Cho biết mối quan hệ giữa trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường và chuyển hóa nội bào

Nêu mối quan hệ giữa trao đổi chất với chuyển hoá năng lượng

mối quan hệ giữa trao đổi chất với chuyển hoá năng lượng

Trao đổi chất chỉ là mặt biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hoá bên trong của tế bào (còn gọi là chuyển hoá nội bào) bao gồm hai mặt của một quá trình thống nhất. Hai mặt đó là đồng hoá và dị hoá. - Nhờ có các vật chất vận chuyển qua màng tế bào dưới dạng các hợp chất đơn giản, tế bào mới tổng hợp nên những thành phần vật chất cần thiết cho tế bào hoặc cơ thể, đồng thời tích luỹ năng lượng trong các sản phẩm tổng hợp. Đó là mặt đồng hoá. - Mặt khác, song song với đồng hoá là mặt dị hoá. Đó là quá trình phân giải các chất nhờ có Ot do máu mang tới, giải phóng năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào kể cả hoạt động tổng hợp các chất trong đồng hoá cũng sử dụng năng lượng từ quá trình dị hoá. Như vậy, chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào chính là đồng hoá và dị hoá diễn ra bên trong tế bào gọi chung là chuyển hoá nội bào. Có thể xem như chuyển hoá nội bào là bản chất của quá trình trao đổi chất, còn trao đổi chất chỉ là mặt biểu hiện bên ngoài của chuyển hoá nội bào.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Chuyển hoá cơ bản là gì ? Nêu ý nghĩa của việc xác định chuyển hoá cơ bản.

Xem đáp án » 19/12/2021 3,779

Quá trình đồng hoá có đặc điểm

Xem đáp án » 23/12/2021 1,197

Sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào thực chất là

Xem đáp án » 23/12/2021 778

Trao đổi chất khác chuyển hoá vật chất là

Xem đáp án » 23/12/2021 699

Quá trình điều hoà sự sinh nhiệt có đặc điểm

Xem đáp án » 23/12/2021 611

Trao đổi chất ở cấp độ tế bào có đặc điểm

Xem đáp án » 23/12/2021 557

Vì sao nói trao đổi chất là đặc trưng cơ bản của cơ thể sống ?

Xem đáp án » 19/12/2021 494

Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể có đặc điểm

Xem đáp án » 23/12/2021 464

Quá trình chuyển hoá năng lượng trong tế bào ...(1)... Nhiệt được toả ra môi trường ...(2)... Hiện tượng này có tác dụng ...(3)...

A. Sinh ra nhiệt

B. Mất nhiệt

C. Qua da, hệ hô hấp, hệ bài tiết

D. Đảm bảo thân nhiệt ổn định

Xem đáp án » 23/12/2021 379

Nhiệt năng được giải phóng

Xem đáp án » 23/12/2021 351

Hãy giải thích câu ca dao :

Ăn no chớ có chạy đầu,

Đói bụng chớ có tắm lâu mà phiền.

Xem đáp án » 19/12/2021 340

Giải thích mối quan hệ giũa đổng hoá và dị hoá tuy là hai mặt mâu thuẫn nhưng thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.

Xem đáp án » 19/12/2021 211

Trình bày cơ chế điều hoà thân nhiệt khi trời nóng, lúc trời lạnh.

Xem đáp án » 19/12/2021 199

Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào có mối quan hệ là:

Xem đáp án » 23/12/2021 165

Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng ở tế bào gồm

Xem đáp án » 23/12/2021 159

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

1: Trình bày mối quan hệ giữa trao đổi chất với chuyển hoá ở tê bào (chuyển hoá nội bào).

2: Giải thích mối quan hệ giũa đổng hoá và dị hoá tuy là hai mặt mâu thuẫn nhưng thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.

Các câu hỏi tương tự

Giải Bài Tập Sinh Học 8 – Bài 31: Trao đổi chất giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 8

  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 8

  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 8

– Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài biểu hiện như thế nào?

– Hệ tiêu hóa đóng vai trò gì trong sự trao đổi chất?

– Hệ hô hấp có vai trò gì?

– Hệ tuần hoàn thực hiện vai trò nào trong sự trao đổi chất?

– Hệ bài tiết có vai trò gì trong sự trao đổi chất?

Trả lời:

– Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài biểu hiện: cơ thể nhận ôxi, thức ăn, nước, muối khoáng từ môi trường ngoài, sau đó cơ thể sẽ hấp thụ trực tiếp hoặc biến đổi những chất này thành chất cơ thể hấp thụ được, phần chất đào thải như phân, nước tiểu, mồ hôi, CO2 được thải ra khỏi cơ thể ra môi trường ngoài.

– Vai trò của hệ tiêu hóa: nhận thức ăn, nước, muối khoáng từ môi trường, xảy ra quá trình biến đổi các chất này thành chất đơn giản cơ thế hấp thụ được, sau đó hấp thụ chất dinh dưỡng rồi thải các chất bã cơ thể không hấp thụ được (phân) ra môi trường ngoài.

– Vai trò hệ hô hấp: lấy ôxi từ môi trường, lọc khí, cung cấp ôxi cho các hoạt động sống của cơ thể sau đó cơ thể tạo ra CO2 sau quá trình sống sẽ do hệ hô hấp thải ra.

– Vai trò của hệ tuần hoàn: vận chuyển các chất dinh dưỡng và ôxi đi khắp cơ thể, đến từng mô, từng tế bào để cung cấp cho hoạt động sống sau đó vận chuyển chất độc, chất thải, CO2 rời khỏi tế bào, đến nơi thải ra.

– Vai trò của hệ bài tiết: thải các chất bã, chất thải… ra khỏi cơ thể, có thể là vai trò điều hòa thân nhiệt.

– Hoạt động sống của tế bào đã tạo ra những sản phẩm gì?

– Những sản phẩm đó của tế bào đổ vào nước mô rồi vào máu và được đưa tới đâu?

– Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

– Máu và nước mô cung cấp ôxi, dinh dưỡng, muối khoáng, nước, vitamin cho tế bào.

– Hoạt động sống của tế bào đã tạo ra năng lượng và chất thải, khí CO2.

– Những sản phẩm đó của tế bào đổ vào nước mô rồi vào máu và được đưa tới hệ bài tiết.

– Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện:

+ Trao đổi chất cấp độ cơ thể: thức ăn được biến đổi thành chất dinh dưỡng đơn giản mà có thể hấp thu vào máu được.

+ Trao đổi chất cấp độ tế bào: máu đem chất dinh dưỡng đã được hấp thụ và ôxi cung cấp cho tế bào, đồng thời nhận các sản phẩm bài tiết, khí CO2 đưa tới cơ quan bài tiết, hô hấp để thải ra ngoài.

Trả lời:

– Trao đổi ở cấp độ cơ thể được thực hiện như sau: Cơ thể lấy vào từ môi trường thức ăn, nước, muối khoáng (nhờ hệ tiêu hóa) và oxi (nhờ hệ hô hấp), thức ăn được biến đổi thành các chất đơn giản dễ hấp thụ, chất thải và CO2 được thải qua hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết.

– Trao đổi ở cấp độ tế bào: Tế bào thu nhận oxi, chất dinh dưỡng từ môi trường trong để dùng cho hoạt động sống của tế bào, các sản phẩm không cần thiết của tế bào thải ra môi trường trong để đưa tới hệ bài tiết, hệ hô hấp.

+ Mối quan hệ giữa trao đổi chất của cơ thể với môi trường ngoài và trao đổi chất của tế bào với môi trường trong.

+ Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể tạo điều kiện cho TĐC ở cấp độ tế bào. Không có sự TĐC ở cấp độ cơ thể thì cũng không có TĐC ở cấp độ tế bào

+ Ngược lại: TĐC ở cấp độ tế bào giúp cho từng tế bào tồn tại và phát triển, trên cơ sở đó cơ thể tồn tại và phát triển.

Sự TĐC ở cấp độ tế bào và TĐC ở cấp độ cơ thể có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ, không thể thiếu 1 trong 2 quá trình trên.

Trả lời:

– Vai trò của hệ tiêu hóa: nhận thức ăn, nước, muối khoáng từ môi trường, xảy ra quá trình biến đổi các chất này thành chất đơn giản cơ thế hấp thụ được, sau đó hấp thụ chất dinh dưỡng rồi thải các chất bã cơ thể không hấp thụ được (phân) ra môi trường ngoài.

– Vai trò hệ hô hấp: lấy ôxi từ môi trường, lọc khí, cung cấp ôxi cho các hoạt động sống của cơ thể sau đó cơ thể tạo ra CO2 sau quá trình sống sẽ do hệ hô hấp thải ra.

– Vai trò của hệ bài tiết: thải các chất bã, chất thải… ra khỏi cơ thể, có thể là vai trò điều hòa thân nhiệt.

Trả lời:

Hệ tuần hoàn vận chuyển chất dinh dưỡng, ôxy, cacbon điôxít, hormon, tế bào máu ra và vào các tế bào trong cơ thể để nuôi dưỡng nó và giúp chống lại bệnh tật, ổn định nhiệt độ cơ thể và độ pH, và để duy trì cân bằng nội môi.

Trả lời:

Cấp độ cơ thể Cấp độ tế bào
– Sự trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hóa, hô hấp, bài tiết với môi trường ngoài. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, ôxi từ môi trường ra thải ra khí cacbônic và chất thải. – Sự trao đổi vật chất giữa tế bào và môi trường trong. Máu cung cấp cho tế bào các chất dinh dưỡng và ôxi. Tế bào thải vào máu khí cacbônic và sản phẩm bài tiết.

– Mối quan hệ : Trao đổi chất ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và O2 cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí CO2 để thải nỉ môi trường. Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cư thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất… Như vậy, hoạt động trao đổi chất ở hai cấp độ gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời.