Chất thải cơ khí là gì

Chất thải công nghiệp – định nghĩa, phân loại và ảnh hưởng chất thải đối với môi trường

Trong quá trình vận hành, sản xuất, chế biến nguyên vật liệu, các nhà máy xí nghiệp đều phát sinh ra nhiều loại chất thải trong đó có chất thải công nghiệp cần được thu gom và xử lý cẩn thận để không ảnh hưởng đến môi trường và con người

Chất thải công nghiệp là gì?

Chất thải công nghiệp là phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh hay sinh hoạt của nhà máy, xí nghiệp, theo nhiều dạng thông qua nhiều hoạt động công nghiệp như chế biến và đóng gói thực phẩm, in ấn, dệt may, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng hay các thiết bị điện tử, …

Mỗi nhóm ngành công nghiệp sẽ tạo ra những loại chất thải công nghiệp đặc trưng chứa những thành phần hoá học khác nhau, chủ yếu là 2 nhóm chất thải chính, đó là chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp thông thường. Vì vậy, doanh nghiệp cần có những hướng xử lí chuyên biệt.

Xem thêm: Máy Bơm Cấp Nước - Máy bơm chìm nước thải Pentax

Chất thải cơ khí là gì

Phân loại các loại chất thải?

Nếu xét theo mức độ độc hại, người ta phân thành chất thải nguy hại và chất thải không nguy hại. Nếu xét theo phương thức thải, thì chất thải được chia thành:

Rác sinh hoạt

Rác thải sinh hoạt là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động, sản xuất của con người và động vật. Rác phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải…

Trong đó, rác sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất. Số lượng, thành phần chất lượng rác thải tại từng quốc gia, khu vực là rất khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật. Bất kỳ một hoạt động sống của con người, tại nhà, công sở, trên đường đi, tại nơi công cộng…, đều sinh ra một lượng rác đáng kể.

Thành phần chủ yếu của chúng là chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở lại cho môi trường sống nhất. Cho nên, rác sinh hoạt có thể định nghĩa là những thành phần tàn tích hữu cơ phục vụ cho hoạt động sống của con người, chúng không còn được sử dụng và vứt trả lại môi trường sống.

Một đống rác thải rau củ quả ở một khu chợ

Rác văn phòng

Rác văn phòng là các văn phòng phẩm không còn sử dụng được nữa như giấy báo cũ, bút viết hết mực, hư hỏng.

Chất thải công nghiệp

Chất thải công nghiệp là các chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất các nhà máy, xí nghiệp, gồm:

Chất thải rắn nguy hại: bao gồm khí thải độc hại, hóa chất ở dạng lỏng, chúng dễ gây ra cháy nổ, ngộ độc, tác động không tốt đến sức khỏe của con người và dễ ăn mòn nhiều vật chất khác.

Chất thải rắn như sắt thép kim loại bị gỉ cũ kĩ gây ít hoặc không nguy hại nhưng chúng cần phải được xử lý dọn dẹp hay tái chế cẩn thận.

Chất thải xây dựng

Chất thải xây dựng được thải ra từ quá trình hoạt động của công trường xây dựng và sửa chữa các công trình xây dựng, chủ yếu là các loại gạch, đá, đất vụn... bị phá dỡ ra, chúng còn được gọi là xà bần.

Chất thải y tế

Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế, bao gồm:

Chất thải y tế nguy hại: là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm bệnh, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy an toàn.

Xem thêm: https://www.linkedin.com/pulse/máy-bơm-nước-thải-pentax-là-gì-nguyên-lý-hoạt-động-của-/

Ảnh hưởng của rác thải công nghiệp đến với môi trường

Ðộ độc hại của các chất thải độc hại rất khác nhau. Có chất gây nguy hiểm cho con người như các chất cháy có điểm cháy thấp, các chất diệt côn trùng, các vật liệu clo hoá phân huỷ chậm, có chất gây tác động nhỏ hơn nhưng khối lượng của nó lại là vấn đề lớn như các chất thải hầm mỏ, xỉ, thạch cao phốt phát cũ hoặc các sệt hydroxyt khác

Những chất thải có chứa những hoá chất không tương hợp có thể gây nổ, bắt cháy. Tiếp xúc với axít hoặc kiềm mạnh gây bỏng da. Da hấp thụ một số thuốc trừ sâu có thể gây ngộ độc cấp tính. Những thùng, hòm chứa chất thải hoá chất nếu không được xử lý, để bừa bãi vào nơi không được bảo vệ tốt có thể gây các tai nạn ngộ độc nghiêm trọng

Theo các chuyên gia về môi trường, một số chất thải nguy hại như: chất phóng xạ, dầu nhờn, phốt pho, thuốc trừ sâu hay cả chất thải y tế,… nếu đem chôn lấp sẽ rất nguy hiểm cho con người. Chẳng hạn thuốc trừ sâu nếu đem chôn xuống đất sẽ lan trong đất, ngấm vào mạch nước ngầm. Người sử dụng nguồn nước này sẽ bị ung thư. Chất thải y tế, nhất là những bệnh phẩm có tính chất lây truyền, nếu đem chôn nó cũng sẽ gây tình trạng tương tự.

Do đó việc phân loại rác thải tại nguồn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất là điều cấp thiết hiện nay để giảm thiểu lượng rác thải ra ngoài môi trường, tăng khả năng tái chế rác, tránh tác động đến môi trường và con người

Nguồn: https://chatthaicongnghiep.org/chat-thai-cong-nghiep-la-gi.html

Mục lục bài viết

  • 1. Chất thải nguy hạilà gì ?
  • 2. Phân loại chất thải nguy hại
  • 3. Mã sốchất thải nguy hạilà gì ? Ý nghĩa mã số chất thải nguy hại
  • 4. Hướng dẫn tra cứu mã chất thải nguy hại
  • 5. Các phương pháp xử lý chất thải nguy hại phổ biến hiện nay
  • 5.1. Xử lý bằng phương pháp đốt
  • 5.2. Xử lý bằng phương pháp ổn định hóa rắn
  • 5.3. Xử lý nước thải
  • 5.4. Xử lý tái chế

1. Chất thải nguy hạilà gì ?

Chất thải nguy hạilà chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác (Theo Điều 3 – Luật Bảo Vệ Môi Trường năm 2014 số 55/2014/QH13).

- Cơ sở pháp lý về quản lý chất thải nguy hại

+ Luật Bảo Vệ Môi Trường năm 2014 số 55/2014/QH13 (thay thế bởi Luật bảo vệ môi trường năm 2020)

+ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ : Về quản lý chất thải và phế liệu

+ Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường : Về quản lý chất thải nguy hại

2. Phân loại chất thải nguy hại

Để xác định và phân loại chất thải nguy hại (CTNH), Doanh nghiệp dựa theo Phụ Lục 1 - Danh mục chất thải nguy hại (Theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 về quản lý chất thải nguy hại)

Mỗi loại chất thải nguy hại sẽ được thể hiện bằng mã số, được gọi là mã chất thải nguy hại (mã chất thải nguy hại).

Nếu dựa vào tính chất nguy hại thìchất thải nguy hại bao gồm những chất thải dễ cháy, dễ nổ, có tính oxi hóa, ăn mòn, hay những chất thải có độc tính đối với con người và hệ sinh thái và chất thải có tính lây nhiễm.

Vậy nếu căn cứ vào nhóm nguồn hay dòng thải chính thìchất thải nguy hại bao gồm những gì? Đó là:

- Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than.

- Chất thải từ ngành sản xuất hóa chất vô cơ.

- Chất thải từ ngành sản xuất hóa chất hữu cơ.

-Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác.

-Chất thải từ các quá trình luyện kim.

-Chất thải từ quá trình sản xuất thủy tinh và vật liệu xây dựng.

-Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật liệu khác.

-Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che phủ (sơn, vecni, men thủy tinh), chất kết dính, chất bịt kín, mực in.

- Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy, bột giấy.

-Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm.

- Chất thải xây dựng, phá vỡ (kể cả đất đào ở khu vực ô nhiễm)

-Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải, xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp.

-Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt của ngành này)

-Chất thải từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

-Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải.

-Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác.

-Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy.

-Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ.

-Và các loại chất thải khác.

3. Mã sốchất thải nguy hạilà gì ? Ý nghĩa mã số chất thải nguy hại

Mã chất thải nguy hại (mã chất thải nguy hại): Là cột thể hiện mã số của các chất thải trong Danh mục khi được phân định là chất thải nguy hại. Mã chất thải nguy hại được tổ hợp từ 1, 2 hoặc 3 cặp chữ số (hay 2, 4 hoặc 6 chữ số) như sau:

a) Cặp chữ số (hay 2 chữ số) thứ nhất thể hiện mã của nhóm chất thải phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chính;

b) Cặp chữ số (hay 2 chữ số) thứ hai thể hiện mã của phân nhóm chất thải phân loại theo phân nhóm nguồn hoặc dòng thải trong từng nhóm nguồn hoặc dòng thải chính;

c) Cặp chữ số (hay 2 chữ số) thứ ba thể hiện mã của từng loại chất thải trong từng phân nhóm nguồn hoặc dòng thải.

Ví dụ: Doanh nghiệp phát sinh các loại Bóng đèn huỳnh quang hư thì chất thải này có mã số chất thải nguy hại là 16 01 06, trong đó:

  • “16” là mã số của nhóm nguồn “Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác”
  • “01” là mã số của phân nhóm “Các thành phần chất thải đã được thu gom, phân loại (trừ các loại nêu phân nhóm mã 18 01)”
  • “06” là mã số thể hiện của chất thải “bóng đèn huỳnh quang”

Tất cả chất thải được phân định vào từng nhóm với mã số riêng biệt tại mục C – phụ lục 1: Danh mục chất thải nguy hại.

4. Hướng dẫn tra cứu mã chất thải nguy hại

Bước 1: Tra cứu theo nhóm nguồn hoặc dòng thải phát sinh

Căn cứ Danh mục nhóm chất thải phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chính tại Mục B Phụ lục này để sơ bộ xác định một chủ nguồn thải đang được xem xét có thể phát sinh các chất thải nằm trong những nhóm nào, có thứ tự bao nhiêu. Lưu ý là một cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thể liên quan đến một số nguồn thải hoặc dòng thải khác nhau do bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, do đó phát sinh những chất thải nằm trong nhiều nhóm khác nhau thuộc hai loại như sau:

Các nhóm mã từ 01 đến 16 bao gồm những nhóm chất thải đặc trưng cho từng loại nguồn thải hoặc dòng thải khác nhau;

Các nhóm mã 17, 18 và 19 bao gồm những nhóm chất thải chung mà mọi nguồn thải đều có thể phát sinh.​

Bước 2: Xác định vị trí của nhóm chất thải

Căn cứ vào thứ tự nêu trên để xác định vị trí của nhóm chất thải phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chính trong Danh mục chi tiết tại Mục C Phụ lục này (tương ứng với nhóm mã chất thải nguy hại gồm một cặp chữ số).

Bước 3: Xác định phân nhóm chất thải

Rà soát trong nhóm nguồn hoặc dòng thải chính nêu trên để xác định phân nhóm chất thải phân loại theo phân nhóm nguồn hoặc dòng thải liên quan (tương ứng với phân nhóm mã chất thải nguy hạigồm hai cặp chữ số).

Bước 4: Xác định tên chất thải và mã số chất thải nguy hại cụ thể

Rà soát trong phân nhóm chất thải phân loại theo phân nhóm nguồn hoặc dòng thải nêu trên để xác định từng loại chất thải nguy hại căn cứ vào tên của chúng (tương ứng với mã chất thải nguy hại gồm ba cặp chữ số). Phân loại và áp mã chất thải nguy hại tương ứng nếu chất thải được phân định là chất thải nguy hại (thuộc loại * vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc thuộc loại **).

Bước 5: Xác định mã chất thải nguy hại đối với trường hợp “hỗn hợp chất thải”

Trong trường hợp một hỗn hợp chất thải không có tên tương ứng trong Danh mục chi tiết tại Mục C Phụ lục này, việc phân loại và áp mã chất thải nguy hại theo nguyên tắc sau:

Khi hỗn hợp chất thải chỉ có một chất thải thành phần có tên tương ứng trong Danh mục chi tiết được phân định là chất thải nguy hại (thuộc loại * vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc thuộc loại **) thì áp mã của chất thải nguy hại này;

Khi hỗn hợp chất thải có hai hay nhiều chất thải thành phần có tên tương ứng trong Danh mục chi tiết được phân định là chất thải nguy hại (thuộc loại * vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc thuộc loại **) thì có thể sử dụng tất cả các mã chất thải nguy hại tương ứng hoặc áp một mã chất thải nguy hại đại diện theo thứ tự ưu tiên sau: Mã chất thải nguy hại của chất thải thành phần có tỷ trọng lớn hơn trong hỗn hợp; khi không xác định rõ được tỷ trọng, thì áp mã của chất thải thuộc loại ** (nếu có) hoặc mã của chất thải nguy hại có thành phần nguy hại với giá trị ngưỡng chất thải nguy hại thấp nhất;

Cần phân biệt hỗn hợp chất thải với chất thải có thành phần nguy hại bám dính hoặc hỗn hợp chất thải mà các thành phần đã được hòa trộn với nhau một cách tương đối đồng nhất về tính chất hóa-lý tại mọi điểm trong khối hỗn hợp chất thải theo quy định tại QCKTMT về ngưỡng chất thải nguy hại.

Bước 6: Trường hợp không tìm được mã chất thải nguy hại cụ thểTrong trường hợp không tìm được mã chất thải nguy hại cụ thể theo nguồn thải hay dòng thải thì áp các mã chất thải nguy hại từ 19 12 01 đến 19 12 05 nếu vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định tại QCKTMT về ngưỡng chất thải nguy hại.

Ví dụ: cơ sở phát sinh giẻ lau dính dầu nhớt, hóa chất, muốn tra cứu mã

Bước 1: Tra cứu tại mục B, xác định được giẻ lau thuộc nhóm nguồn số 18. Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ.

Bước 2: Tra cứu tại mục C để tìm đến nhóm số 18.

Bước 3: Xác định trong nhóm số 18, giẻ lau thuộc phân nhóm 18 02 - Chất hấp thụ, vật liệu lọc, giẻ lau và vải bảo vệ thải.

Bước 4: Xác định mã chất thải nguy hại đầy đủ và tên gọi đầy đủ của chất thải là: 18 02 01 - Chất hấp thụ, vật liệu lọc (bao gồm cả vật liệu lọc dầu chưa nêu tại các mã khác), giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại.

5. Các phương pháp xử lý chất thải nguy hại phổ biến hiện nay

5.1. Xử lý bằng phương pháp đốt

Các loại chất thải cần đốt sẽ được đưa vào lò đốt theo từng mẻ, nhiên liệu sử dụng để đốt là dầu DO. Tại lò đốt sơ cấp nhiên liệu sẽ được phun vào lò đốt qua béc đốt để đốt cháy các chất thải và luôn duy trì nhiệt độ trong lò đốt ở nhiệt độ (550 – 6500C).

Khí sinh ra sau khi đốt từ lò đốt sơ cấp sẽ được dẫn qua lò đốt thứ cấp nhằm đốt cháy các thành phần còn lại trong khí thải ở nhiệt độ cao hơn (khoảng 1000 – 1.2000C). Tương tự như lò đốt sơ cấp, trong lò thứ cấp nhiên liệu dầu DO cũng được phun vào nhằm duy trì nhiệt độ trong lò đốt. Khí sinh ra từ lò đốt chất thải sẽ được dẫn qua thiết bị trao đổi nhiệt nhằm giảm nhiệt độ xuống dưới 3000C để tránh sự hình thành các độc chất Dioxin/Furan.

Dòng khí sau khi hạ nhiệt độ sẽ được dẫn qua thiết bị hấp thụ, bên trong có các lớp đệm vòng sứ. Nhờ quá trình tiếp xúc giữa pha khí và pha lỏng (dung dịch NaOH) các thành phần khí acid như: HCl, HF, COX,SOx, NOx,bụi … sẽ được loại bỏ ra khỏi khí thải trước khi xả thải ra môi trường qua ống khói cao 20m. Phần dung dịch hấp thụ được tuần hoàn lại và được bổ sung NaOH thường xuyên nhằm đảm bảo đúng nồng độ cho quá trình xử lý.

Theo định kỳ phần dung dịch sẽ được xả thải vào hệ thống xử lý nước thải và thay thế bằng dung dịch mới. Nhiệt lượng sinh ra từ quá trình xử lý được tận dụng để sấy khô các loại chất thải và bùn thải nhằm hạn chế việc phát thải nhiệt ra ngoài môi trường và tiết kiệm nhiên liệu cho quá trình xử lý

Cặn tro sinh ra từ quá trình đốt sẽ được tiến hành hóa rắn trước khi chôn lấp an toàn.

5.2. Xử lý bằng phương pháp ổn định hóa rắn

Chất thải cần hóa rắn được nghiền tới kích thước thích hợp, sau đó được đưa vào máy trộn theo từng mẻ. Các chất phụ gia như xi măng, cát và polymer được bổ sung vào để thực hiện quá trình hòa trộn khô, sau đó tiếp tục bổ sung nước vào để thực hiện quá trình hòa trộn ướt. Quá trình khuấy trộn diễn ra làm cho các thành phần trong hỗn hợp hòa trộn đều tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Sau thời gian hòa trộn cần thiết, hỗn hợp được cho vào các khuôn lập phương. Sau 28 ngày bảo dưỡng khối rắn, quá trình đóng rắn diễn ra làm cho các thành phần ô nhiễm hoàn toàn bị cô lập.

Khối rắn sẽ được kiểm tra cường độ chịu nén, khả năng rò rỉ và lưu giữ cẩn thận tại kho, sau đó vận chuyển đến bãi chôn lấp an toàn.

5.3. Xử lý nước thải

Các loại nước thải được phân loại và chứa trong các thiết bị chứa riêng cho từng loại. Đây là công đoạn đơn giản nhưng giúp cho việc xử lý ở các công đoạn phía sau được thuận lợi, tiết kiệm được chi phí và tối ưu hóa công nghệ xử lý, bao gồm các loại sau:

– Nước thải chứa chất hữu cơ khó phân hủy sinh học;

– Nước thải chứa hàm lượng kim loại nặng cao;

– Nước thải nhiễm dầu.

Hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy vận hành theo dạng mẻ, tại mỗi mẻ xử lý nước thải sẽ được luân phiên dẫn vào bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải trước khi qua các giai đoạn xử lý tiếp theo.

Riêng đối với nước thải nhiễm dầu được thực hiện công đoạn tách dầu bằng quá trình tuyển nổi áp lực trước khi dẫn qua bể điều hoà.Nước thải được xử lý tại hệ thống xử lý nước thải được thực hiện theo các phương án đề cập dưới sau:

– Xử lý cơ học : lắng, lọc, tách pha và tuyển nổi.

– Xử lý hóa lý : keo tụ.

– Xử lý hóa học : oxi hóa bậc cao.

– Xử lý sinh học : kỵ khí (UASB), hiếu khí và thiếu khí xử lý nitơ theo dạng mẻ với bùn hoạt tính hiếu khí lơ lửng.

5.4. Xử lý tái chế

Mục tiêu củatái chế chất thải lànhằm làm giảm bớt sựnguy hạicủachất thảiđối với môi trường sống, nhằm bảo vệ sức khỏe cho tất cả mọi người. Với nhữngchất thải tái chế, con người có thể giảm bớt được chi phíxử lýô nhiễm môi trường.