Chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt sẽ làm cho

Chính sách tài khóa thắt chặt là công cụ được các chính phủ sử dụng để giảm lạm phát trong kinh tế vĩ mô. Trong bài viết này, hãy cùng Top Kinh Doanh tìm hiểu chi tiết về Chính sách tài khóa thắt chặt là gì? Và công cụ này được sử dụng ra sao?

Chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt sẽ làm cho

Chính sách tài khóa thắt chặt

Nếu bạn chưa hiểu rõ về chính sách tài khóa, thì hãy xem bài viết: Chính sách tài khóa là gì? Mục tiêu kinh tế vĩ mô của chính sách tài khóa.

Chính sách tài khóa thắt chặt là gì?

Chính sách tài khóa thắt chặt hay thu hẹp là khi Chính phủ giảm chi tiêu công và tăng thuế. Lúc này, tổng cầu sẽ giảm, dẫn đến thu nhập quốc dân giảm, giảm sự tăng trưởng kinh tế và giảm lạm phát.

Chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt sẽ làm cho

Chính sách tài khóa thắt chặt là gì

Hiểu đơn giản, vai trò của chính sách tài khóa thắt chặt là khi Chính phủ giảm chi tiêu công -> Kinh tế tăng trưởng chậm lại + Tăng thuế lên cao -> Người dân có ít tiền hơn -> Thị trường sẽ sản xuất hàng hóa ít hơn (cầu giảm thì cung giảm để trở về trạng thái cân bằng -> kiểm soát lạm phát).

Ngược lại với chính sách thắt chặt là chính sách tài khóa mở rộng, để hiểu rõ bạn nên xem qua bài viết: Chính sách tài khóa mở rộng là gì? Ví dụ thực tiễn tại Việt Nam.

Chính sách tài khóa thắt chặt của Việt Nam

Giai đoạn 2009 – 2010

Với nền kinh tế “mới” thì Việt Nam cũng chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Điều đó đã gây nên áp lực lạm phát căng thẳng cùng với nguy cơ trong hệ thống tín dụng (chính sách thắt chặt tiền tệ). Cùng với nó là ngân sách nhà nước thiếu ổn định, lạm phát đã phần nào được kiềm chế nhưng vẫn có nguy cơ gia tăng, lao động mất việc làm, suy thoái bắt đầu xuất hiện.

Trước tình hình đó nhà nước đã đề ra nhiều nhóm mục tiêu cần thực hiện để cải thiện tình hình như: Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu; Kích cầu đầu tư và tiêu dùng; Thực hiện chính sách tài khoá, tiền tệ linh hoạt và hiệu quả; Đảm bảo an sinh xã hội; Tổ chức điều hành và thực hiện các nhóm giải pháp quyết liệt, linh hoạt, kịp thời và phù hợp với tình hình mới…

Trong kế hoạch đối phó với lạm phát năm 2010, đã có sự phối kết hợp tốt hơn giữa công cụ tiền tệ và công cụ tài khoá. Chính sách tài khoá của năm 2010 được cho là có sự “thu” lại nhất định. Nó sẽ hỗ trợ cho các chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt tín dụng, đảm bảo hiệu quả cao hơn. Và nhờ đó, ưu tiên hàng đầu của Chính phủ là chống lạm phát có vẻ như sẽ không còn nhiều gập ghềnh, vất vả như mấy năm qua.

Giai đoạn 2010 – 2020

Trong bối cảnh tăng trưởng phục hồi nhưng lại đi kèm với lạm phát ở mức cao, đồng tiền mất giá, tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội là mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách được xác định tại Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP của Chính phủ ngày 24/2/2011 (Về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội).

Để kiềm chế lạm phát, CSTK đã được điều chỉnh theo hướng cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước (NSNN). Các giải pháp cụ thể đó là: Tăng thu NSNN từ 7-8% so với dự toán ngân sách năm 2011; Tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên; Giảm bội chi NSNN năm 2011 xuống dưới 5% GDP; Không ứng trước vốn NSNN, vốn trái phiếu chính phủ (TPCP) năm 2012 cho các dự án, trừ các dự án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai cấp bách; Không kéo dài thời gian thực hiện các khoản vốn đầu tư từ NSNN, TPCP kế hoạch năm 2011…

CSTT được điều hành chặt chẽ, thận trọng với các biện pháp cụ thể: Tăng lãi suất cơ bản từ 8% lên 9% trong tháng 5/2010 và tiếp tục duy trì đến quý I/2014; giảm tăng trưởng cung tiền năm 2011 xuống còn khoảng 15 – 16%, mức tăng tín dụng xuống dưới 20%; Điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng USD; Điều chỉnh tỷ giá và thu hẹp biên độ dao động từ 3% xuống 1% từ ngày 11/2/2011… Theo đó, tăng trưởng tín dụng đã giảm còn 14,7% năm 2011, tăng trưởng M2 cũng giảm còn 12,07%.

Tóm lại về chính sách tài khóa thắt chặt là gì?

Chính sách tài khóa thắt chặt hay còn được gọi là chính sách tài khóa thu hẹp với 2 công cụ chính là giảm chi tiêu công, tăng thu thuế từ đó giảm lạm phát chung của nền kinh tế. Nó sẽ ngược với chính sách tài khóa mở rộng là tăng chi tiêu công, giảm thuế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Chính sách tài khóa là công cụ hữu ích giúp nhà nước cải thiện tình hình kinh tế thông qua việc sử dụng công cụ thuế và chi tiêu chính phủ. Chính sách này là gì? Có tác dụng gì tới nền kinh tế?

Chính sách tài khóa (Fiscal Policy) là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô do Chính phủ thực hiện. Trong đó, Chính phủ can thiệp điều chỉnh thuế suất và chi tiêu chính phủ để tiến tới đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, bình ổn giá…

Chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt sẽ làm cho

Chỉ có cấp chính quyền Trung ương, cụ thể là Chính phủ mới có quyền và khả năng thực hiện chính sách tài khóa, chính quyền địa phương các cấp không thực hiện chức năng này.

Chính sách tài khóa gồm 2 loại là chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tài khóa thu hẹp. Mỗi loại tác động theo 2 hướng ngược nhau tới nền kinh tế vĩ mô. 

Chính sách tài khóa mở rộng hay chính sách tài khóa thâm hụt là việc Chính phủ thực hiện tăng chi tiêu chính phủ, giảm nguồn thu từ thuế hoặc kết hợp tăng chi tiêu chính phủ và giảm nguồn thu từ thuế. Điều này giúp tăng sản lượng nền kinh tế, tổng cầu tăng, từ đó tăng số lượng việc làm cho người dân, kích thích nền kinh tế phát triển.

Chính sách tài khóa mở rộng được áp dụng khi nền kinh tế suy thoái, kém phát triển, tăng trưởng chậm, tỷ lệ thất nghiệp tăng. Chính sách này thường không được áp dụng một mình mà kết hợp chung với chính sách tiền tệ giúp thực hiện mục đích ổn định, tăng trưởng, phát triển kinh tế hiệu quả nhất.

Chính sách tài khóa thắt chặt là việc Chính phủ thực hiện giảm chi tiêu chính phủ, tăng nguồn thu từ thuế hay kết hợp giảm chi tiêu chính phủ và tăng nguồn thu từ thuế. 

Từ đó giảm sản lượng của nền kinh tế, giảm tổng cầu giúp nền kinh tế không bị phát triển quá nóng. Chính sách này được sử dụng để đưa nền kinh tế đang phát triển quá nhanh, thiếu ổn định hay tỷ lệ lạm phát cao trở về trạng thái cân bằng, ổn định.

Chính sách này sử dụng 2 công cụ chính gồm chi tiêu chính phủ và thuế (thu ngân sách).

Chi tiêu của chính phủ bao gồm chi mua hàng hóa dịch vụ và chi chuyển nhượng, trong đó:

  • Chi mua hàng hóa dịch vụ: Là việc Chính phủ sử dụng ngân sách để đầu tư cho quốc phòng, xây dựng cơ sở hạ tầng đất nước, trả tiền lương cho cán bộ nhà nước…
  • Chi chuyển nhượng: Là việc Chính phủ chi ngân sách cho các khoản trợ cấp những nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội như người nghèo, người khuyết tật, thương binh, bệnh binh…

Chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt sẽ làm cho

Cả 2 khoản chi trên tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tổng cầu của nền kinh tế. Cụ thể, khi Chính phủ chi mua hàng hóa dịch vụ, cầu hàng hóa tăng, trực tiếp làm tăng tổng cầu nền kinh tế. Trường hợp chi ngân sách trợ cấp xã hội, thu nhập của người dân tăng, họ mua sắm nhiều hơn, như vậy gián tiếp tăng tổng cầu.

Nếu chi tiêu chính phủ tăng, tổng cầu của nền kinh tế tăng, cầu tăng kích thích cung tăng giúp nền kinh tế từng bước phục hồi, tăng trưởng, hướng tới mục tiêu phát triển ổn định. Ngược lại, chi tiêu chính phủ giảm, tổng cầu giảm giúp ổn định lại sự phát triển quá nhanh của nền kinh tế. 

Công cụ tiếp theo của chính sách tài khóa là thuế, đây là khoản thu bắt buộc của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức vào ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung. Thuế gồm 2 loại, thuế trực thu và thuế gián thu, trong đó:

  • Thuế trực thu: Là khoản thuế đánh trực tiếp vào thu nhập, tài sản của người chịu thuế. Đồng thời, người chịu thuế cũng là người nộp thuế. Một số loại thuế trực thu như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài sản, thuế thừa kế, thuế đất…
  • Thuế gián thu: Là khoản thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa, dịch vụ, người chịu thuế không phải người nộp thuế. Một số loại thuế gián thu như VAT, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… Ví dụ với thuế VAT, giá cả hàng hóa niêm yết trong siêu thị đều đã bao gồm 8 – 10% thuế VAT, người mua hàng là người chịu thuế nhưng không trực tiếp nộp thuế cho nhà nước, nhà sản xuất thay người mua nộp khoản thuế đó.

Trái ngược với chi tiêu chính phủ là chi ra, thuế là khoản thu vào nên nó sẽ có tác động ngược lại so với chi tiêu chính phủ. Nếu thuế tăng, thu nhập của mọi người giảm, họ sẽ giảm tiêu dùng, từ đó tổng cầu giảm và GDP giảm. Nếu thuế được điều chỉnh giảm, giá cả hàng hóa dịch vụ giảm, mọi người chi tiêu nhiều hơn, tổng cầu tăng và GDP tăng.

Chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt sẽ làm cho

Chính sách tài khóa có 4 vai trò quan trọng đối với nền kinh tế như sau:

  • Là công cụ giúp Chính phủ tác động toàn diện đến toàn bộ nền kinh tế trong mọi trường hợp, giúp ổn định lại nền kinh tế đang biến động.
  • Sử dụng 2 công cụ của chính sách tài khóa, Chính phủ thực hiện phân bổ hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế. Thông qua chính sách tài khóa, Nhà nước có thể tập trung phát triển một lĩnh vực trọng tâm của đất nước.
  • Đây cũng là công cụ hiệu quả giúp phân phối và tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân. Từ đó tạo môi trường an toàn, ổn định cho đầu tư và tăng trưởng.
  • Mục tiêu chính yếu nhất của chính sách tài khóa là tăng trưởng và phát triển nền kinh tế.

Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, nền kinh tế đang gặp khó khăn, Nhà nước đang thực hiện hiệu quả các chính sách tài khóa. Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn hiểu rõ về công cụ, công dụng và cách thực hiện chính sách tài khóa, từ đó hiểu về chính sách tài khóa Nhà nước đang thực hiện để thông qua đó nhận ra những cơ hội riêng cho mình. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về các chính sách kinh tế khác, đừng bỏ qua các bài viết của Finhay nhé!

Xem thêm: Vai trò của thị trường chứng khoán đối với sự phát triển kinh tế