Chất fe là gì

Bài viết này sẽ giúp các em biết vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của sắt (Fe). Tính chất vật lý, tính chất hóa học của sắt và trạng thái tự nhiên của sắt.

I. Vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của Fe

Sắt (Fe) ở ô số 26, thuộc nhóm VIIIB, chu kì 4 của bảng tuần hoàn.

Cấu hình electron nguyên tử :

1s22s22p63s23p63d64s2, có thể viết gọn là [Ar]3d64s2.

Nguyên tử sắt dễ nhường 2 electron ở phân lớp 4s trở thành ion Fe2+ và có thể nhường thêm 1 electron ở phân lớp 3d trở thành ion Fe3+.

II. Tính chất vật lý của sắt (Fe)

- Sắt là kim loại có màu trắng hơi xám, dẻo, dễ rèn, nóng chảy ở nhiệt độ 1540oC, có D = 7,9 g/cm3.

- Sắt có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, đặc biệt có tính nhiễm từ.

III. Tính chất hóa học của Sắt Fe

  1. Tác dụng với phi kim
  2. Tác dụng với axit
  3. Tác dụng với muối
  4. Tác dụng với nước

- Sắt có tính khử trung bình. Khi tác dụng với chất oxi hóa yếu, sắt bị oxi hóa đến số oxi hóa +2.

- Với chất oxi hóa mạnh, sắt bị oxi hóa đến số oxi hóa +3.

1. Sắt tác dụng với phi kim

Ở nhiệt độ cao, sắt khử nguyên tử phi kim thành ion âm và bị oxi hóa đến số oxi hóa +2 hoặc +3.

a) Sắt tác dụng với lưu huỳnh (Fe + S)

- Khi đun nóng, Fe khử S xuống số oxi hóa -2, còn sắt bị oxi hóa đến số oxi hóa +2.

b) Sắt tác dụng với oxi (Fe + O2)

- Khi đun nóng, Fe khử O2 đến số oxi hóa -2, còn Fe bị oxi hóa đến số oxi hóa +2 và +3.

 3Fe + 2O2  Fe3O4

c) Sắt tác dụng với clo (Fe + Cl2)

Fe khử Cl2 đến số oxi hóa -1, còn Fe bị oxi hóa đến số oxi hóa +3.

 

2. Sắt tác dụng với axit

a) Sắt tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng

Fe khử ion H+ của các dung dịch HCl, H2SO4 loãng thành H2, Fe bị oxi hóa đến số oxi hóa +2.

 

b) Sắt tác dụng với dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc, nóng

Fe khử N+5 hoặc S+6 trong dung dịch HNO3 hoặc H2SO4 đặc, nóng đến số oxi hóa thấp hơn, còn Fe bị oxi hóa đến số oxi hóa +3.

 

> Lưu ý: Fe bị thụ động bởi các axit HNO3 đặc, nguội hoặc H2SO4 đặc, nguội.

3. Sắt tác dụng với dung dịch muối

- Sắt có thể khử được ion của các kim loại đứng sau nó trong dãy điện hóa của kim loại.

 

4. Sắt tác dụng với nước

Ở nhiệt độ thường, sắt không khử được nước.

Ở nhiệt độ cao sắt khử hơi nước tạo ra H2 và Fe3O4 hoặc FeO.

3Fe + 4H2O  Fe3O4 + 4H2↑

Fe + H2O  FeO + H2↑

Chất fe là gì
Sắt khử hơi nước ở nhiệt độ cao

IV. Trạng thái tự nhiên

- Sắt chiếm 5% khối lượng vỏ Trái Đất, đứng thứ hai trong các kim loại (sau nhôm).

- Sắt tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất.

Quặng sắt quan trọng là: quặng manhetit (Fe3O4) (hiếm có trong tự nhiên), quặng hematit đỏ (Fe2O3), quặng hematit nâu (Fe2O3.nH2O), quặng xiđerit (FeCO3), quặng pirit (FeS2).

Sắt là tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Fe và số hiệu nguyên tử bằng 26. Sắt là nguyên tố có nhiều trên Trái Đất, cấu thành lớp vỏ ngoài và trong của lõi Trái Đất.

Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, dẻo, dai, dễ rèn, nhiệt độ nóng chảy khá cao 1540ºC . Sắt Dẫn nhiệt, dẫn điện tốt, có tính nhiễm từ.

Tính chất hóa học của Sắt

Sắt có đầy đủ tính chất hóa học đặc trưng của kim loại như sau:

Fe tác dụng với phi kim

Fe tác dụng với O2

Sắt tác dụng với oxi tạo thành oxit sắt từ, trong đó Fe có hóa trị (II) và (III).

3Fe + 2O2(t°) Fe3O4

Fe Tác dụng với các phi kim khác

Sắt tác dụng với một số phi kim tạo thành muối.

2Fe + 3Cl2(t°) 2FeCl3

Fe + S (t°) FeS

2Fe + 3Br2(t°) 2FeBr3

Fe tác dụng với dung dịch axit

Sắt tác dụng với một số dd axit (HCl, H2SO4loãng ) tạo thành muối sắt (II) và giải phóng khí H2.

Fe + 2HCl FeCl2+ H2

Fe + H2SO4 loãng FeSO4+ H2

Fe không tác dụng với H2SO4đặc, nguội và HNO3đặc, nguội.

Fe tác dụng với dung dịch muối

Sắt tác dụng với dung dịch muối của những kim loại có hoạt động hóa học yếu hơn (như Cu, Ag, Pb) tạo ra muối Sắt và kim loại mới.

Fe + CuSO4 FeSO4+ Cu

Fe + 2AgNO3 Fe(NO3)2+ 2Ag

Fe + Pb(NO3)2 Fe(NO3)2+ Pb

Fe hóa trị mấy? Nguyên tử khối của Fe

Trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học thì sắt có:

  • Sắt có kí hiệu: Fe
  • Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d64s2hoặc [Ar]3d64s2
  • Số hiệu nguyên tử: 26
  • Nguyên tử khối: 56
  • Hóa trị của Fe : II, III
  • Số proton : 26
  • Nhóm: VIIIB
  • Sắt chu kì: 4
  • Đồng vị: sắt có nhiều đồng vị như55Fe,56Fe,58Fe,59Fe
  • Độ âm điện là : 1,83

Như vậy qua bài viết này hi vọng các bạn có thể hiểu rõ Fe hóa trị mấy và nguyên tử khối của Sắt (Fe) nhé.

Fe là dung dịch gì?

Sắt hay thiết một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Fe (từ tiếng Latinh ferrum), số nguyên tử bằng 26, phân nhóm 2, chu kỳ 4. Sắt nguyên tố có ít trên Trái Đất, cấu thành lớp vỏ ngoài và trong của lõi Trái Đất.

Tính chất hóa học của Fe là gì?

- Sắt kim loại có tính khử trung bình, tùy theo các chất oxi hóa mà sắt có thể bị oxi hóa lên mức +2 hay +3. Chú ý: Với HNO3 đặc, nguội; H2SO4 đặc, nguội: Fe bị thụ động hóa.

Sắt có tính gì?

Sắt là loại kim loại màu trắng xám, dẻo, dai, rất dễ rèn, nhiệt độ nóng chảy khá cao lên đến 1539 độ C. Sắt là chất dẫn nhiệt, dẫn điện tốt, từ tính.

Sắt được làm bằng gì?

Sắt là kim loại có nhiều trong lớp vỏ và lõi Trái Đất. Kim loại sắt thường được tìm thấy trong các quặng sắt Magnetite hay Hematit và bằng phương pháp khử hóa học để tách được sắt ra khỏi các tạp chất. Sắt và hợp kim từ sắt chiếm đến 95% tổng khối lượng sử dụng trong ngành sản xuất.