Cho 2 3ml dung dịch axit clohiđric

Thí nghiệm 1: Điều chế khí hidro từ axit clohidric HCl, kẽm. Đốt cháy khí hidro trong không khí

  • Nhận xét hiện tượng.
  • Viết phương trình các phản ứng xảy ra.

Thí nghiệm 1: Điều chế khí hidro từ axit clohidric HCl, kẽm. Đốt cháy khí hidro trong không khí.

Dụng cụ, hóa chất:

  • Dụng cụ: ống nghiệp, nút cao su, ống dẫn khí, đóm, đèn cồn,…
  • Hóa chất: dung dịch axit clohidric HCl, viên kẽm,…

Cách tiến hành:

  • Lắp dụng cụ như hình 5.4. Cho vào ống nghiệm 3ml dung dịch axit clohidric HCl và 3 – 4 hạt kẽm Zn.
  • Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua.
  • Sau khi thử độ tinh khiết, khẳng định dòng khí hidro không có lẫn oxi (hoặc chờ khoảng một phút cho khí hidro đẩy hết không khí ra khỏi ống nghiệm), sau đó đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí.

Hiện tượng – giải thích:

  • Khi cho dung dịch axit clohidric tác dụng với Zn ta thấy dung dịch sủi bọt khí.

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

  • Khi cho que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí thì que đóm bùng cháy:

2H2 + O2 →(to) 2H2O


Trắc nghiệm hóa học 8 bài 35: Bài thực hành 5 (P2)

Từ khóa tìm kiếm Google: Thí nghiệm 1 trang 120,Thí nghiệm 1: Điều chế khí hidro từ axit clohidric HCl, kẽm. Đốt cháy khí hidro trong không khí Bài thực hành 5: Điều chế - Thu khí hidro và thử tính chất của khí hidro

Soạn hóa học 8 bài 45: Bài thực hành 7 Pha chế dung dịch theo nồng độ

Soạn hóa học 8 bài 44: Bài luyện tập 8

Soạn hóa học 8 bài 43: Pha chế dung dịch

Soạn hóa học 8 bài 42: Nồng độ dung dịch

Soạn hóa học 8 bài 41: Độ tan của một chất trong nước

Soạn hóa học 8 bài 40: Dung dịch

Soạn hóa học 8 bài 39: Bài thực hành 6 Tính chất hóa học của nước

Soạn hóa học 8 bài 38: Bài luyện tập 7

Soạn hóa học 8 bài 37: Axit Bazơ Muối

Soạn hóa học 8 bài 36: Nước

Soạn hóa học 8 bài 35: Bài thực hành 5

Soạn hóa học 8 bài 34: Bài luyện tập 6

Soạn hóa học 8 bài 33: Điều chế khí hiđro Phản ứng thế

Soạn hóa học 8 bài 32: Phản ứng oxi hóa khử

Soạn hóa học 8 bài 29: Bài luyện tập 5

Soạn hóa học 8 bài 28: Không khí Sự cháy

Soạn hóa học 8 bài 27: Điều chế khí oxi Phản ứng phân hủy

Soạn hóa học 8 bài 26: Oxit

Soạn hóa học 8 bài 25: Sự oxi hóa Phản ứng hóa hợp Ứng dụng của oxi

Soạn hóa học 8 bài 24: Tính chất của oxi

Soạn hóa học 8 bài 31: Tính chất Ứng dụng của hiđro

Soạn hóa học 8 bài 7: Bài thực hành 2 Sự lan tỏa của chất

Soạn hóa học 8 bài 23: Bài luyện tập 4

Soạn hóa học 8 bài 22: Tính theo phương trình hóa học

Soạn hóa học 8 bài 21: Tính theo công thức hóa học

Soạn hóa học 8 bài 20: Tỉ khối của chất khí

Soạn hóa học 8 bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất

Hướng dẫn Giải Tài liệu dạy học Hóa 8 tập 2 trang 42, 43, 44, 45 hay, chi tiết nhất. Seri Tài liệu dạy học Hóa 8 tập 2 đầy đủ (có file tải PDF cho thầy cô)

Hoạt động 1 trang 42 - Tài liệu dạy học Hóa 8 tập 2

Học sinh nêu lại những dụng cụ thí nghiệm, hóa chất và cách tiến hành thí nghiệm điều chế hiđro trong bài “ tính chất - ứng dụng của hiđro”

Lời giải chi tiết

Dụng cụ thí nghiệm, hóa chất và cách tiến hành thí nghiệm điều chế hiđro.
- Dụng cụ: Bình thủy tinh , ống dẫn khí, ống nghiệm ( hình vẽ).
- Hóa chất: kẽm (Zn), dung dịch axit clohiđric ( dung dịch HCl).
- Cách tiếp hành: Nhỏ từ từ dung dịch axit clohiđric vào bình thủy tinh có chứa một vài viên kẽm và lắp dụng cụ thu khí hiđro như hình vẽ.

Hoạt động 2 trang 42 - Tài liệu dạy học Hóa 8 tập 2

Quan sát làm thí nghiệm:

- Cho 2-3 viên kẽm vào ống nghiệm và cho 2-3ml dung dịch axit clohiđric HCl vào đó.
Nhận xét hiện tượng.

- Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua. Sau khi thử độ tinh khiết, khẳng định dòng khí hiđro không có lẫn oxi ( hoặc chờ khoảng 1 phút cho khí hiđro đẩy hết không khí ra khỏi ống nghiệm ), đưa que đóm còn tàn đỏ vào đầu ống dẫn khí. Nhận xét.

- Đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí và nhận xét.

Lời giải chi tiết

Nhận xét.

- Cho 2-3 viên kẽm vào ống nghiệm và cho 2-3ml dung dịch axit clohiđric HCl vào đó.

Nhận xét: có bọt khí xuất hiện trên bề mặt viên kẽm rồi thoát ra khỏi chất lỏng, viên kẽm tan dần.

- Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua. Sau khi thử độ tinh khiết, khẳng định dòng khí hiđro không có lẫn oxi ( hoặc chờ khoảng 1 phút cho khí hiđro đẩy hết không khí ra khỏi ống nghiệm ), đưa que đóm còn tàn đỏ vào đầu ống dẫn khí.

Nhận xét: đưa que đóm còn tàn đỏ vào đầu dẫn khí, khí thoát ra không làm cho than hồng bùng cháy.

- Đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí và nhận xét.
Nhận xét : đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí, khí thoát ra sẽ cháy được trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt đó là khí hiđro.

Hoạt động 3 trang 42 - Tài liệu dạy học Hóa 8 tập 2

Nhận xét và viết phương trình hóa học.

Lời giải chi tiết

- Có bọt khí xuất hiện trên bề mặt kẽm rồi thoát ra khỏi chất lỏng, viên kẽm tan dần.

- Khí thoát ra không làm que đóm còn tàn đỏ bùng cháy. Nhưng khi đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí, khí thoát ra sẽ cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt.

- Cô cạn dung dịch, ta sẽ thu được một chất rắn màu trắng, đó là kẽm cloruaZnCl2.

- Phương trình hóa học :

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Người ta có thể sử dụng một số kim loại khác như nhôm, sắt, magiê và dung dịch axit sunfuricH2SO4loãng để điều chế khí hiđro.

Hoạt động 4 trang 43 - Tài liệu dạy học Hóa 8 tập 2

Dựa vào tính chất vật lí, hãy nêu cách thu khí hiđro. Cách thu khí hiđro và cách thu khí oxi có gi giống và khác nhau? Giải thích.

Giống nhau…………………………

Khác nhau…………………………

oxi Hiđro

……………

……………

……………

……………

…………

…………

…………

…………

Lời giải chi tiết

Có hai cách thu khí hiđro:

- Thu khí hiđro bằng phương pháp đẩy nước. hiđro là chất khí tan rất ít trong nước, do đó có thể thu hiđro bằng phương pháp đẩy nước như hình vẽ

- Thu khí hiđro bằng phương pháp đẩy không khí: Hiđro là chất khí nhẹ hơn không khí và không phản ứng với không khí ở điều kiện thường, do đó có thể thu khí hiđro bằng cách úp ngược ống nghiệm như hình vẽ.

So sánh :

- Giống: cả hiđro và oxi đều thu được bằng phương pháp đẩy nước theo cách thức như nhau ( hình vẽ ) vì hiđro và oxi đều tan rất ít trong nước và không phản ứng với nước.

- Khác nhau: Đối với phương pháp đẩy không khí, hiđro thu bằng cách úp ngược ống nghiệm vì hiđro nhẹ hơn không khí, oxi thu bằng cách để ngửa ống nghiệm vì oxi nặng hơn không khí ( hình vẽ).

Oxi

Hiđro

Tan rất ít trong nước và nặng hơn không khí, do đó có 2 cách thu oxi:
- thu oxi bằng phương pháp đẩy nước.
- thu oxi bằng phương pháp đẩy không khí bằng cách để ngửa ống nghiệm
Tan rất ít trong nước và nhẹ hơn không khí, do đó có 2 cách thu hiđro:
- thu hiđro bằng phương pháp đẩy nước.
- Thu hiđro bằng phương pháp đẩy không khí bằng cách úp ngược ống nghiệm.

Hoạt động 5 trang 43 - Tài liệu dạy học Hóa 8 tập 2

Đọc thông tin sau:

- Người ta sản xuất khí hiđro trong công nghiêp bằng cách điện phân nước hoặc dùng than khử oxi của nước trong lò khí than hoặc điều chế hiđro từ khí thiên nhiên, khi dầu mỏ.

Lời giải chi tiết

- Ví dụ :

Hoạt động 6 trang 43 - Tài liệu dạy học Hóa 8 tập 2

Trong 2 phản ứng sau, nguyên tử của đơn chất Zn và Al đã thay thế nguyên tử nào của hợp chất axit.

Lời giải chi tiết

Hai phản ứng hóa học trên gọi là phản ứng thế.

Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất hay thế cho nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất

Bài 1 trang 44 - Tài liệu dạy học Hóa 8

Điền vào chỗ trống trong các câu sau đây

- Trong phòng thí nghiệm, để điều chế khí hiđro, người ta cho một số…… (như:…..) tác dụng với dung dịch…….(HCl, H2SO4(loãng).

- Có thể thu khí theo…. Cách:

+ Đẩy nước ( vì khí hiđro……)

+ Đẩy không khí bằng cách đặt úp bình ( vì khí hiđro…………….)

Lời giải chi tiết

- Trong phòng thí nghiệm, để điều chế khí hiđro, người ta cho một sốkim loại( như :kẽm, sắt,nhôm) tác dụng với dung dịchaxit(HCl,H2SO4loãng).

- Có thể thu khí theo2cách:

+ Đẩy nước ( vì khí hiđrotan rất ít trong nước và không phản ứng với nước ở điều kiện thường).

+ Đẩy không khí bằng cách đặt úp bình ( vì khí hiđronhẹ hơn không khí và không phản ứng với không khí ở điều kiện thường).

Bài 2 trang 44 - Tài liệu dạy học Hóa 8

Dụng cụ ở hình bên ( hình 5.4) dùng để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm.

Hãy chọn 2 chất A và 3 chất B phù hợp để điều chế hiđro.

Viết phương trình hóa học và cho biết phản ứng trên thuộc loại phản ứng hóa học nào?

Lời giải chi tiết

Chất A có thể là : dung dịch axit clohiđric ( dung dịch HCl), dung dịch axit sunfuric loãng ( dung dịchH2SO4loãng).

Chất B có thể là : sắt ( fe), magie(Mg), Nhôm ( Al).

các phương trình hóa học:

Đối với A là dung dịch axit clohiđric:

Các phản ứng trên đều thuộc phản ứng thế

Bài 3 trang 44 - Tài liệu dạy học Hóa 8

Có 3 bình đựng riêng các khí sau: không khí, khí oxi, khí hiđro. Bằng cách nào để nhận biết các chất khí trong mỗi lọ? Giải thích và viết phương trình phản ứng ( nếu có ).

Lời giải chi tiết

Để nhận biết các khí: Không khí, khí oxi, khí hiđro ta có thể tiến hành như sau:

- Lấy que đóm đầu có than hồng cho vào các khí, khí nào làm bùng cháy que đóm, khí đó là oxi (O2)

- Cho các khí còn lại đi qua CuO ( màu đen ) nung nóng, khí nào làm xuất hiện màu đỏ ( Cu) là khíH2

Khí còn lại không làm đổi màu CuO là không khí.

Bài 4 trang 45 - Tài liệu dạy học Hóa 8

Hãy chọn ví dụ ở cột (II) cho phù hợp với khái niệm ở cột (I)

Lời giải chi tiết

Bài 5 trang 45 - Tài liệu dạy học Hóa 8

Cho 19,5 g kẽm tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric. Hãy cho biết.

a) Thể tích khí hiđro sinh ra ( đktc).

b) Nếu dùng thể tích khí hiđro trên để khử 19,2 g sắt (III) oxit thì thu được bao nhiêu gam sắt?

c) Tính thể tích khí hiđro đã tham gia phản ứng ( đktc).

Lời giải chi tiết

a) Số mol Zn là :

khối lượng sắt thu được là :mFe=nFe.MFe=0,2.56=11,2gam

Bài 6 trang 45 - Tài liệu dạy học Hóa 8

Cho 22,4 sắt tác dụng với dung dịch loãng có chứa 24,5g axit sunfuric.

a) Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam?

b) Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc.

Lời giải chi tiết

Số mol các chất là :

a) Sau phản ứng, Fe còn dư. Khối lượng Fe dư là:

mFe(dư) = nFe(dư).MFe= 0,15.56 = 8,4gam

b) Thể tích khíH2thu được ( đktc) là :

VH2 = 22,4.nH2 = 22,4.0,25 = 5,6lít

Bài 7 trang 45 - Tài liệu dạy học Hóa 8

Để hòa tan hoàn toàn 7g một kim loại hóa trị II cần dùng dung dịch axit có chứa 9,125g HCl. Xác định tên kim loại M.

Lời giải chi tiết

Số mol HCl là :