Cha tần thủy hoàng là ai

Cha tần thủy hoàng là ai

Báo điện tử Pháp luật Việt Nam dừng xuất bản trong thời gian 3 tháng
theo Quyết định số 47 ngày 5/7/2022 của Thanh tra Bộ TT&TT.

Cha tần thủy hoàng là ai

Tần Thủy Hoàng đứng bên cạnh Triệu Cơ và Lã Bất Vi trong phim truyền hình Trung Quốc.

Tần Thủy Hoàng (259 TCN–210 TCN), tự Doanh Chính, sinh tại Hàm Đan (nay thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc). Tần Thủy Hoàng làm vua nước Tần khi mới 13 tuổi, năm 39 tuổi thống nhất Trung Hoa, trở thành Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.

Xuất thân ly kỳ

Mẹ của Tần Thuỷ Hoàng là Triệu Cơ. Theo truyền thuyết, Triệu Cơ từng có thời gian thân mật với thương nhân tên Lã Bất Vi.

Sau này, Triệu Cơ được Lã Bất Vi dâng cho Tử Sở, trở thành Hoàng hậu nước Tần.

Sử sách Trung Quốc ít nhiều có ghi chép về giả thuyết Tần Thủy Hoàng là con của Lã Bất Vi và Triệu Cơ, khiến cho người đời sau vẫn còn tranh luận cho đến tận ngày nay.

Cuốn Sử ký của Tư Mã Thiên chép, Lã Bất Vi vốn là cự phú ở Bộc Dương (tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). Ông là một thương nhân giàu có và nổi tiếng. Nắm trong tay tiền bạc nhiều không đếm xuể nhưng Lã Bất Vi luôn thèm muốn quyền lực, địa vị.

Năm 267 TCN, thái tử nước Tần đột ngột qua đời. 2 năm sau, vua Tần cho con thứ là An Quốc Quân làm thái tử. An Quốc Quân có hơn 20 người con, và nhiều vợ trong đó người vợ được yêu nhất được lập làm chính phu nhân, gọi là Hoa Dương phu nhân.

Tử Sở lại là con của An Quốc Quân và Hạ Cơ. Mẹ Tử Sở không được vua yêu mến nên Tử Sở phải làm con tin ở nước Triệu.

Cha tần thủy hoàng là ai

Nhân vật Lã Bất Vi (trái) trong phim truyền hình Trung Quốc.

Lã Bất Vi ở Hàm Đan trông thấy Tử Sở khốn khổ, bèn nảy ra ý muốn giúp Tử Sở trở thành người kế nghiệp nước Tần, gián tiếp giúp mình tiến thân.

Lã Bất Vi đưa cho Tử Sở năm trăm cân vàng tiêu dùng và đãi tân khách. Rồi lấy tiền mua của báu vật lạ, đem sang Tần, xin dâng những vật ấy cho Hoa Dương Phu nhân. Nhờ cuộc gặp này, Lã Bất Vi hết lời khen Tử Sở tài giỏi, khôn ngoan, giao hảo với người các nước, bạn hữu khắp thiên hạ.

Hoa Dương phu nhân không có con, Bất Vi khuyên nhận Tử Sở làm con nuôi. Hoa Dương phu nhân nghe theo, vào xin An Quốc Quân lập Tử Sở làm thừa tự, trở thành người nối ngôi khi An Quốc Quân qua đời.

Chẳng bao lâu, vua Tần qua đời, Tử Sở đường hoàng nối ngôi nhà Tần, Lã Bất Vi được phong làm Thừa tướng. Tham vọng chưa dừng lại ở đó, Lã Bất Vi đem người thiếp của mình là Triệu Cơ dâng lên cho Tử Sở.

Triệu Cơ về với Tử Sở chẳng bao lâu thì sinh hạ Doanh Chính, chính là Tần Thủy Hoàng sau này.

Không ngờ Tử Sở tại vị chỉ được 3 năm rồi qua đời, vì thế Tần Thủy Hoàng trở thành vua nước Tần năm 247 TCN.

Theo sử sách chép lại, Lã Bất Vi coi Doanh Chính là con mình, bảo Doanh Chính gọi mình là “Trọng phụ”. Nhờ đó, Lã Bất Vi tự mình nắm giữ chính sự cả nước, trở thành nhân vật “dưới một người, trên vạn người”.

Lý giải thân thế Tần Thủy Hoàng

Cha tần thủy hoàng là ai

Phác họa hình ảnh Lã Bất Vi.

Liên quan đến bí ẩn thân thế Tần Thủy Hoàng, cuốn sử ký có chép, Tần Vương Chính là do Tần Trang Tương Vương Tử Sở và Triệu Cơ sinh ra. Nhưng lúc Lã Bất Vi mang Triệu Cơ hiến tặng cho Tử Sở, thì đã biết được bà có mang, cũng có nghĩa là rất có khả năng Doanh Chính là đứa con riêng của Lã Bất Vi.

Trong cuốn Hán thư nổi tiếng, sử gia thời Đông Hán Ban Cố đã gọi Doanh Chính là con riêng của Lã Bất Vi. Câu chuyện này lưu truyền qua dân gian và được biết đến sâu rộng cho tới ngày nay.

Theo trang mạng Qulishi, nhận định về giả thuyết ngàn năm này, các học giả Trung Quốc hiện đại tổng kết thành 4 quan điểm chính.

Thứ nhất, đây có thể là quan niệm do những người trung thành với triều đình 6 nước bị Tần Thủy Hoàng tiêu diệt dựng nên. Họ căm hờn vì bị mất nước, lại phát hiện mẹ vua Tần từng là thiếp của Lã Bất Vi, nên bịa ra chuyện này nhằm hạ thấp thanh danh của vị Hoàng đế đầu tiên. Từ đó, những người này có cớ để tập trung lực lượng, tìm cách tạo phản.

Thứ hai, đây là chiến lược mà Lã Bất Vi đã vạch ra ngay từ đầu, mưu tính dùng tình cảm cha con để có được sự ủng hộ của Tần Thuỷ Hoàng, thâu tóm quyền lực về tay mình. Đó cũng là điều mà Lã Bất Vi mong muốn nhất khi đã trở thành thương nhân giàu có.

Thứ ba, trở thành Hoàng đế đầu tiên Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng đứng trước sự phản kháng cũng như áp lực rất lớn, đặc biệt là tại lãnh thổ 6 nước trước đây. Vì vậy, Lã Bất Vi lan truyền mình là cha của Tần Thủy Hoàng, để Doanh Chính đường đường chính chính đoạt lấy giang sơn, không mang danh nhà Tần thống nhất thiên hạ. Cái hận mất nước của các sĩ phu 6 nước bị tiêu diệt cũng vì vậy mà tự mất đi.

Cha tần thủy hoàng là ai

Thân thế thực sự của Tần Thủy Hoàng cho đến nay vẫn là bí ẩn.

Thứ tư, đa số các tư liệu lưu trong sử sách nói Tần Thủy Hoàng là con của Lã Bất Vi đều xuất hiện từ đời nhà Hán trở đi. Nhà Hán chính là triều đại thay thế nhà Tần, vì vậy, các sử gia nhà Hán có nhiệm vụ phải phác họa hình ảnh nhà Tần một cách tiêu cực nhất có thể.

Mối quan hệ giữa Lã Bất Vi và Hoàng hậu nước Tần Triệu Cơ là thứ mà các nhà sử học khi đó không thể bỏ qua. Từ đó, nhà Hán có cớ để lý giải vì sao nhà Tần sụp đổ nhanh chóng chỉ sau vài chục năm.

Ngoài ra, các sử gia Trung Quốc hiện đại còn lập luận, một bộ phận lớn triều thần nước Tần vẫn tin vào việc Doanh Chính là con Tử Sở và vẫn hết lòng ủng hộ Doanh Chính lên ngôi.

Bên cạnh đó, chính quyền của Tần Thủy Hoàng vẫn đứng vững trước cuộc binh biến do Phàn Ô Kỳ phát động nhằm dựng Thành Kiệu lên ngôi. Đại tướng Vương Tiễn đi dẹp cuộc binh biến này trả lời Phàn Ô Kỳ: "Thái hậu có mang mười tháng mới sinh, vậy nay tức là con tiên vương đẻ ra..."

Những người theo thuyết Lã Bất Vi là cha Tần Thủy Hoàng cũng không thể lý giải một cách khoa học vì sao Triệu Cơ lại mang thai Doanh Chính tới 12 tháng mới sinh. Họ chỉ có thể lập luận theo cách "thiên mệnh" rằng: "Có thể tại lòng trời muốn sinh ra một vị chân mạng thiên tử nên mới để người mẹ hoài thai lâu như vậy...".

Theo lý giải khoa học hơn, Doanh Chính vẫn chỉ nằm trong bụng mẹ như những đứa trẻ khác, kể từ khi Triệu Cơ về với Tử Sở. Do cộng thêm thời gian Triệu Cơ còn ở với Bất Vi, nên thời gian mới trở thành 12 tháng.

_________________

Bài viết xuất bản ngày 1.5 sẽ tập trung khai thác con người Lã Bất Vi và lý do Tần Thủy Hoàng ép Lã Bất Vi phải chết.

1. Tần Thủy Hoàng là ai, tiểu sử

Tần Thủy Hoàng là vị Tần vương thứ 36 của nước Tần. Ông cũng là người đầu tiên chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc và thống nhất Trung Hoa.

1.1. Tần Thủy Hoàng là ai?

Tần Thủy Hoàng sinh vào ngày 18 tháng 2 năm 259 TCN. Ông qua đời vào ngày 11 tháng 7 năm 210 TCN. Sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu, Tần Thủy Hoàng tự đặt cho mình danh xưng là Thủy Hoàng đế với mục đích chứng minh rằng nhà Tần vĩ đại hơn các triều đại khác. Kể từ đó, danh hiệu mới dùng để gọi những người trị vì chính thức là "Hoàng đế" thay vì "vương" như trước đây.

Nhiều người băn khoăn rằng Tần Thủy Hoàng tên thật là gì bởi theo quan niệm của người Trung Quốc cổ đại thì cách gọi tên có nhiều khác biệt so với thời hiện đại. Theo các nguồn tư liệu hiện đại, tên thật của Tần Thủy Hoàng là họ Doanh, tên Chính.

Cha tần thủy hoàng là ai

Tần Thủy Hoàng là con của Doanh Dị Nhân và Triệu Cơ. (Ảnh: Sohu)

Tuy nhiên nếu sử dụng cách gọi tên của người cổ đại là lấy tên quốc gia mình sinh ra làm họ thì tên của ông phải là họ Triệu, tên Chính. Sau này, người Trung Quốc chuyển sang sử dụng họ của tổ tiên làm tên gọi thì tên riêng của Tần Thủy Hoàng được xác nhận là Doanh Chính theo họ của các vua Tần trước đây.

1.2 Tần Thủy Hoàng là con của ai?

Để nói về việc Tần Thủy Hoàng con của ai, các học giả đã tìm được rất nhiều tài liệu lịch sử ghi lại những câu chuyện và giả thuyết về lai lịch và xuất thân của ông.

Trong đó được biết đến nhiều nhất là việc Tần Thủy Hoàng là con của Triệu Cơ và Doanh Dị Nhân. Tuy nhiên căn cứ vào chi tiết, Doanh Chính gọi Lã Bất Vi là trọng phụ và ông ta là người nắm giữ chuyện triều chính khi Doanh Chính còn trẻ khiến nhiều học giả tin rằng giữa 2 người có mối quan hệ huyết thống cha con.

Thế nhưng, thế hệ con cháu sau này đã hoàn toàn bác bỏ giả thuyết này qua các luận điểm như:

► Cho dù là Tử Sở hay Lã Bất Vi thì không ai trong 2 người có thể tính trước được khả năng Tần Chiêu Vương qua đời sẽ truyền ngôi cho Tử Sở. Nếu như Tử Sở không được kế vị thì chuyện Doanh Chính lên ngôi khó có thể xảy ra.

► Thời gian Triệu Cơ được dâng tặng cho Tử Sở và mang thai sau đó sinh ra Doanh Chính là 10 tháng. Vì thế, Triệu Cơ không thể có thai trước khi tiến cung.

► Trong Sử kí Tần Thủy Hoàng đã ghi lại rằng Triệu Cơ có xuất thân từ gia đình hào phú thì sao có chuyện là thiếp của Lã Bất Vi, mang thai với ông ta rồi sau đó dâng cho Dị Nhân.

Cha tần thủy hoàng là ai

Có nhiều giả thuyết nghi ngờ Tần Thủy Hoàng là con của Lã Bất Vi nhưng sự thật không phải vậy. (Ảnh: Sohu)

1.3. Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa

Ở thời Chiến Quốc, Trung Nguyên chỉ còn lại 7 nước lớn sau nhiều trận chiến khốc liệt thôn tính lẫn nhau. Doanh Chính lên ngôi vào cuối thời Chiến Quốc cũng là lúc thế lực của nước Tần đang ở giai đoạn hùng mạnh nhất. Doanh Chính áp dụng chính sách mở cửa chiêu mộ nhân tài.

Ông không chỉ có Úy Liêu, Lý Tư là quan văn bày mưu tính kế mà còn có nhiều tướng tài như Vương Tiễn, Vương Bí, Lý Tín, Mông Điềm, Mông Ngao, Mông Vũ giúp sức. Từ năm 230 – 221 TCN, Doanh Chính xuất quân lần lượt và tiêu diệt 6 nước là Triệu, Yên, Sở, Hàn, Ngụy, Chu và thống nhất Trung Hoa. Cùng năm đó, ông tự xưng là "Thủy Hoàng Đế".

2. Mối tình không trọn vẹn của Tần Thủy Hoàng và các mỹ nhân

Tần Thủy Hoàng không chỉ nổi tiếng là hoàng đế có quyền lực tối thượng mà còn khiến hậu thế tranh cãi không ngừng với chuyện tình cảm của mình. Ví dụ như Tần Thủy Hoàng có bao nhiêu vợ? Ai là hoàng hậu của ông?

Ai cũng biết rằng, lập hoàng hậu là một trong những việc trọng đại của triều đình phong kiến Trung Quốc. Hậu cung Tần Thủy Hoàng có tới 10.000 mỹ nữ nhưng suốt một đời ông không hề lập hậu. Thế nhưng, ít người biết được rằng, trong lòng Tần Thủy Hoàng chỉ có một người phụ nữ khiến ông không thể nào quên. Vậy người đó là ai?

2.1. Chuyện tình buồn của Tần Thủy Hoàng và Lệ Cơ

Theo các nhà sử học, mối tình của Tần Thủy Hoàng và Lệ Cơ bắt đầu từ trước khi ông xưng đế.

Lệ Cơ tên thật là Công Tôn Lệ, nàng là cháu gái của đại tướng nước Vệ là Công Tôn Vũ. Tần Thủy Hoàng lên ngôi từ khi còn nhỏ nên thường xuyên bị ức hiếp và bắt nạt, phải chịu nhiều uất ức. Nhờ có Lệ Cơ cùng 2 sư huynh giúp đỡ, ông đã thoát nạn. Đó cũng là lần đầu ông gặp Lệ Cơ.

Cha tần thủy hoàng là ai

Đã có nhiều bộ phim đề cập tới mối tình của Tần Thủy Hoàng và Lệ Cơ nhưng thực tế sử sách không nhắc tới nhân vật này. (Ảnh: Sohu)

Sau đó tới năm 22 tuổi, Tần Thủy Hoàng được chính thức nắm quyền điều hành triều chính. Lệ Cơ khi đó đã phải lòng Kinh Kha nhưng trong một lần vì bảo vệ nàng mà Kinh Kha trúng kịch độc. Lệ Cơ vì xin thuốc giải cho Kinh Kha nên đành phải tiến cung để làm phi tần của Tần Thủy Hoàng. Tình cảm của Tần vương dành cho Lệ Cơ lớn tới nỗi, dù Lệ Cơ mang thai con của Kinh Kha ngài vẫn chấp nhận.

Dần dần, Lệ Cơ phát hiện Tần Thủy Hoàng thật lòng yêu thương mình và cũng là người có trái tim ấm áp nên đã xiêu lòng. Tuy nhiên, sau đó Tần vương muốn thống nhất thiên hạ, Lệ Cơ và ngài bắt đầu thường xuyên xảy ra xung khắc.

Đồng thời, con của Lệ Cơ và Kinh Kha có ý định giết Tần Thủy Hoàng đoạt ngôi khiến ông trong cơn tức giận đã ra lệnh xử tử cùng Kinh Kha. Lệ Cơ căm phẫn vô cùng liền tự vẫn trước mặt của Tần vương. Lệ Cơ chết đi, kể từ đó, Tần Thủy Hoàng sống cô độc và không lập hậu.

Cũng có câu chuyện kể lại rằng Lệ Cơ vốn là mỹ nhân được dùng để tiến cống của nước Lệ Nhung. Nàng vô cùng xinh đẹp, dung mạo có thể nói là sánh ngang với Đát Kỷ và Tức Vỉ. Tần Thủy Hoàng vừa gặp nàng đã say mê, ông sủng ái nàng đến mức để nàng tham gia vào chuyện nhiếp chính. Đáng buồn là, chuyện đấu đá giành quyền lực trong hậu cung đã khiến Lệ Cơ phải chịu cái chết đau đớn.

Thế nhưng đến nay cái tên Lệ Cơ vẫn là một nghi vấn lớn bởi trong sử sách lưu lại không có cái tên này. Không những thế chuyện Tần Vương là người độc đoán, vì giấc mộng thống nhất thiên hạ mà sẵn sàng hy sinh người thân thì chuyện tình giữa ông và Lệ Cơ có thể chỉ là tưởng tượng của người đời mà thôi.

2.2. Mỹ nhân A Phòng – Mối tình khắc cốt ghi tâm của Tần Thủy Hoàng

Sử sách đã chép lại rằng trong lúc quân lính nước Tần chiến đấu với những bộ lạc ở phía Nam. Đúng lúc trận chiến đang diễn ra rất ác liệt thì quân Tần bị căn bệnh dịch hạch tấn công.

Quân phía Nam đã đưa một thôn nữ có tên là A Phòng trà trộn vào doanh trại của quân Tần để giúp chữa bệnh nhưng thực chất là để làm gián điệp. Tần Thủy Hoàng cảm thấy A Phòng rất giống với nữ nhân mà ông quen từ xưa. Sau đó, ông và nàng A Phòng đã nảy sinh tình cảm, ông hứa hẹn sau khi thống nhất Trung Hoa sẽ cho nàng một danh phận.

Cha tần thủy hoàng là ai

Mặc dù hậu cung của Tần Thủy Hoàng có tới 10.000 mỹ nữ nhưng ông không hề lập hoàng hậu. (Ảnh: Sohu)

Đáng tiếc, A Phòng không may qua đời, Tần Vương dù hoàn thành giấc mơ của đời mình nhưng người thương đã không còn. Để bày tỏ tấm chân tình của mình với nàng A Phòng, Tần Thủy Hoàng đã cho xây dựng cung A Phòng. Cũng theo sử sách, cung A Phòng được đánh giá là cung điện xa hoa bậc nhất lúc bấy giờ. Tuy nhiên, trong Sử ký của Tư Mã Thiên có ghi rằng, Sở Bá Vương Hạng Vũ đã thiêu rụi toàn bộ cung A Phòng.

Hơn nữa, vào năm 2009, nhóm nghiên cứu cung A Phòng thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS) đã tuyên bố trong hội thảo khảo cổ quốc tế được tổ chức tại tỉnh Hồ Nam rằng sau 5 năm nghiên cứu, họ không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào chứng minh sự tồn tại của cung A Phòng. Điều này cũng chứng tỏ khả năng rằng chuyện tình của mỹ nhân A Phòng và Tần Thủy Hoàng cũng chỉ là thêu dệt.

2.3. Góa phụ Ba Quả - Người đẹp được Tần Thủy Hoàng dựng đài tưởng nhớ

"Góa phụ Ba Quả" chỉ là biệt danh của một vị mỹ nhân tên Thanh tại đất Ba Thục. Khi còn trẻ bà được gả cho một phú gia nhưng chưa được bao lâu thì chồng mắc bệnh qua đời. Chồng mất, bà một mình đứng ra quán xuyến và sản xuất thần dược Đan Sa, một thần dược quý thời bấy giờ.

Danh tiếng của bà vang xa, đến Tần Thủy Hoàng cũng biết. Sau khi mời bà vào cung diện kiến, Tần Thủy Hoàng đã phong tặng bà tước hiệu "Trinh Phụ". Khi bà qua đời, ông còn cho xây dựng đài "Nữ hoài Thanh Đài" để tưởng nhớ.

3. Tần Thủy Hoàng và 6 bí ẩn chưa biết

Tần Thủy Hoàng tuy là người nổi tiếng đã để lại nhiều công trình lớn cho nhân loại như Vạn Lý Trường Thành hay lăng mộ với quy mô khủng nhưng đến nay có rất ít người có thể giải đáp bí ẩn xung quanh cuộc đời của ông.

3.1. Tại sao Tần Thủy Hoàng chết? Tần Thủy Hoàng thọ bao nhiêu tuổi?

Năm 210 TCN, Tần Thủy Hoàng trong lúc đi tuần du ở phía Đông cùng với Lý Tư, Triệu Cao và Hồ Hợi. Khi tới Sa Khâu ông ngã bệnh nặng. Biết mình không thể trụ được khi về tới Hàm Dương, ông đã lệnh cho Triệu Cao truyền thánh chỉ truyền ngôi cho con trai trưởng là Phù Tô. Tần Thủy Hoàng qua đời năm 50 tuổi.

Cha tần thủy hoàng là ai

Khi Tần Thủy Hoàng mất ông thọ 50 tuổi. (Ảnh: Sohu)

Nhưng Triệu Cao có âm mưu cướp ngôi nên đã đưa xác Tần Thủy Hoàng về kinh thành và bắt tay với thừa tướng Lý Tư đưa Hồ Hợi lên ngôi. Phù Tô thấy vậy đã tự sát. Toàn bộ con cái của Tần Thủy Hoàng bị Hồ Hợi giết sạch. Từ đó, gây ra nhiều sóng gió khiến nhà Tần chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

3.2. Mộ Tần Thủy Hoàng ở đâu?

Sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, được biết trước đó vào năm 246 TCN, ông đã quyết định xây lăng mộ của mình ở phía Bắc của dãy núi Ly Sơn, thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Để hoàn thiện khu lăng mộ với quy mô khổng lồ, Tần Thủy Hoàng đã huy động lên tới hơn 700.000 nhân công và thợ thủ công lão luyện nỗ lực hoàn thiện trong 38 năm.

Mãi tới khi khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng , các nhà khảo cổ mới đo đạc được lăng mộ của ông có diện tích lên tới 41.600 m2, dài 260 m và rộng 160 m. Kích thước tương đương với 5 sân bóng tầm cỡ quốc tế và được coi là lăng mộ lớn nhất triều đại Tần và Hán.

Khu lăng mộ còn xây dựng chỗ chôn dành cho các phi tần và con cái của Tần Thủy Hoàng, diện tích khu vực này chiếm tới 2/3 tổng diện tích lăng mộ. Ngoài ra là khu vực chứa những bức tượng đất nông cùng chuồng ngựa.

3.3. Bí ẩn quân đội Tần Thủy Hoàng

Trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ tìm thấy 8.000 bức tượng đất nung có kích cỡ tương đương với người thật. Người ta nói đây là quân đội Tần Thủy Hoàng với đầy đủ lính bộ binh, cung thủ, tướng lĩnh được trang bị vũ khí như cung, giáo, mác, gươm, kích…

Ngoài ra còn có 130 chiếc xe ngựa cùng 670 con ngựa cũng được làm từ đất nung. Kích thước của những cỗ xe này chỉ bằng một nửa so với thực tế nhưng được làm vô cùng chi tiết và tinh xảo. Điểm đặc biệt là mỗi bức tượng ngựa và quân lính đều có cử chỉ và nét mặt, thậm chí là màu sắc riêng.

Cha tần thủy hoàng là ai

Trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ tìm thấy rất nhiều tượng binh sĩ đất nung. (Ảnh: Sohu)

Trong ghi chép của các nhà khảo cổ, trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng, họ tìm thấy nhiều thanh kiếm đồng với cấu trúc hoàn hảo dù bị chôn vùi dưới lòng đất trong hơn 2.000 năm vẫn sắc bén như mới. Đồng thời, họ cũng tìm thấy những chiếc nỏ với lực sát thương mạnh mẽ tương đương với súng AK được làm từ chất liệu đặc biệt. Đây cũng là một trong những bí ẩn mà hậu thế chưa tìm được lời giải.

3.4. Tần Thủy Hoàng uống thủy ngân

Tần Thủy Hoàng luôn bị ám ảnh với cái chết. Đặc biệt khi ông bước vào tuổi trung niên, ông luôn tìm cách điều chế các phương thuốc trường sinh bất lão. Thậm chí trong sử sách còn lưu lại rằng, Tần Thủy Hoàng uống thủy ngân để được sống trường thọ.

  • Lý Long Cơ - Vĩ nhân hay kẻ tội đồ của triều đại nhà Đường

  • Hốt Tất Liệt là ai, tiểu sử và những "bí ẩn tuyệt mật" chưa kể

Nguyên nhân bắt nguồn từ một lần đi dạo ở Quốc sử quán, Tần Thủy Hoàng tình cờ tìm thấy một cuốn sách y học cổ. Trong cuốn sách có đề cập tới việc con người muốn sống bất tử, trẻ mãi không già phải uống thủy ngân lỏng. Tần Thủy Hoàng liền cho người thu thập một lượng lớn thủy ngân để sử dụng như một loại thần dược giúp ông sống mãi nhưng chất này lại khiến ông chết sớm.

Đáng buồn là sự thật này đã được hé mở qua phát hiện của các nhà khảo cổ trong lần khai quật lăng mộ của Tần Thủy Hoàng, các nhà khoa học tìm thấy 100 tấn thủy ngân. Tuy nhiên, vì lượng thủy ngân quá lớn, họ chưa thể tiếp cận nơi đặt thi hài của ông mà chỉ tạm giả định nguyên nhân cái chết của vị hoàng đế này là do uống thủy ngân mỗi ngày.

3.5. Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn Nho

Trong các sự kiện lịch sử nổi tiếng, người ta vẫn nhắc tới việc Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn Nho. Cũng vì hành động đốt các tác phẩm kinh điển, bức tử các học giả Nho giáo, người ta khẳng định ông là vị hoàng đế độc ác và chuyên chế.

Thế nhưng sự thật lại không phải như vậy, việc đốt sách chôn Nho vốn là do thừa tướng Lý Tư đề xuất. Sau khi Tần Thủy Hoàng tiêu diệt 6 nước và thống nhất Trung Nguyên, Lý Tư đã dâng tấu thư đề nghị Tần Thủy Hoàng thẳng tay loại bỏ những thứ mà sách vở cũ đã dạy không đúng để chọn lấy thứ tốt nhất mà học, đồng thời dẹp bỏ những thứ đề cao cá nhân, đi ngược với việc dùng pháp luật để giáo huấn dân chúng, có như vậy mới tránh được việc dân có lòng tạo phản.

Cha tần thủy hoàng là ai

Tần Thủy Hoàng từng được nhắc tới với sự kiện đốt sách chôn Nho nhưng sự thực là ông chỉ trừng trị những kẻ chống mình chứ không hoàn toàn làm việc đó. (Ảnh: Sohu)

Còn về việc chôn Nho, xuất phát là từ việc Tần Thủy Hoàng tìm thuốc trường sinh bất tử nhưng bị đạo sĩ Hầu Sinh, Lư Sinh lừa dối. Sau khi biết bị lừa, vốn là người kiêu ngạo, ông vô cùng tức giận nên đã ra lệnh giết chết những người đã lừa dối và vu khống ông. Vì thế Tần Thủy Hoàng không phải có ý chôn Nho mà chỉ là trừng trị những kẻ chống đối mình.

3.6. Tần Thủy Hoàng dùng học thuyết gì?

Đối với Tần Thủy Hoàng, ông luôn coi việc nhất thống thiên hạ là ứng vận mà sinh. Việc ông làm là theo học thuyết mà ông luôn tôn thờ là phế bỏ chế độ phân phong, xây dựng nền tảng cho hoàng triều đời sau.

Cụ thể là ông đặt ra các quận huyện, lấy quan làm thầy và lấy pháp luật để dạy dân chúng. Yêu cầu người dân kính Trời, dốc sức thực hiện và tu luyện, phá bỏ những thứ lừa dối, đổ nát từ thời Xuân Thu mà chỉnh đốn lại phong tục tập quán và chuẩn mực đạo đức chung.

Dù thời gian trị vì không lâu, nhưng với những công trạng mà Tần Thủy Hoàng truyền lại cho con cháu đời sau thì ông vẫn luôn xứng đáng là vị hoàng đế được lưu danh muôn đời.