Câu trần thuật trong tiếng Hàn là gì

Dưới đây là khái niệm, định nghĩa và giải thích cách dùng từ trần thuật trong tiếng Hàn. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ trần thuật tiếng Hàn nghĩa là gì.

Câu trần thuật trong tiếng Hàn là gì
Bấm nghe phát âm
(phát âm có thể chưa chuẩn)
trần thuật
  • 박람회

  • trần thuật: 박람회,

    Đây là cách dùng trần thuật tiếng Hàn. Đây là một thuật ngữ Tiếng Hàn chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

    Tổng kết

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ trần thuật trong tiếng Hàn là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Thuật ngữ liên quan tới trần thuật

    • kinh tạ ơn tiếng Hàn là gì?
    • sự cuỗm đi tiếng Hàn là gì?
    • giải một bài toán tiếng Hàn là gì?
    • mince chú tiếng Hàn là gì?

    Tiếng Hàn Quốc, Tiếng Hàn hay Hàn ngữ (Hangul: 한국어; Hanja: 韓國語; Romaja: Hangugeo; Hán-Việt: Hàn Quốc ngữ - cách gọi của phía Hàn Quốc) hoặc Tiếng Triều Tiên hay Triều Tiên ngữ (Chosŏn'gŭl: 조선말; Hancha: 朝鮮말; McCune–Reischauer: Chosŏnmal; Hán-Việt: Triều Tiên mạt - cách gọi của phía Bắc Triều Tiên) là một loại ngôn ngữ Đông Á. Đây là ngôn ngữ phổ dụng nhất tại Đại Hàn Dân Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, đồng thời là ngôn ngữ chính thức của cả hai miền Bắc và Nam trên bán đảo Triều Tiên.

    Chúng ta có thể tra từ điển tiếng Hàn miễn phí mà hiệu quả trên trang Từ Điển Số.Com Tiếng Triều Tiên là một ngôn ngữ chắp dính. Dạng cơ bản của một câu trong tiếng Triều Tiên là "chủ ngữ - tân ngữ - động từ" (ngôn ngữ dạng chủ-tân-động) và từ bổ nghĩa đứng trước từ được bổ nghĩa. Chú ý là một câu có thể không tuân thủ trật tự "chủ-tân-động", tuy nhiên, nó phải kết thúc bằng động từ.
    Câu nói "Tôi đang đi đến cửa hàng để mua một chút thức ăn" trong tiếng Triều Tiên sẽ là "Tôi thức ăn mua để cửa hàng-đến đi-đang".

    Trong tiếng Triều Tiên, các từ "không cần thiết" có thể được lược bỏ khỏi câu khi mà ngữ nghĩa đã được xác định. Nếu dịch sát nghĩa từng từ một từ tiếng Triều Tiên sang tiếng Việt thì một cuộc đối thoại bằng có dạng như sau:

    • H: "가게에 가세요?" (gage-e gaseyo?)
    • G: "예." (ye.)
    • H: "cửa hàng-đến đi?"
    • G: "Ừ."
    • trong tiếng Việt sẽ là:
    • H: "Đang đi đến cửa hàng à?"
    • G: "Ừ."

    Nguyên âm tiếng Hàn

    Nguyên âm đơn /i/ , /e/ , /ɛ/ , /a/ , /o/ , /u/ , /ʌ/ , /ɯ/ , /ø/
    Nguyên âm đôi /je/ , /jɛ/ , /ja/ , /wi/ , /we/ , /wɛ/ , /wa/ , /ɰi/ , /jo/ , /ju/ , /jʌ/ , /wʌ/

    Đuôi câu là một yếu tố quan trọng cả trong thể văn nói (구어체) và thể văn viết (문어체) của tiếng Hàn mà tùy vào hoàn cảnh giao tiếp và mục đích sử dụng đuôi câu sẽ được chia thành các hình thức khác nhau. Bên cạnh đó ngữ pháp tiếng Hàn không chỉ chú trọng đến kính ngữ để giữ đúng lễ nghi, phép tắc mà làm cách nào có thể nói chuyện một cách gần gũi tự nhiên với những người thân thiết trong gia đình hay giữa mối quan hệ bạn bè như chúng ta vẫn thường thấy trong các bộ phim Hàn Quốc thì cũng đòi hỏi người học phải nắm vững một số quy tắc cơ bản trong lối nói thân mật. Để tìm hiểu rõ hơn về hai hình thức ngữ pháp này hãy cùng chúng mình theo dõi nội dung bài viết dưới đây và hy vọng những kiến thức chúng mình đã tổng hợp trong bài có thể giúp các bạn dễ dàng vận dụng một cách linh hoạt hơn trong giao tiếp ~

    1. Thể trần thuật.

    - Sử dụng thể trần thuật khi viết báo, báo cáo hoặc nhật ký để mô tả sự việc một cách khách quan.

    - Cách chia:

    Ví dụ:

    월요일이라서 일이 많다.

    Vì là thứ 2 nên nhiều việc.

    코로나 19 생긴 후 일상의 형태가 변화하면서 가족 간 집에 함께 있는 시간도 늘어났다.

    Sau khi Corona 19 xuất hiện, tình hình sinh hoạt hàng ngày thay đổi và thời gian mọi người ở nhà với các thành viên trong gia đình cũng tăng lên.

    저는 한국어를 공부하는 학생이다.

    Tôi là học sinh học tiếng Hàn Quốc.

    Chú ý:

    • “않다” khi đứng sau động từ thì chia theo hình thức của động từ, đứng sau tính từ thì chia theo hình thức của tính từ.

    제 동생은 한국을 좋아하지 않는다.

    Em tôi không thích Hàn Quốc.

    어제 만난 친구가 예쁘지 않다.

    Cô bạn hôm qua tôi gặp thì không xinh.

    • “싶다”, “좋다” là tính từ nên chia theo hình thức của tính từ.

    한국에서 아이돌을 한번이라도 만나고 싶다.

    Tôi muốn gặp idol ở Hàn Quốc dù chỉ một lần.

    본 드리마 중에 이 드라마가 진짜 좋았다.

    Trong các bộ phim tôi đã xem thì phim này thật sự rất hay.

    • Trong thể trần thuật, 나/우리 thay thế cho 저/저희, tương tự 나는 thay cho 저는, 내가 thay cho 제가, 우리가 thay cho 저희가.

    저는 매일 블로그에 글을 올린다. (X)

    => 나는 매일 블로그에 글을 올린다. (O)

    Tôi đăng bài lên blog mỗi ngày.

    • Thường không sử dụng hình thức nghi vấn ở thể trần thuật, tuy nhiên nếu viết dưới dạng nghi vấn thì thường sẽ dử dụng đuôi câu “-(으)ㄴ가?”.

    우리는 왜 환경문제를 생각하지 않은가?

    Tại sao chúng tôi không suy nghĩ về vấn đề môi trường?

    나는 그때 왜 그렇게 행동한가?

    Tại sao lúc đó tôi lại hành động như vậy nhỉ?

    2. Cách nói thân mật.

    - Cách nói thân mật thường được dùng trong các mối quan hệ như bạn bè, tiền hậu bối, gia đình thân thiết. Vì cách nói này không lịch sự bằng –아/어요 nên dù có nói chuyện với người nhỏ tuổi hơn nhưng không thân thiết thì cũng không nên dùng do bị coi là thất lễ. Thông thường cách nói thân mật sẽ giản lược đuôi 요 trong –아/어요 nhưng tùy vào loại câu mà sẽ có một số thay đổi.

    - Cách chia:

    Câu trần thuật và câu nghi vấn

    Chú ý :

    • Có biểu hiện tương tự “-니?” là “-냐?”, tuy nhiên so với “-냐?” thì “-니?” mềm mại, ôn hòa và mang cảm giác nữ tính hơn.

    너 몇살이니?

    너 몇살이냐?

    Em bao nhiêu tuổi?

    • Có thể sử dụng –아/어? với người lớn tuổi hơn nhưng thân thiết với bạn (ví dụ trong gia đình bố, mẹ, anh chị em,…) còn –니? Chỉ sử dụng được với bạn bè hoặc người dưới ít tuổi hơn.

    (가족 사이)

    (아빠) : 빨리 먹고 이따가 도시락 가져가야 돼. 잊으면 안돼.

    (딸) : 알겠어, 아빠 빨리 출근해. 치하절 늦을 수도 있어.

    (Bố) Ăn nhanh đi rồi lát nữa con nhớ mang cơm hộp đi nhé, không được quên đâu đấy.

    (Con gái) Con biết rồi, bố mau đi làm đi, không khéo lại muộn tàu.

    (친구 사이)

    A : 빈이야, 지금 뭐해? 책 읽니? (Dùng được ở cả hai dạng)

    B : 응, 책 읽어.

    Bìn ơi, đang làm gì thế? Đang đọc sách đấy à?

    Ừ mình đọc sách .

    • Trường hợp “아니다” thì ở hiện tại chuyển thành “아니야”, quá khứ là “아니었어”.

    A : 그 사람이 신우 남차친구 아니야?

    B : 아니야, 너 잘 못 봤어.

    (A : Người kia không phải là bạn trai của Sinu à?

    B : Không phải, cậu nhìn nhầm rồi.)

    • Trường hợp trả lời câu hỏi, “응” “어” thay cho “네”, “아니” thay cho “아니요”.

    A : 그가 베트남 사람이야?

    B : 아니, 베트남 사람이 아니야.

    (A : Cậu ta là người Việt Nam à?

    B : Không, không phải người Việt Nam.)

    Câu mệnh lệnh

    Ví dụ:

    내일 중요한 회의 있으니까 늦지 마.

    Ngày mai có cuộc họp quan trọng đấy đừng muộn nhé.

    비가 오니까 나가면 우산 가지고 가라.

    Trời đang mưa đấy nên ra ngoài thì hãy mang đi ô đi.

    Chú ý:

    • Có thể sử dụng “-아/어” cho người có địa vị cao hơn mình nếu thân thiết nhưng “–아/어라” thì không được sử dụng trong trường hợp này. Tương tự như với “-지 마” và “-지 마라”.

    오빠, 이것 좀 가르쳐 줘라 (X)

    => 오빠, 이것 좀 가르쳐 . (O)

    Anh ơi dạy em cái này đi.

    Câu thỉnh dụ

    Ví dụ:

    A : 이번에 바다에 꼭 가자.

    B : 어, 그러자.

    ( A : Lần này nhất định đi biển đi.

    B : Ok, cứ thế đi.)

    이렇게 서루 힘들게 하지 말자.

    Mình đừng làm khổ nhau như thế này nữa.

    Chú ý : Một số lưu ý trong cách nói thân mật

    - Đại từ nhân xưng ngôi 1 저/제 chuyển thành 나/내.

    - Đại từ nhân xưng ngôi 2 là 너/네.

    Ví dụ:

    A : 나는 비빔밥 먹을 건데 너는 뭐 먹을 거야?

    B : 음… 된장찌개 먹을래.

    ( A : Tớ ăn cơm trộn, cậu ăn gì?

    B : Tớ uhm… tớ ăn canh tương. )

    Tiểu từ 아/야 gắn vào tên người trong văn nói, tuy nhiên thường không gắn vào tên người nước người vì không tự nhiên.

    Ví dụ:

    지우야, 밥 빨리 안 먹어? 나 다 치울거야

    Jin woo ơi, không ăn nhanh lên hả? chị dọn hết đi đấy nhé.

    저스틴이야, 어제 몇시 잤어? (X)

    => 저스틴, 어제 몇시 잤어? ( O )

    Justine, hôm qua mấy giờ cậu ngủ?

    Khi nói, gọi tên ai đó mà người đó thân thiết hoặc ít tuổi hơn bạn, bạn có thể thêm “이” vào nếu tên đó kết thúc bằng phụ âm, tuy nhiên cũng không thêm vào sau tên người nước ngoài

    Ví dụ:

    태연이는 괜찮은 사람이야. ( O )

    크리스탈이는 괜찮은 사람이야. (X)

    => 크리스탈은 괜찮은 사람이야. (O) Q&A 1

    Q&A 2