơ hội, chủ động và đạt được mục tiêu một cách suôn sẻ hơn.

Từ trái nghĩa: 措手不及、临阵磨枪、临渴掘井等

Từ đồng nghĩa: 居安思危, 积谷防饥, 未雨绸缪, 防患于未然, 早为之所, 以防万一, 防患未然, 有恃无恐, 器二不匮, 养儿防老, 预加防备, 曲突徒薪, 以防不测, 曲突徙薪, 备而不用, 未焚徙薪, 未寒积薪

Ví dụ:

有了水库,雨天可以蓄水,旱天可以灌溉,可说是有备无患了。
居安思危危自小,有备无患患可除。

Câu chuyện về nguồn gốc thành ngữ Cẩn tắc vô ưu

Vào thời Xuân Thu, Tấn Mãn trở thành thủ lĩnh của Trung Nguyên. Một năm nọ, mười hai hoàng tử Tống, Tề, Tấn, Ngụy chuẩn bị hợp lực tấn công nước Trịnh. Trịnh là một nước nhỏ, không thể chống chọi được với sự tấn công của quá nhiều nước nên đã cầu cứu nước Tấn. Tấn Điệu Công đồng ý và các nước khác ngừng cuộc tấn công vào nước Trịnh.

Để cảm ơn sự giúp đỡ của nước Tấn, nước Tống đã tặng cho nước này nhiều phương tiện quân sự, nhạc cụ và ca nữ. Vua nước Tấn muốn tặng một nửa số ca nữ và nhạc cụ mà ông có được cho người anh hùng Ngụy Giáng, nói rằng: “Ngươi đã dạy ta giảng hòa với Rồng Di (một dân tộc thiểu số ở phía tây bắc), để ta có thể ổn định được miền Trung. Bình nguyên các nước để ta làm thủ lĩnh. Mối quan hệ của chúng ta với hoàng tử của các quốc gia cũng được điều phối và hài hòa như âm nhạc. Bây giờ ta phải tận hưởng những món quà từ nước Tống với ngươi.

Ngụy Giáng đứng trước với phần thưởng lần này của quốc vương, ông không sẵn sàng nhận nó, thay vào đó, ông thuyết phục quốc vương nói: “Khi nước nhà đã ổn định và hạnh phúc, phải luôn xem xét những nguy hiểm và khó khăn có thể phát sinh trong tương lai, để chúng ta có thể chuẩn bị trước đầy đủ, nếu chúng ta chuẩn bị đầy đủ, chúng ta có thể tránh được tai họa.”

Tấn Điệu Công nhận ra rằng Ngụy Giáng rất nhìn xa trông rộng về chính trị và khen ông ta: “Đúng, ngươi nói rất đúng”, sau đó liền đưa trả ca nữ về nước Trịnh.

Cuối cùng, dưới sự phò tá của Ngụy Giáng, Tấn Điệu Công phát triển nước Tấn thành một cường quốc, sự nghiệp thống trị nước Tấn cũng được hoàn thành một cách thuận lợi.

Các bạn đã hiểu về câu thành ngữ “Cẩn tắc vô ưu” này chưa? Đây là câu cũng rất hay gặp trong các bài đọc HSK đấy nhé! Vậy nên ngoài việc học từ chính bạn cũng nên xem cả một số từ đồng nghĩa, trái nghĩa để mở rộng từ vựng của mình nhé