Chàng quyết định dẫn cưới bằng lễ vật gì vì sao

Soạn bài Ca dao hài hước trang 90 SGK Ngữ văn 10. Câu 2. Đọc các bài ca số 2, 3, 4 có gì khác với tiếng cười ở bài 1? Tác giả dân gian cười những con người nào trong xã hội, nhằm mục đích gì, với thái độ ra sao?

Câu 1

Câu 1 (trang 91 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đọc bài ca 1 và trả lời các câu hỏi:

- Việc dẫn cưới và thách cưới ở đây có gì khác thường? Cách nói của chàng trai và cô gái có gì đặc biệt? Từ đó anh (chị) hãy nêu cảm nhận của mình về tiếng cười của người lao động trong cảnh nghèo.

- Bài ca dao có giọng điệu hài hước, dí dỏm, đáng yêu là nhờ những yếu tố nghệ thuật nào?

Lời giải chi tiết:

- Bài ca được đặt trong thể đối đáp của chàng trai và cô gái. Cả hai đều nói đùa, nói vui. Nhưng cách nói lại giàu ý nghĩa về cuộc sống con người. Trong cuộc sống trai gái lấy nhau, hai gia đình ưng thuận thường có chuyện thách và dẫn cưới. Trong bài ca này cả dẫn và thách cưới có cái gì không bình thường.

- Bên dẫn cưới (nhà trai) đem đến "một con chuột béo" miễn là có thú bốn chân"; còn nhà gái lại thách cưới bằng "một nhà khoai lang".

- Trong bài ca dao này, cả chàng trai và cô gái đều tập trung trào lộng cảnh nghèo của nhà mình. Tiếng cười tự trào có phần chua chát, nhưng vui vẻ, hài hước, rất hóm hỉnh, thể hiện tinh thần lạc quan trong cuộc sống của người lao động.

- Bài ca sử dụng các biện pháp nói quá, tương phản để tạo ra tiếng cười giàu ý nghĩa.

+ Lối nói khoa trương, phóng đại.

Dẫn cưới: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò

+ Lối nói giảm dần:

     ● Voi ⟶ trâu ⟶ bò

     ● Củ to ⟶ củ nhỏ ⟶ củ mẻ ⟶ củ rím, củ hà

=> Tận dụng đến tận cùng trong cảnh nghèo

=> Hài hước trong cảnh nghèo

+ Lối nói đối lập: đối lập giữa mơ ước với thực tế: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò đối lập với dẫn bò.

Câu 2

Câu 2 (trang 91 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đọc các bài ca số 2, 3, 4 có gì khác với tiếng cười ở bài 1? Tác giả dân gian cười những con người nào trong xã hội, nhằm mục đích gì, với thái độ ra sao? Trong cái chung đó, mỗi bài lại có nét riêng thể hiện nghệ thuật trào lộng sắc sảo của người bình dân. Hãy phân tích làm rõ vẻ đẹp riêng của mỗi bài ca dao.

Lời giải chi tiết:

- So với tiếng cười trong bài 1, tiếng cười ở các bài 2, 3, 4 là tiếng cười đả kích, châm biếm, phê phán xã hội. Nó hướng vào những thói hư tật xấu của một bộ phận trong nội bộ nhân dân.

Bài 1. Là tiếng cười tự trào (cười mình), còn với các bài sau, đối tượng cười không phải là chính mình.

Bài 2.

- Đối tượng châm biếm là bậc nam nhi yếu đuối, không đáng sức trai.

Thủ pháp nghệ thuật của bài ca này là sự kết hợp giữa đối lập và cách nói ngoa dụ.

+ Đối lập hay còn gọi là tương phản "làm trai", "sức trai" xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài yên" hoặc "làm trai quyết chí tang bồng, sao cho tỏ mặt anh hùng mới cam". Ở đây đối lập với "làm trai" và "sức trai" là "Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng".

+ Cách nói ngoa dụ thường là phóng đại, tô đậm các hiện tượng châm biếm "khom lưng chống gối" ấy như thế nào mọi người đã rõ.

Bài 3. 

- Đối tượng châm biếm là đức ông chồng vô tích sự, lười nhác, không có chí lớn.

- Bằng việc sử dụng biện pháp tương phản (giữa "chồng người" với "chồng em"), và cũng có cả biện pháp nói quá (có ông chồng nào hèn yếu đến nỗi chỉ biết "ngồi bếp" để "sờ đuôi con mèo". Tác giả dân gian đã tóm đúng thần thái nhân vật trong một chi tiết thật đắt, có giá trị khái quát cao cho một loại đàn ông èo uột, lười nhác, ăn bám vợ. Có thể tìm thấy một số bài ca dao có nội dung tương tự:

   Chồng người lội suối trèo đèo

   Chồng tôi cầm đũa đuổi mèo quanh mâm

Bài 4. 

- Bài ca dao chế giễu loại phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên. Tiếng cười của bài ca dao lại một lần nữa chủ yếu được xây dựng dựa trên nghệ thuật phóng đại và những liên tưởng phong phú của tác giả dân gian. Đằng sau tiếng cười hài hước, giải trí, mua vui, tác giả dân gian vẫn muốn thể hiện một lời châm biếm nhẹ nhàng tới loại phụ nữ vô duyên đỏng đảnh - một loại người không phải không có trong xã hội.

Luyện tập

Câu 1 (trang 91 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Nêu cảm nghĩ về lời thách cưới của cô gái "Nhà em thách cưới một nhà khoai lang", từ đó cho biết tiếng cười tự trào của người lao động trong cảnh nghèo đáng yêu và đáng trân trọng ở chỗ nào?

Trả lời:

- Thách cưới là yêu cầu của nhà gái đối với nhà trai về tiền cưới và lễ vật. Lời thách cưới của cô gái: "Nhà em thách cưới một nhà khoai lang" có thể gợi cho em một nụ cười cảm thương, vừa hài hước vừa chua chát buồn thương cho sự nghèo khó của gia đình cô gái, nhưng cũng rất trân trọng vì sự thông minh, hóm hỉnh trong cách nói hài hước của cô.

- Tiếng cười tự trào của người lao động rất đáng yêu và đáng trân trọng, bởi nó thể hiện sự lạc quan, đồng thời biểu hiện sự thông minh, sắc sảo, hóm hỉnh của những tiếng cười.

- Tiếng cười cũng bật lên nhưng có gì như chia sẻ với cuộc sống còn khốn khó của người lao động. Đằng sau tiếng cười ấy là phê phán hủ tục thách cưới nặng nề của người xưa.

Câu 2 (trang 91 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Sưu tầm những bài ca dao hài hước phê phán thói lười nhác, lê la ăn quà vặt, nghiện ngập rượu chè; tệ nạn tảo hôn,...

Trả lời:

Cái cò là cái cò kì

Ăn cơm nhà dì uống nước nhà cô

Đêm nằm thì gáy o o

Chửa đi đến chợ đã lo ăn quà

Bói cho một quẻ trong nhà

Con heo bốn cẳng, con gà hai chân

Bài ca là lời đối đáp vui đùa của nam nữ ở chặng hát cưới trong dân ca. Mặc dầu vậy, nó vẫn đem đến cho ta một tiếng cười mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.

   Bài ca gồm lời của chàng trai và của cô gái đối đáp nhau: chàng trai nói về việc dẫn cưới của mình, còn cô gái, về việc thách cưới. Thử xem việc dẫn cưới và thách cưới ở đây có gì khác thường, cách nói của chàng trai và cô gái có gì đặc biệt?

   Cần nhớ rằng họ đều là những người lao động trong cảnh nghèo và việc cưới là điều hệ trọng nhất trong cuộc đời của họ, nhất là đối với người con gái. Nghèo là vậy, nhưng vì coi trọng lễ cưới, yêu quý người bạn trăm năm, nên chàng trai đã có những dự định sang trọng trong việc dẫn cưới:

                   Cưới nàng, anh toan dẫn moi, 

            Anh sợ quốc cấm, nên coi không bàn.

                  Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,

           Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.

   Dự định thật to tát (chàng trai nào khi yêu mà chả thế!), nhưng chỉ là dự định vì làm sao một chàng trai nghèo lại có được những vật dẫn cưới đắt tiền như thế! Cái hóm hỉnh, đáng yêu là ở cách nói ý nhị của chàng: dẫn voi/ sợ quốc cấm; dẫn trâu sợ họ máu hàn; dẫn bò sợ họ co gân. Không phải không muốn dẫn những vật ấy mà cái chính là lo cho họ nhà gái. Chàng rể thật chu đáo vì biết cách ứng xử! Để rồi cuối cùng chàng trai mới nói ra cái vật dẫn cưới thật của mình:

                 Miễn là có thú bốn chân,

         Dẫn con chuột béo, mời dân mời làng.

   Nghèo quá nên chỉ có thể dẫn cưới bằng con chuột. Cách nói thật thú vị, pha chút tinh nghịch (đây là lời đối đáp vui đùa của nam nữ): chuột cũng là thú bốn chân như voi, trâu bò; lại là chuột béo; và chỉ cần một con chuột béo ấy là có thể mời dân, mời làng. Nhưng đây cũng là vật dẫn cưới hư cấu do chàng trai tưởng tượng ra, vì có ai lại dẫn cưới bằng chuột bao giờ?! Chi tiết này thật đắt, thật đáng yêu trong lời dẫn cưới của chàng trai nghèo, và tiếng cười tự trào cũng bật lên hồn nhiên, vô tư khi người lao động không mặc cảm với cảnh nghèo, mà trái lại, như còn bằng lòng, vui thú với cảnh nghèo của mình.

   Một lời dẫn cưới đáng yêu như thế, làm sao cô gái không chấp nhận? Hãy nghe cô trả lời người yêu cùng với lời thách cưới của mình:

                           Chàng dẫn thế, em lấy làm sang.

                  Nỡ nào em lại phá ngang như là….

                          Người ta thách lớn thách gà,

                 Nhà em thách cưới một nhà khoai lang.

   Ở đây có hai nét đẹp trong tâm hồn cô gái: trong lời chấp nhận việc dẫn cưới của chàng trai và trong lời thách cưới của mình. Không chỉ chấp nhận, cô còn lấy làm sang cho dù vật dẫn cưới chỉ là một con chuột béo! Cùng cảnh nghèo như nhau, cô dễ dàng thông cảm và sẵn sàng chấp nhận. Nhưng còn cao đẹp hơn là lời thách cưới của cô: Nhà em thách cưới một nhà khoai lang. Trên đời này, chắc hẳn không thể có một cô gái nào lại thách cưới như vậy, cho dù cùng trong cảnh nghèo. Bởi vì việc cưới là điều hệ trọng nhất trong cuộc đời người con gái, nó quyết định cả cuộc đời cô, vậy mà cô chỉ thách có một nhà khoai lang. Nhưng như vậy là đủ lắm rồi, vì nhà em nghèo mà nhà anh cũng nghèo, làm sao có thể thách khác được? Trong sự đối lập giữa thách lợn, thách gà với thách cưới một nhà khoai lang càng thấy rõ nét cao đẹp của người con gái: không chỉ là lời thách cưới vô tư, thanh thản mà còn là một tâm hồn lạc quan yêu đời, một triết lí trong cuộc sống của người lao động – không mặc cảm mà còn tìm thấy niềm vui trong cảnh nghèo và nhất là luôn giữ được cuộc sống thanh cao của mình. Lời thách cưới thật đáng yêu, đáng trân trọng, cho dù nó chỉ là lời đùa cợt trong chặng hát cưới của dân ca. Và cái dí dỏm, đáng yêu còn được cô nói tiếp trong dự định của mình về những vật thách cưới đó: Củ to thì để mời làng… Để cho con lợn con gà nó ăn…

   Đây là tiếng cười tự trào của người bình dân trong ca dao. Người lao động tự cười mình trong cảnh nghèo. Lại chọn đúng cái cảnh cưới là lúc bộc lộ rõ nhất cái nghèo để cười, để yêu đời, ham sống. Khi người ta tự cười mình thì tiếng cười ấy bộc lộ rõ nhất nhân cách của họ như ta đã thấy trong tâm hồn cao đẹp của chàng trai và cô gái trong lời dẫn cưới và thách cưới khác thường nhưng thật đáng yêu của họ.

!! chúc bạn học tốt !!