Cắt giảm chi phí sản xuất là gì

Để nâng cao hiệu quả cho các doanh nghiệp sản xuất, bên cạnh việc tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng với các chính sách đầu vào, thì bản thân mỗi doanh nghiệp cần có những giải pháp để cắt giảm những hao phí của mình. Việc nhận diện ra các hao phí và nguyên nhân của các hao phí đó là cực kỳ quan trọng.

Tuy nhiên, không phải lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng biết cắt giảm chi phí sao cho hiệu quả. Một số doanh nghiệp thực hiện việc cắt giảm chi phí bằng cách sa thải nhân viên, giảm chi tiêu các khoản phát sinh, kiểm soát gắt gao nguồn vốn lao động…Quan niệm cắt giảm chi phí trên đồng nghĩa với việc thu hẹp và làm ảnh hưởng đến mục tiêu dài hạn của công ty. Cách nhận diện đúng đắn là làm sao giảm được những hao phí, hao hụt không cần thiết.

Vấn đề cốt lõi đặt ra cho doanh nghiệp sản xuất là doanh nghiệp phải kiểm soát hao phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời nâng cao giá trị gia tăng, số lượng và chất lượng sản phẩm dịch vụ để làm giảm giá thành trên thị trường.

 

Cắt giảm chi phí sản xuất là gì

Một số biện pháp giúp doanh nghiệp sản xuất cắt giảm hao phí:

Một là, đảm bảo sự thay đổi phải có sự thích hợp giữa chỉ đạo “từ trên xuống dưới” và những đề xuất “từ dưới lên trên”.
Hai là, xây dựng quy trình làm việc khoa học, rút ngắn được thời gian và chi phí. Thiết kế cơ cấu tổ chức tinh gọn, tối thiểu hóa thời gian chờ việc của nhân viên và giảm tối đa các xung đột giữa các công đoạn sản xuất.

Ba là, thiết kế hệ thống quản trị chuỗi cung ứng đảm bảo thông suốt giữa các giai đoạn từ khâu tiếp nhận đơn đặt hàng- xác định tiêu chuẩn nguyên vật liệu- lựa chọn nhà cung cấp- tiếp nhận lưu kho -xuất kho.

Bốn là, thường xuyên cải tiến quy trình sản xuất, đổi mới công nghệ theo hướng loại bỏ tối đa các thao tác dư thừa gây tốn sức người, nguyên vật liệu.

Năm là, thực hiện tốt chức năng dự báo nhu cầu tiêu thụ và nguyên vật liệu để chủ động trong kế hoạch sản xuất, giảm thiểu sự thiếu hụt cũng như dư thừa nguyên vật liệu, thành phẩm tồn kho.

Cắt giảm chi phí (tiếng Anh: Cost Cutting) đề cập đến các biện pháp được thực hiện bởi một công ty để giảm chi phí và cải thiện lợi nhuận.

Cắt giảm chi phí sản xuất là gì

Ảnh minh họa. Nguồn: Bench Accounting.

Khái niệm

Cắt giảm chi phí tiếng Anh là Cost Cutting.

Cắt giảm chi phí đề cập đến các biện pháp được thực hiện bởi một công ty để giảm chi phí và cải thiện lợi nhuận. Các biện pháp cắt giảm chi phí có thể bao gồm sa thải nhân viên, giảm lương nhân viên, đóng cửa các cơ sở, hợp lí hóa chuỗi cung ứng, thu hẹp qui mô văn phòng hoặc chuyển đến một tòa nhà hoặc khu vực ít tốn kém hơn, giảm hoặc loại bỏ các dịch vụ chuyên nghiệp như đại lí và quảng cáo,…

Đặc điểm của Cắt giảm chi phí

Các cổ đông tìm kiếm lợi nhuận tối đa cho các khoản đầu tư của họ vào một công ty thường hi vọng rằng ban lãnh đạo sẽ duy trì tăng trưởng lợi nhuận. Khi chu kì kinh doanh đang trên đà phát triển, các công ty thường có thể tạo ra tăng trưởng lợi nhuận. 

Tuy nhiên, khi công ty tạm dừng phát triển, lợi nhuận có thể giảm và nếu họ duy trì trạng thái đó trong thời gian dài, ban lãnh đạo sẽ cảm thấy áp lực từ các cổ đông, buộc phải cắt giảm chi phí nhằm đẩy mạnh lợi nhuận.

Một số bước để công ty cắt giảm chi phí hiệu quả bao gồm:

- Lập ra một chiến lược cắt giảm chi phí cụ thể và đảm bảo rằng nó được áp dụng với toàn bộ tổ chức.

- Luôn theo dõi hoạt động của toàn bộ tổ chức và phân biệt những chi phí nào nên cắt giảm và chi phí nào không nên cắt giảm.

- Đặt mục tiêu cao: sử dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại và nhiều cách thức hoạt động khác để duy trì mặt bằng chi phí ở mức độ ổn nhất.

- Đưa ra chiến lược và lãnh đạo: hợp lí hoá chi phí cần phải được nhìn nhận như một chiến lược, một cách để công ty chuyển mình.

- Tạo ra môi trường cắt giảm chi phí tích cực: phát triển văn hoá tiết kiệm và duy trì để đạt hiệu quả lâu dài.

Bởi vì tiền lương và tiền công là một khoản chi phí lớn, nên nhiều công ty nghĩ đến việc sa thải đầu tiên để cắt giảm chi phí khi không có nhiều thời gian. Tuy nhiên, có nhiều chi phí liên quan đến việc sa thải nhân lực, bao gồm trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp, chi phí nghỉ việc, kiện cáo chấm dứt sai trái, ảnh hưởng tinh thần và rủi ro làm việc quá sức của nhân viên. 

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp phục hồi nhanh hơn dự kiến, công ty có thể rơi vào tình trạng thiếu lao động, khiến công ty gặp bất lợi khi cạnh tranh trong môi trường kinh doanh sau phục hồi. Ngoài ra, nếu một nhà máy bị đóng cửa trong một đợt cắt giảm chi phí gần đây, công ty có thể không đủ năng lực sản xuất để đáp ứng với sự gia tăng đơn hàng đột ngột.

(Theo Investopedia và PwC)

Hoàng Vy

Tiết giảm chi phí sản xuất là một trong những việc khiến các nhà quản trị đau đầu nhất. Bởi nó là nhân tố lớn nhất quyết định lợi nhuận và giá thành sản phẩm.

Việc tiết giảm chi phí sản xuất có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt là trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất dễ bị vấn đề thiếu vốn đè bẹp. Vì vậy, đây là giải pháp tối ưu để tăng khả năng cạnh tranh và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Thế nào là tiết giảm chi phí sản xuất?

Tiết giảm hay tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh được định nghĩa theo 5 ý sau đây:

– Sản xuất ra một mức sản lượng không đổi bằng cách sử dụng ít đầu vào nhân tố hơn trước.

– Sản xuất mức sản lượng lớn hơn trước bằng cách sử dụng đầu vào nhân tố không đổi.

– Sản xuất khối lượng sản phẩm không đổi với chi phí thấp hơn trước thông qua việc thay thế các đầu vào nhân tố đắt tiền bằng đầu vào nhân tố rẻ tiền hơn.

– Mức sản lượng tối đa được sản xuất từ một lượng các đầu vào nhân tố cố định bằng cách sử dụng công nghệ hiện có.

– Sản xuất một mức sản lượng nhất định với chi phí nhân tố thấp đến mức cho phép.

Cắt giảm chi phí sản xuất là gì
Tiết giảm chi phí sản xuất hướng tới sự hài lòng khách hàng và lợi nhuận doanh nghiệp

Chi phí sản xuất ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh

Khó bán hàng

Chi phí sản xuất cao sẽ dẫn tới giá thành cao. Do đó, hàng hóa sẽ khó tiêu thụ trên thị trường. Đặc biệt, nếu thị trường xuất hiện một sản phẩm thay thế cùng chất lượng nhưng giá thành thấp hơn.

Cắt giảm chi phí sản xuất là gì
Chi phí sản xuất ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng của doanh nghiệp

Xem thêm khóa học quản lý và tiết giảm chi phí sản xuất của trường PMS

Lợi nhuận không đạt yêu cầu

Lợi nhuận chính là hiệu số giữa giá thành sản phẩm và chi phí đầu vào. Do đó, chi phí đầu vào cao mà doanh nghiệp không thể nâng giá thành lên tới mức cho phép thì sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận ước tính của doanh nghiệp.

Cắt giảm chi phí sản xuất là gì
Tiết giảm chi phí sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận doanh nghiệp

Không cạnh tranh được giá bán với các đối thủ

Cùng một sản phẩm với chất lượng như nhau, nhưng sản phẩm của đối thủ có giá thấp hơn, dĩ nhiên, khách hàng sẽ chọn sản phẩm của doanh nghiệp đó chứ không phải doanh nghiệp bạn. Vì vậy, tối ưu được chi phí sẽ giúp doanh nghiệp thỏa mãn nhu cầu khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh.

Cắt giảm chi phí sản xuất là gì
Chi phí sản xuất là cơ sở để doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường

Không đủ tiền cho các hoạt động marketing

Hoạt động marketing là phương thức giúp doanh nghiệp bán được sản phẩm. Tuy nhiên, với chi phí sản xuất cao, doanh nghiệp cũng không thể bán giá cao do cạnh tranh. Điều này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không đủ chi phí cho các hoạt động quảng bá sản phẩm.

Cắt giảm chi phí sản xuất là gì
Tiết giảm chi phí sản xuất có ảnh hưởng đến hoạt động marketing sản phẩm

Thị phần ngày càng giảm

Với chi phí sản xuất cao, dù bán giá cao hay giá thấp đều ảnh hưởng đến thị phần của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp bán giá cao, hàng hóa sẽ dư thừa nhiều. Ngược lại, nếu doanh nghiệp bán giá thấp, sẽ không đủ chi phí cho đợt sản xuất tiếp theo.

Cắt giảm chi phí sản xuất là gì
Thị phần ngày càng giảm nếu doanh nghiệp không tiết giảm chi phí sản xuất

Nguyên nhân gây cho chi phí sản xuất tăng

Cắt giảm chi phí sản xuất là gì
Bố trí lao động không hợp lý.

Cắt giảm chi phí sản xuất là gì
Định biên và định mức lao động không sát thực tế.

Cắt giảm chi phí sản xuất là gì
Chuyển đổi sản phẩm liên tục.

Cắt giảm chi phí sản xuất là gì
Sản phẩm không đạt chất lượng tăng cao.

Cắt giảm chi phí sản xuất là gì
Điều hành quản lý.

Cắt giảm chi phí sản xuất là gì
Chi phí tái chế tăng.

Cắt giảm chi phí sản xuất là gì
Bố trí kế hoạch sản xuất không hợp lý.

Cắt giảm chi phí sản xuất là gì
Máy móc thiết bị hoạt động chưa hết công suất.

Cắt giảm chi phí sản xuất là gì
Nguyên nhân làm cho chi phí sản xuất tăng

Một số biện pháp tiết giảm chi phí sản xuất trong doanh nghiệp

Cắt giảm chi phí nhân công trong giai đoạn khó khăn

Doanh nghiệp nên sắp xếp lại bảng phân công công việc và tránh tình trạng việc phải làm thêm giờ. Giải pháp này giúp nhân viên hoàn thành công việc trong giờ làm việc mà không phải tốn thêm chi phí cho các ca làm thêm giờ. Bởi điều này sẽ khiến doanh nghiệp mất gấp đôi chi phí trả lương bình thường cho mỗi giờ làm thêm.

Cắt giảm chi phí sản xuất là gì
Giảm chi phí nhân công là cách tiết giảm chi phí hiệu quả nhất

Một cách khác để giảm chi phí nhân công là có chính sách khuyến khích nhân viên cố gắng giảm bớt ngày nghỉ vì những lý do cá nhân hay ốm đau. Bởi khi một nhân viên phải nghỉ ốm, doanh nghiệp sẽ tìm cách thay thế vị trí đó bằng cách yêu cầu nhân viên khác làm thêm giờ, hoặc giảm ca làm, giảm năng suất. Dù là cách nào đi chăng nữa, doanh nghiệp cũng sẽ bị tổn hại một khoản chi phí.

Hạn chế thiệt hại về thiết bị sản xuất kinh doanh

Thiệt hại về thiết bị sản xuất tác động tới chi phí theo 2 cách:

– Thiệt hại về thiết bị làm giảm năng suất trong khi thiết bị được sửa chữa. tùy vào tầm quan trọng của thiết bị mà các phần hư hỏng có thể khiến toàn bộ dây chuyền mất năng suất trong một khoảng thời gian.

– Thiệt hại về thiết bị sẽ tiêu tốn một khoản chi phí sửa chữa nhất định.

Doanh nghiệp cần đảm bảo nhân viên thao tác đúng quy trình để hạn chế thiệt hại cho máy móc. Ngoài ra, cần tổ chức bảo trì, bảo dưỡng máy móc để tránh xảy ra sự cố bất ngờ làm ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất.

Cắt giảm chi phí sản xuất là gì
Biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất trong doanh nghiệp

Tăng chi phí ban đầu cho việc đảm bảo an toàn lao động

Tăng chi phí ban đầu cho việc đảm bảo an toàn lao động là biện pháp cắt giảm những chi phí sản xuất không cần thiết. Những chi phí khi một tai nạn lao động xảy ra bao gồm:

  • Chi phí thuốc thang.
  • Phí bảo hiểm tăng.
  • Năng suất giảm khi nhân viên nghỉ.
  • Tốn tiền bạc và thời gian để điều tra nguyên nhân tai nạn.
  • Chi phí cho việc làm thay ca cho nhân viên đó.
  • Tinh thần lao động giảm sút.
  • Mất uy tín công ty và chi phí cho quan hệ công chúng.
  • Tiền phát và án phí từ cơ quan chính phủ trong một số trường hợp.

Do đó, tăng các biện pháp an toàn và phòng chống tai nạn lao động là giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất hữu hiệu nhất.

Cắt giảm chi phí sản xuất là gì
Giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất với an toàn lao động

Tìm kiếm các nhà cung ứng tốt nhất

Tìm kiếm các nhà cung ứng tốt nhất là cách giảm chi phí sản xuất phổ biến. Doanh nghiệp cần chắc chắn rằng mình đang nhận được dịch vụ tốt nhất cho các vật tư cần thiết. Vì vậy, việc bỏ thời gian tìm kiếm nhà cung ứng tốt nhất sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất.

Cắt giảm chi phí sản xuất là gì
Biện pháp tiết giảm chi phí sản xuất với nhà cung ứng

Chính sách khuyến khích nhân viên cắt giảm chi phí trong dài hạn

Doanh nghiệp nên có chính sách để nhân viên có thể góp phần vào việc tiết kiệm chi phí trong một khoảng thời gian cụ thể. Điều này khuyến khich và thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả hơn, tự hạn chế tai nạn lao động và thiệt hại, góp phần vào việc tiết giảm chi phí sản xuất.

Cắt giảm chi phí sản xuất là gì
Cách giảm chi phí sản xuất trong dài hạn

Khóa học Quản lý và tiết giảm chi phí sản xuất

Quản lý và tiết giảm chi phí sản xuất là việc hết sức cần thiết cho các doanh nghiệp hiện nay. Đây là biện pháp để doanh nghiệp tăng trưởng, phát triển nền kinh tế nói chung. Vì vậy, các nhà quản lý, lãnh đạo sản xuất cần được đào tạo các biện pháp nhận biết lãng phí và cắt giảm chi phí phù hợp để giúp doanh nghiệp vượt qua thời điểm khó khăn.

Khóa học:”Quản lý và tiết giảm chi phí sản xuất” tại PMS sẽ giúp các nhà Quản lý của bạn làm được điều đó. Việc phấn đấu tiết giảm hay tiết kiệm chi phí không còn là vấn đề của doanh nghiệp nữa, mà là vấn đề chung của các nhà quản lý sản xuất và toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp.

Xem chi tiết đề cương khóa học Quản lý và tiết giảm chi phí sản xuất tại ĐÂY

Thông tin liên hệ:

TRƯỜNG TƯ VẤN – ĐÀO TẠO PMS Trụ sở: Tầng 9, Tòa nhà Thủy Lợi 4, 102 Nguyễn Xí, P 26, Quận Bình Thạnh, TP HCM CN Bình Dương: Đại học Quốc Tế Miền Đông, Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Hòa Phú, Thành phố mới Bình Dương, Tỉnh Bình Dương

Email: 


Điện thoại: 028 7300 6069