Cạo gió sau bao lâu thì tắm

1. Đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy

Khi mắc các bệnh về đường tiêu hóa, ngoài việc uống thuốc trị tiêu hóa, bạn có thể áp dụng phương pháp cạo gió để mau hết bệnh. Bạn nhờ người cạo giữa sống lưng và 2 bên mạng sườn từ trên xuống. Cạo trước ngực, từ lõm cổ xuống, rồi từ cánh tay đến các đầu ngón tay. Sau đó, cạo từ mặt ngoài chân xuống đến mu bàn chân, sau gáy đến mặt sau cánh tay, lưng đến chân rồi bàn chân.

Cạo gió sau bao lâu thì tắm

Khi bị bệnh đường tiêu hóa, bạn nên cạo giữa sống lưng và 2 bên mạng sườn.

2. Sốt và nhức đầu

Theo các chuyên gia Đông y gợi ý trên báo Người Đưa Tin, khi lên cơn sốt cao và nhức đầu như búa bổ, bạn nên cạo 2 bên đường gân dưới cổ (ngay bên dưới ót) tạo thành 2 đường chéo ở 2 bên vai. Chú ý cạo theo chiều từ cổ đến vai và từ đốt xương sống lưng số 2,3 ra 2 bên vai.

3. Ho

Khi bị ho gió, ho khan, ho dữ dội lâu ngày không khỏi, bạn nên cạo gió phía sau lưng, giữa sống lưng và trước ngực theo đường thẳng giữa ngực.

4. Bị trúng gió, cảm nắng

Những lúc bị trúng gió, cảm nắng, bạn nên cạo gió sau lưng (giữa lưng và 2 bên), bắt gió ở trước trán (chỗ ấn đường), chà xát 2 bên thái dương (mang tai). Nếu bị ngất thì lấy móng tay ấn mạnh tại huyệt nhân trung cho tỉnh lại. Nếu phát sốt, lấy kim châm các tĩnh huyệt hay đầu ngón tay ra máu. Trong trường hợp người bệnh đầu còn nặng thì ấn mạnh tại xoáy hay huyệt bách hội trên đỉnh đầu và cạo gió thêm ở hai bên tay, chân.

Cạo gió sau bao lâu thì tắm

Khi bị trúng gió, bạn nên cạo sau lưng.

5. Đau nhức

Người già, người lười vận động sẽ dễ đau nhức mình mẩy khi thời tiết thay đổi. Vậy nếu đau chỗ nào thì bạn cạo ngay chỗ ấy. Tại điểm đau nhức, cạo 2 bên theo đường tuyến từ trên xuống.

Chú ý khi cạo gió:

- Đánh gió trong phòng kín, giữ ấm vào mùa đông, mùa hè không được để quạt thổi trực tiếp vào người bệnh, người bệnh cần được ủ ấm sau khi cạo gió.

- Cơ thể thả lỏng thư giãn, các dụng cụ cạo gió phải sạch sẽ.

- Không nên cạo gió quá lâu, không nên cạo quá mạnh tay gây đau rát.

- Không nên cạo gió cho người mắc bệnh da liễu, bệnh tim mạch, phụ nữ có thai, trẻ em.

- Không nên cạo gió một cách tùy tiện, chỉ nên đánh gió khi người bị cảm mạo (cảm mạo phong hàn hay phong nhiệt), đau đầu, đau lưng, sốt không ra mồ hôi.

- Sau khi cạo gió nên uống một bát trà gừng hoặc một bát cháo có tía tô với hành, hay một cốc nước sôi để nguội có pha chút muối. Nằm yên trên giường, không nên ra ngoài vì dễ nhiễm lạnh, đặc biệt không được tắm sau khi cạo gió.

Theo Thethaovanhoa

Mấy ngày gió mùa, trở lạnh khiến nhiều người dễ mắc cảm cúm. Với những người không có điều kiện đến cơ sở y tế thì cạo gió ở nhà là cách trị cảm lạnh hữu hiệu, giúp bệnh nhanh hết đau nhức, cơ thể ấm nóng, rút ngắn thời gian bị bệnh…

Cạo gió sau bao lâu thì tắm
Ảnh minh họa

Cạo gió đúng cách cần những gì?

Chị Ngọc Anh (ở Trần Khát Chân, Hà Nội) lên Hà Giang công tác dịp đầu đông. Chị rất cẩn thận chuẩn bị đủ các loại thuốc từ đau bụng, tới viêm họng, cảm lạnh… Thế mà lên Hà Giang được hai ngày, chị thấy gai người, ớn lạnh, người như kiệt sức. Biết là đã bị cảm lạnh, chị Ngọc Anh nhờ người cạo gió. Chỉ sau một đêm, sáng dậy chị đã thấy người đỡ đau nhức hẳn.

Anh trai chị Nguyễn Thị Liên (ở Hà Đông, Hà Nội) là Việt kiều về thăm mẹ ốm. Tuần đầu tiên về nhà anh đã đi chơi, tập thể dục. Tuần sau thì có gió mùa, anh vẫn mặc quần short với áo ba lỗ đi tập thể dục, rồi xem đá bóng. Anh cho mình là thanh niên khỏe mạnh, rét này ăn thua gì với cái lạnh âm độ bên tây.

Sáng hôm sau thì anh trai chị Liên kêu không hiểu mắc bệnh gì mà chóng mặt không ngồi dậy được, buồn nôn, rất khó chịu. Nghi anh bị cảm lạnh, chị Liên đánh gió rồi ép anh ăn thêm bát cháo hành, tía tô. Chỉ sau vài giờ đồng hồ, những triệu chứng chóng mặt, buồn nôn của anh trai chị Liên thuyên giảm.

Theo lương y Phạm Anh Đào (nguyên bác sĩ Viện Y học cổ truyền Quân đội), nhiều người gọi cảm lạnh là trúng gió, hàn khí xâm nhập qua lỗ chân lông, da, đường hô hấp vào cơ thể gây đau đầu, sổ mũi, toàn thân đau nhức mỏi mệt… Cạo gió tác động lên vùng cơ bị đau, nhức mỏi kết hợp tính nóng của dầu xoa làm giãn cơ, giúp lưu thông khí huyết nên khỏi bệnh.

Khi có các dấu hiệu của cảm lạnh dẫn đến cơ thể mệt mỏi rã rời, đầu choáng váng, đau đầu, cổ, vai gáy…) mà cạo gió bệnh nhân sẽ thấy triệu chứng lui dần và khỏi. Cách cạo gió đúng như sau:

Chọn vật có cạnh hình cung tròn, nhẵn và cứng (lược, thìa canh, miệng chén, nắp lọ dầu, thìa, đồng xu…) để cạo lên vùng đau. Nếu không có thì giật gió ở vùng đau, vị trí không cạo được cho đến khi “lên gió” (vùng da ửng đỏ, hoặc đỏ bầm).

Phổ biến là dùng sừng trâu (một vị thuốc Đông y giúp tán chướng khí, thông khí huyết), củ gừng (an toàn, tính ấm, dùng đầu gừng cạo tới khi tà đầu thì cắt bỏ, tạo đầu mới), đồ bạc có cạnh tròn, hình cung (giúp tiêu trừ hàn độc).

Theo phân tích của BS Trịnh Liên Việt, Trưởng khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP Hồ Chí Minh), cạo gió trị cảm lạnh hữu hiệu, giúp tác động cơ học lên vùng cơ bị nhức mỏi. Hương tinh dầu tác động qua da, khứu giác làm êm dịu thần kinh tại chỗ và toàn thân, giãn cơ, giãn mạch máu tại vùng đau nhức, cơ thể bệnh nhân ấm nóng, dễ chịu, rút ngắn thời gian bị bệnh… nhất là với người ở xa các cơ sở y tế. Khi cạo gió bệnh nhân được chia sẻ tâm lý khi ốm đau, rất tốt cho tinh thần.

Theo hướng dẫn của bác sĩ Hoàng Khánh Toàn (Khoa Đông y, BV 108), khi cạo gió nên để bệnh nhân nằm yên tĩnh nơi kín gió. Sát trùng dụng cụ cạo gió (cả trước và sau khi cạo), thoa dầu gió lên vùng đau, rồi cầm thẳng vật cạo miết lực vừa phải một chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài (tùy người mà dùng lực mạnh – nhẹ).

Cạo ở lưng ở hai bên xương sống từ vai xuống thắt lưng (là đường bàng quang kinh), có nhiều huyệt chủ trị chứng sốt lạnh, nghẹt mũi, đau đầu, cứng cổ, đau thắt lưng...), và các huyệt tương ứng với từng tạng phủ, điều hòa khí huyết, nâng cao chính khí, trục tà khí đang xâm nhập vào cơ thể…

Cạo ở tay dọc cánh tay mặt (theo mặt trước và mặt trong theo lòng bàn tay).

Vùng ngực cạo từ trong ra ngoài, lực nhẹ hơn, miết dài và đều. Nếu bị ho, ngứa họng thì cạo thêm dọc xương mỏ ác.

Cổ, bụng, chân cạo từ trên xuống dưới.

Mỗi vùng cạo 3-5 phút sẽ nổi vết đỏ tím. Không nên cạo quá 10 phút. Cũng không dùng lực mạnh quá để tạo vết (vì có thể gây bầm giập, rướm máu, trầy xước, xuất huyết dưới da…), cạo xong vùng này mới cạo sang chỗ khác.

Những người không nên cạo gió

BS Hoàng Khánh Toàn khuyên, khi cảm mạo, nhiễm lạnh, nhức mỏi tay chân… thì cạo gió ít nhiều có hiệu quả tức thì, rẻ tiền, dễ làm, thuận tiện, hiệu quả. Nhưng trong mọi trường hợp vẫn rất cần có bác sĩ khám và chỉ định dùng thuốc cụ thể. Và người bệnh cần tăng cường sức đề kháng miễn dịch bằng nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn uống ít mỡ để rút ngắn thời gian bị bệnh.

Với những người sau thì không nên cạo gió:

Người bệnh tim, cao huyết áp, phụ nữ có thai và người bị các bệnh da liễu không nên cạo gió.

Người bị cảm lạnh nhưng cơ thể có dấu hiệu suy nhược cũng cần tránh cạo gió để tránh mất huyết, vỡ mạch, ép cơ thể phải sản sinh ra huyết nhiều hơn.

Người bị suy nhược (do bệnh lý nào đó như đau đầu chóng mặt vì cao huyết áp, viêm xoang…) thì nên đến cơ sở y tế khám để có một chẩn đoán xác định và phương thức điều trị thích hợp.

Lưu ý khi cạo gió:

- Nên cạo gió trong phòng ấm áp, tránh gió lùa, giữ ấm cho bệnh nhân.

- Không cạo chỗ có vết lở loét, phần bụng người có thai, người da mẫn cảm, có bệnh về da, có bệnh khó đông máu.

- Không nên dùng dầu xoa có tinh dầu bạc hà (menthol), vì bốc hơi nhanh.

- Trước và sau khi dùng phải khử trùng vật cạo. Không dùng vật sắc cạnh, cứng để cạo gió vì dễ gây tổn thương da, nhiễm trùng, lây lan bệnh.

- Chủ yếu cạo dọc hai bên cột sống, không nhất thiết phải cạo đến đỏ bầm.

- Không nên cạo vùng cơ cổ.

Sau khi cạo gió cần:

- Tuyệt đối không tắm rửa bằng nước lạnh trong 1 giờ.

- Nên uống một cốc nước nóng (sữa, trà gừng nóng, hoặc pha thêm chút muối), tốt nhất ăn bát cháo có hành, tía tô để giải cảm, rồi đắp chăn để ra mồ hôi.

- Giữ ấm cơ thể, không đi ra ngoài ngay sau khi cạo gió để tránh bị cảm lại.

- Mùa hè cần học cách phân biệt (cảm lạnh thường ít sốt, gai gai lạnh; Trong khi cảm phong nhiệt (sẽ nóng, không sợ lạnh, khô môi, nước tiểu vàng, ra mồ hôi), hoặc say nắng thì cạo gió rất nguy hiểm, dễ tai biến (bị liệt mặt, méo mồm, xuất huyết não...).

Lương y Phạm Anh Đào

(Nguyên bác sĩ Viện Y học cổ truyền Quân đội)

Có nên cạo gió khi bị cảm?

(VOH) - Cạo gió là một biện pháp dân gian để trị cảm, giải cảm. Theo lý giải, cạo gió giúp cơ thể ấm hơn, làm gió độc thoát ra. Thật ra có đúng như vậy?

Phó Giáo sư – Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM) tư vấn. 

Đọc giả có thể nghe hoặc đọc chi tiết

Cạo gió là một trong những phương pháp chữa bệnh độc đáo và hiệu quả được lưu truyền trong dân gian. Ảnh minh họa: internet

Cạo gió

Từ lâu, mỗi khi có bệnh, nhất là bị cảm lạnh, cảm nóng, trong người mệt mỏi, đau nhức,… nếu được cạo gió thì sẽ thấy tinh thần sảng khoái và dễ chịu nhiều hơn. Chính vì vậy, phương pháp này tồn tại khá lâu đời trong đời sống bình thường của người dân.

Trong tự nhiên, cơ thể của chúng ta sẽ có những phản ứng với môi trường, trước đây, khi nền y học chưa chứng minh được, người xưa gọi là bị trúng khí tà, khí độc từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong cơ thể, chính vì vậy làm cho người bệnh mệt mỏi, đau nhức, cảm lạnh, phát sốt … và những khi như vậy, người ta thường tìm cách giải quyết cho những triệu chứng này. Cũng chính từ đó, phương pháp cạo gió ra đời.

Người ta sử dụng rất nhiều những biện pháp, dụng cụ. Có thể dùng đồng xu, dụng cụ có đầu tròn, cứng cạnh, hay các loại muỗng bằng thiếc (sắt, đồng, sứ),…

Có nên cạo gió?

Vì sao sau khi cạo gió xong, người bệnh cảm thấy khỏe khoắn, sảng khoái hơn? Bởi vì các tế bào nhân cảm thần kinh, hệ thống hạch và vi mao mạch đều ở dưới da, do đó, khi cạo gió, chúng ta tác động đến lớp dưới da, nó giúp kích thích hệ thần kinh, các vùng lỗ chân lông, hệ thống tế bào nhân cảm thần kinh, hệ thống hạch và vi mao mạch được "đánh thức", làm cho cơ thể ấm lên và giảm tình trạng mệt mỏi rất nhiều.

Vì sao lại chọn đồng bạc? Theo nghiên cứu, khi các khí lạnh hay nắng nóng (gọi chung là khí độc) xâm nhập vào cơ thể, thì chúng đi qua các lỗ chân lông. Ở đó, người ta đo đạc được lượng lưu huỳnh cao hơn bình thường. Đồng bạc phối hợp với lưu huỳnh sẽ tạo thành một chất không tan, không thấm được vào bên trong cơ thể nên "chất độc" được thải ra ngoài và làm cơ thể chúng ta ấm lên, bớt mệt mỏi. Những nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, cạo gió là một phương pháp tốt, giúp tăng cường hoạt động của hệ thống tuần hoàn và hệ thống thần kinh, làm giãn nở cơ, làm dễ chịu và giúp lấy những chất độc trong cơ thể.

Hậu quả khôn lường

Trước tiên phải kể đến đó là việc biến tướng những dụng cụ để cạo gió. Những dụng cụ có khi là những dụng cụ quá cứng, quá sắc cạnh. Sau khi cạo gió xong sẽ để lại những vết bầm trên da, làm vỡ mao mạch.

Như vậy, các nhà nghiên cứu khuyên chúng ta nên sử dụng đồng bạc là tốt nhất. Chúng ta có thể thay thế bằng cách dùng trứng luộc chín, bỏ lòng đỏ đi, chỉ dùng tròng trắng bọc trong vải mùng hay khăn tay khi trứng còn hơi nóng dùng miết lên da. Ngoài ra, chúng ta còn có thể dùng hai bàn tay miết trên da ở các vùng như: cột sống lưng, cổ, nếp gấp của tay.

Lưu ý, khi đánh gió phải đi xuôi từ trên xuống theo chiều thuận vì khi đánh gió, chúng ta đang tác động cơ học lên hệ thống tuần hoàn của cơ thể.

Ngoài ra, khi cạo gió, đừng cố gắng cạo cho da đỏ lên, như thế sẽ làm tổn thương vi mao mạch và sẽ gây hại cho cơ thể. Khi vi mao mạch bị tổn thương, sẽ làm cho các “khí độc” càng dễ thâm nhập sâu vào cơ thể. Sau khi vỡ các vi mao mạch như vậy, sẽ gây tụ máu, bầm dưới da, do đó, sau khi cạo gió, người bệnh sau khi cảm thấy sảng khoái thì sẽ cảm thấy đau nhiều ngày sau.

Ngoài ra, còn một hậu quả khác đáng lo ngại hơn khi cạo gió làm ỡ các vi mao mạch, đó là người bệnh có thể bị nhiễm trùng, gây mụn nhọt, lở trên da nếu môi trường sống không sạch sẽ.

Lời khuyên từ bác sĩ

Theo các bác sĩ, cạo gió (đánh gió) là một phương pháp tốt có thể dùng được, ở những nơi hẻo lánh, xa thầy thuốc, giúp người bệnh có thể khỏe ngay lúc đó trong khi chờ đợi để điều trị hay dùng thuốc thêm,… nhưng tuyệt đối không được dùng những vật có thể gây ảnh hưởng không tốt, gây bầm máu, giập cơ, gây tổn thương vi mao mạch. Làm sao đánh gió chỉ để tạo sự sảng khoái nhẹ nhàng. Khi dùng đồng xu thì cũng không nên cạo mạnh và không cạo gió khắp người.

Khi cạo gió cho người bệnh cần chú ý tránh chỗ lạnh, chỗ gió lùa hay có quạt thổi vào người. Sau khi cạo gió xong, trong khoảng 30 phút, người bệnh tuyệt đối không được tắm. Nên uống một cốc nước nóng, bỏ thêm chút muối, chút gừng sẽ tốt hơn và giúp tiếp tục vã mồ hôi. Sau 1 giờ, người bệnh mới có thể đi tắm bằng nước ấm.

Dụng cụ dùng để cạo gió phải được khử trùng, nếu dùng tay thì phải cắt móng tay và rửa tay sạch sẽ. Nên dùng các loại dầu gió dùng cho trẻ em khi cạo gió. (hạn chế dùng dầu dừa hay dầu của người lớn).

Những người quá gầy, trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ có thai, người mắc bệnh tim mạch, da liễu, cao huyết áp, người già đang bị các bệnh về nhiễm hay miễn dịch hoàn toàn tuyệt đối không nên cạo gió mà chỉ nên xoa vai, bấm huyệt.