Chính sách văn hóa và quản lý nghệ thuật là gì

Tại sao ngành quản lý văn hóa rất được chú trọng trong giáo dục nhưng lại rất ít sinh viên theo học? Thực ra ngành quản lý văn hóa có tương lai tốt không? Đầu ra xin việc ra sao?

Theo thống kê sơ bộ từ các nguồn tìm kiếm ngành quản lý văn hóa. Chúng tôi đo được lượng sinh viên học ngành này khá ít. Lý do tại sao ngành quản lý văn hóa rất ít người kinh theo học và tại sao ở Nhật Bản họ lại đào tạo rất tốt ngành này. Còn VN, nền giáo dục nước nhà ra sao? 

Chính sách văn hóa và quản lý nghệ thuật là gì
Chính sách văn hóa và quản lý nghệ thuật là gì
Chính sách văn hóa và quản lý nghệ thuật là gì

Cùng tham khảo một vài thông tin thảo luận sau:

Ngành Quản lý văn hóa của Đại học Văn hóa Hà Nội đào tạo cả về Quản lý lễ hội & sự kiện cũng như Quản lý di sản văn hóa. Nhưng mà đến hôm qua, giảng viên môn Tiếng Việt thực hành của trường Báo kể là, cái lớp Quản lý văn hóa toàn sinh viên người dân tộc thiểu số, và có rất ít người Kinh??

Như này là sao đây? Sao giới trẻ Kinh chẳng mặn mà, chẳng quan tâm gì đến văn hóa dân tộc vậy? Mấy ông quản lý văn hóa thế hệ đi trước đã phá hỏng các di tích lịch sử r. Bây giờ đến lượt thế hệ con cháu thậm chí còn phớt lờ văn hóa dân tộc  Nên biết rằng, văn hóa - du lịch chính là ngành công nghiệp không khói, là quyền lực mềm, sức mạnh mềm của quốc gia nhé. Hãy nhìn sang Nhật Bản họ đã quảng bá văn hóa truyền thống lẫn hiện đại ra sao, đặc biệt là Hàn Quốc họ đã thành công trong việc tạo dựng và quảng bá làn sóng văn hóa Hallyu ra khắp thế giới. Hay như trường hợp của Đài Loan, lịch sử không ưu đãi cho đảo quốc này những di sản văn hóa nổi bật, chỉ có mỗi đảo Kim Môn thì lại nằm tít ngoài khơi xa gần Phúc Kiến. Thế nhưng họ vẫn dốc sức bảo tồn và phát huy giá trị của hòn đảo này nhằm hướng tới đề cử ứng cử viên Di sản văn hóa thế giới trong tương lai. Vùng Đông Nam Á thì có Thái Lan phát triển cực mạnh về du lịch với những tín ngưỡng, lễ hội truyền thống cực kỳ đặc sắc. Người dân còn tích cực xây dựng hình ảnh Thái Lan là "xứ sở nụ cười" để thu hút khách du lịch...

Nguồn: lichsuvn.net

Theo PGS. TS Đào Duy Quát (tạp chí ban tuyên giáo TW):

Văn học, nghệ thuật (văn học - nghệ thuật ngôn từ, mỹ thuật, sân khấu, múa, nhiếp ảnh, âm nhạc, kiến trúc, điện ảnh) là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa, là nhu cầu cần thiết thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người, là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người.

Sinh viên sau khi ra trường chuyên ngành Quản lý Văn hóa, co thể tham gia xin phỏng vấn công tác tại các tổ chức văn hóa nghệ thuật thuộc khu vực nhà nước, tư nhân hay các tổ chức văn hoá nghệ thuật có yếu tố nước ngoài

Sở và Phòng Văn hóa - Thể thao - Du lịch, các Trung tâm Văn hóa, Nhà văn hóa, Ban quản lý di tích, quản lý lễ hội, các cơ quan thuộc các Bộ, Ngành có tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật luôn luôn mở cửa chào đón các sinh viên tốt nghiệp.

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty tổ chức sự kiện, công ty truyền thông, du lịch, quan hệ công chúng của các tổ chức, doanh nghiệp, các đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật và các điểm vui chơi, giải trí, bộ phận marketing.

Sinh viên tốt nghiệp có thể thành lập các công ty event, tổ chức sự kiện event, biểu diễn nghệ thuật mở các phòng tranh hoặc làm việc như những nhân viên độc lập cho các chương trình, sự kiện, hay dự án văn hóa nghệ thuật.

Nhưng chủ yếu là năng lực học tập, sở thích ngành nghề của sinh viên như thế nào để lựa chọn trường cho phù hợp bản thân của mình nhất. Niềm say mê khiến mình yêu thích trong ngành nghề mình chọn hơn. Ngành học nào cũng có thế mạnh riêng của mình nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.

Tìm hiểu về chính sách văn hóa

  • 1. Khái niệm văn hóa và chính sách văn hóa
  • 2. Nội dung cơ bản của chính sách văn hóa theo Hiến pháp năm 2013

1. Khái niệm văn hóa và chính sách văn hóa

Về văn hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam đã từng định nghĩa:

“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phưomg thức sử dụng. Toàn bộ những sảng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu của đời sổng và đòi hỏi của sự sinh tồn”.

Người còn chỉ ra năm điểm lớn trong xây dựng nền văn hóa dân tộc là:

“1. Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường;

2. Xây dựng luân lý: biết hi sinh mình, làm lợi cho quần chúng;

3. Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đên phúc lợi của nhân dân trong xã hội;

4. Xây dựng chính trị: dân quyền;

5. Xây dựng lãnh thổ”.

Như vậy, có thể nói rằng văn hóa theo nghĩa rộng là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra nhằm đáp ứng những nhu cầu cần thiết của cuộc sống.

Tuy nhiên, văn hóa còn được hiểu theo nghĩa hẹp, đó là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần hoặc đó là tập quán, tín ngưỡng, nghệ thuật, cách sống (way of life), cách tổ chức xã hội của một đất nước hay một nhóm xã hội. Kết hợp hài hòa giữa nghĩa rộng và nghĩa hẹp của khái niệm văn hóa, Tổ chức giáo dục, khoa học và vãn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã định nghĩa:

“Văn hóa ngày nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối Sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập quán và tín ngưỡng”.

Chính sách văn hóa là những tư tưởng chỉ đạo, những nguyên tắc và định hướng cơ bản trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa của một cộng đồng, quốc gia, dân tộc, khu vực lãnh thổ hoặc trong phạm vi quốc tế.

Chính sách văn hóa ở Việt Nam thường được thể hiện trong đề cương văn hóa của Đảng, văn kiện đại hội Đảng toàn quốc, nghị quyết hội nghị của Ban Chấp hành trung ương Đảng, trong hiến pháp - luật cơ bản của Nhà nước.

2. Nội dung cơ bản của chính sách văn hóa theo Hiến pháp năm 2013

So với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam là một trong số rất ít nước xây dựng chính sách kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường thành một chế định riêng trong Hiến pháp. Điều này chứng tỏ Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề văn hóa và dành cho nó vị trí xứng đáng trong đạo luật cơ bản của Nhà nước. Việt Nam vốn là đất nước có truyền thống văn hiến lâu đời, Ngay từ thế kỉ XV, Nguyễn Trãi khi viết Bình Ngô đại cáo đã rất tự hào về truyền thống văn hóa đó:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ côi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau

Song hào kiệt thời nào cũng có

Năm thế kỉ sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong “Lời kêu gọi Hội quốc liên” năm 1926 về quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam cũng đã rất tự hào khi viết về văn hóa Việt Nam: Các bạn hãy nghĩ xem nước Việt Nam trước khi bị thực dân Pháp xâm lược là thế nào. Đó là một nước độc lập, biết khiến các láng giềng của nó kính trọng, trong khi vẫn coi khinh chiến tranh và nghĩa vụ quân sự, trong khi để bảo vệ quốc phòng chỉ dùng đến dân binh của nó mà thôi. Đó là một nền dân chủ mà dưới cái vẻ một quân chủ tuyệt đối vẫn hưởng quyền tự trị của làng xã, quyền tự do và chế độ học không mất tiền ở mọi cấp của giáo dục và đã gạt ra khỏi đất nước mình chế độ phong kiến và tăng lữ. Đó là một dân tộc được thành lập trên cơ sở thống nhất ngôn ngữ, tôn giáo, chủng tộc, phong tục. Cuối cùng, theo sự thừa nhận của những nhân vật Pháp, từ thời viễn cổ, người Việt Nam đã có một văn hóa đạo đức cao.

Nhiều người nước ngoài khi chưa đến Việt Nam họ không hiểu vì sao một dân tộc không giàu có gì về kinh tế, tầm vóc thể hình không cao lớn nhung đã đánh thắng giặc Nguyên hùng mạnh thời kì phong kiến và thắng giặc Pháp, giặc Mỹ thời kì hiện đại. Nhưng khi đã đến Việt Nam họ hiểu rằng người Việt Nam đã thắng nhờ có trí thông minh, truyền thống yêu nước và một nền văn hiến lâu đời. Minh chứng điều này, trong bài “Việt Nam dưới con mắt người Pháp”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn lại lời nhận xét về Việt Nam của một người Pháp tên là Đờ Pu-vuốc-vin: Chứng ta thấy ở đây cả một nền văn minh, mọi thứ đều xây dựng từ lâu. Nghệ thuật, khoa học kể cả khoa học quản lý nhà nước đều đã phát triển mạnh mẽ. Luật pháp, cổ phong, tôn giáo, văn học - tất cả đều đã hoàn chỉnh và hòa họp với nhau, trải qua bao thế kỉ, đã được điều hòa và ngày càng hoàn thiện thêm. Những vết tích man rợ đã mất đi từ lâu, dân tộc này đã sống trong một xã hội thuần thục, có tổ chức, trong khi những người phương Tây còn đang ở trong tình trạng bán khai. Yêu mến quê hương, quyến luyến gia đình, tôn kính tổ tiên, yêu chuộng công lý, tôn trọng chính nghĩa, ham thích khoa học, coi trọng lời nói thánh hiền, thương yêu nòi giống, tôn kính lẽ phải; ghét xa hoa, không hám tiền tài, khinh ghét vũ lực, không sợ gian khổ, hy sinh - đó là những đức tính răn dạy trong sách thánh hiền, lưu lại trong cổ phong và ghi thành luật pháp; hiện nay đó cũng là những đặc điểm về bản tính của người Việt Nam hình thành từ bao thế hệ, những thế hệ luôn luôn cố gắng thực hiện đạo đức ấy một cách thành kính, người Việt Nam bình thường mà ta gặp bất cứ ở đâu cũng đều như vậy cả.1

Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công và nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã bắt đầu xây dựng một nền văn hóa mới. Ngày 03/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt ra 6 nhiệm vụ cấp bách, một trong số đó là nhiệm vụ văn hóa: diệt giặc dốt. Tháng 11/1946, Hội nghị văn hóa toàn quốc họp tại Hà Nội, phát biểu tại Hội nghị này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:

“Nên văn hóa mới của Việt Nam phải lẩy hạnh phúc của nhân dân, của dân tộc làm cơ sở, phải học lấy những điều tốt đẹp của văn hóa nước ngoài, tạo ra nền văn hóa Việt Nam, sao cho văn hóa mới phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập ”.

Về tính chất của nền văn hóa, trong thời kì cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đe cương vãn hóa năm 1943 của Đảng xác định là phải xây dựng một nền văn hóa dân tộc, khoa học, đại chúng.1 Hiến pháp năm 1980 xác định tại Điều 37 đường lối xây dựng nền văn hóa của chúng ta là “xây dựng nền vàn hóa mới có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc, có tính Đảng và tính nhân dân Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (1991) đã chỉ rõ:

“Xây dựng nền văn hóa mới, tạo ra một đời song tỉnh thần cao đẹp, phong phú và đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ”.

Trên tinh thần của cương lĩnh trên, Hiến pháp năm 1992 (trước khi sửa đổi, bổ sung vào năm 2001), tại Điều 30 đã quy định:

“Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triến nền văn hóa Việt Nam: Dân tộc, hiện đại, nhân văn; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hỏa nhân loại; phát huy mọi tài năng sảng tạo trong nhân dân”.

Ngày 25/12/2001, Quốc hội khóa X đã thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Điều 30 Hiến pháp năm 1992 về cơ bản vẫn được giữ nguyên, tuy nhiên Hiến pháp sửa đổi đã thay thế cụm từ chỉ tính chất của nền văn hóa Việt Nam là “dân tộc, hiện đại, nhân văn” bằng cụm từ: “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Với sự thay đổi như vậy, chúng ta thấy rõ tư tưởng của các nhà lập pháp Việt Nam là muốn nhấn mạnh hai tính chất của văn hóa Việt Nam hiện đại là “tiên tiến” và “đậm đà bản sắc dân tộc”. Hai tính chất trên đây của văn hóa Việt Nam hiện đại thể hiện văn hóa Việt Nam ngày nay là sự kết họp hài hòa của nền văn hóa hiện đại trong đó có sự tiếp thu những tinh hoa của văn hóa nhân loại và sự chắt lọc, duy trì, phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa các dân tộc Việt Nam. Vì vậy, Hiến pháp quy định:

“Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển các di sản văn hóa dân tộc; chầm lo công tác bảo tồn, bảo tàng, tu bô, tôn tạo, bảo vệ và phát huy tác dụng của các di tích lịch sử, cách mạng, các di sản văn hỏa, các công trình nghệ thuật, các danh lam, thắng cảnh. Nghiêm cẩm các hành động xâm phạm đến các di tích lịch sử, cách mạng, các công trình nghệ thuật và danh lam, tháng cảnh.

Kế thừa chính sách văn hóa thể hiện trong các hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 2013 xác định:

“Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tỉnh hoa văn hóa nhân loại (khoản 1 Điều 60). Nhà nước, xã hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của nhân dân; phát triến các phương tiện thông tin đại chủng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tố quốc” (khoản 2 Điều 60 ).

“Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ẩm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân” (khoản 3 Điều 60).

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)