Chồng là gì mà ai cũng phải lấy

H.N   -   Thứ bảy, 20/07/2019 19:56 (GMT+7)

Rất nhiều người phụ nữ đã tự hỏi chính mình rằng: “Rốt cuộc lấy chồng để làm gì?”. Bên cạnh những người đàn ông thương vợ yêu con thì cũng có nhiều người cưới vợ về nhưng đối xử không tốt với vợ.

Những ngày qua, bộ phim "Về nhà đi con" gây xôn xao với mối quan hệ của 3 nhân vật Vũ - Thư - Nhã. Khán giả xót thương cho nhân vật Thư khi lấy ông chồng không ra gì.

Những cảnh nhân vật Thư ôm con nhỏ khóc, ngậm ngùi nhìn chồng bỏ mặc vợ con đi gặp gỡ nhân tình, nhiều người vừa thương, vừa giận.  Những ngày qua, trên các diễn đàn, hội chị em đã bàn luận về phim và đặt ra câu hỏi "Rốt cuộc lấy chồng để làm gì?", cùng nhau bàn luận rôm rả. 

Trả lời cho câu hỏi: "Rốt cuộc lấy chồng để làm gì?", nhiều chị em đưa ra những ý kiến khác nhau. Có người ủng hộ cho việc lấy chồng nhưng cũng có những người cho rằng, lấy chồng chỉ thêm gánh nặng.

Tài khoản T.N cho biết: "Lấy chồng để có con cái, có gia đình trọn vẹn. Có người bên cạnh lúc đau ốm, chăm sóc nhau về già. Đã xác định lấy nhau rồi phải có trách nhiệm và không thể sống như thời trẻ được. Ai rồi cũng phải già đi nên nếu lấy được người hiểu mình, chia sẻ yêu thương mình là điều rất tuyệt vời".

Chồng là gì mà ai cũng phải lấy
Một cảnh trong phim "Về nhà đi con".

Tài khoản D.T bày tỏ: "Lấy chồng để làm gì nhỉ? Có đôi lúc có chồng mà chả khác độc thân. Vẫn 1 mình vẫn lủi thủi. Có lúc lại ồn ào đến đau đầu thế mà sao lại vẫn lấy chồng".

Tài khoàn I.T: "Lấy được người chồng hiểu mình thì là chỗ dựa tinh thần, một bờ vai để chúng ta tựa vào mỗi khi mệt mỏi với xã hội ngoài kia. Và ngược lại, lấy phải người chồng không ra gì thì chỉ muốn chạy ra ngoài xã hội tìm lối thoát".

Tài khoản O.T lại cho rằng: "Với tôi, lấy chồng là nghĩa vụ trả ơn cho bố mẹ".

Tài khoản H.T cho biết: "Không phải có chồng rồi sẽ yên phận, không phải có chồng rồi cuộc đời sẽ bớt sóng gió, gian truân. Mà hôn nhân chính là cuộc hành trình mới gập ghềnh và bão dông gấp đôi bình thường".

Có thể thấy hiện nay, việc phụ nữ gặp bất hạnh trong hôn nhân không hề ít. Việc chồng ngoại tình khi vợ vừa sinh con giống nhân vật Vũ trong "Về nhà đi con" khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Đây chỉ là một yếu tố nhỏ trong nhiều vấn đề khác nữa. Cũng chính vì thế mà nhiều chị em phụ nữ thắc mắc lý do lấy chồng để làm gì?

Mỗi người phụ nữ một hoàn cảnh, một số phận khác nhau nên những câu trả lời cho câu hỏi "Rốt cuộc lấy chồng để làm gì?" cũng khác nhau. Nhưng dù thế nào,  phụ nữ cần tình cảm, cần sự yêu thương từ chồng của mình. Bởi vậy, đã chọn kết đôi cùng nhau, những tháng năm chung sống thì cả vợ lẫn chồng đều nên cố gắng nhiều nhất để cùng vun đắp hạnh phúc.

Tuyên bố của nữ diễn viên trẻ tên Sam về “con số an toàn” 30-40 tỉ đồng mà chồng sắp cưới của cô phải có, liệu có khiến cánh đàn ông trẻ giật mình?

Nhìn nhận về vấn đề này, Nguyễn Văn Trí, sinh viên năm 3 ngành tâm lý học, Trường ĐH Văn Hiến, cho hay: “Tôi nghĩ quan điểm của nữ diễn viên này cũng có phần hợp lý. Vì một người con gái khi nói như vậy thì khả năng cao là cô ấy đã có giá trị tương xứng với điều mà cô ấy mong đợi hoặc yêu cầu. Chắc chắn để đặt ra yêu cầu đó về người đàn ông của mình, cô ấy đã phải phấn đấu để tạo giá trị cho mình. Chẳng hạn, cô ấy thông minh, khôn khéo, xinh đẹp, giỏi giang và làm chủ được tài chính. Đặc biệt là cô ấy còn khéo léo thể hiện những giá trị đó ra bên ngoài khiến ai cũng nhận thấy điều đó nữa”.

Đang xem: Chồng là gì mà ai cũng phải lấy

Theo Trí, câu chuyện “2 trái tim vàng” chỉ còn phù hợp với các thế hệ trước. “Ngày xưa, khó khăn đến từ nhiều yếu tố như phong tục, cha mẹ cấm cản, chiến tranh… ảnh hưởng đến tình yêu, hôn nhân. Còn bây giờ, người trẻ được tạo điều kiện tốt hơn. Như sinh viên bọn em cũng đã có thể kiếm ra tiền, chí ít thì cũng lo được cho mình cơ mà. Huống chi đến tuổi ngoài 30, ít nhất cũng phải ổn định và có một khoản tài chính phù hợp. Nếu ai vẫn còn nghĩ rằng chỉ cần có “2 trái tim vàng” thì có lẽ họ đang che đậy sự thiếu cố gắng của bản thân”, Trí bày tỏ.

Á khôi Sinh viên Việt Nam Lê Thị Phương Đoan cho rằng mỗi người sẽ có một chuẩn mực riêng để chọn người yêu, người bạn đời của mình. “Ai mà chẳng muốn người yêu của mình phải hơn mình, về địa vị cũng như tiền bạc. Chị Sam vừa xinh đẹp, vừa giỏi lại tài năng, chị có quyền đưa ra yêu cầu như thế”.Ngoài ra, Phương Đoan quan niệm không phải chỉ phụ nữ xinh đẹp mà bất cứ ai cũng có quyền đưa ra tiêu chuẩn về người chồng lý tưởng cho riêng mình. “Có người muốn người chồng của mình giàu, đẹp như tài tử điện ảnh, lại có người chỉ cần chồng của mình yêu thương mình là quá đủ. Không ai có quyền phán xét điều đó đúng hay sai, quan trọng là bản thân mỗi người mong muốn điều gì và điều gì sẽ làm cho mình hạnh phúc”, Phương Đoan cho hay.

Trong khi đó, Nguyễn Thu Hương, đang làm cho một công ty nước ngoài tại TP.HCM, lại phân tích theo 3 hướng: “Nếu người con gái tài giỏi, có địa vị, học thức, tự chủ về kinh tế và có sự tự tin thì họ nghĩ đến một người đàn ông giàu có là chuyện bình thường. Họ cần một người tương xứng, một người đủ khả năng để cùng họ xây dựng một tương lai tươi sáng. Không có lý do gì mà bắt họ phải loại bỏ những anh chàng giàu có và cùng đẳng cấp với họ được. Còn đối với những cô gái bình thường thì đó cũng là ước mơ của họ, họ khát khao có một cuộc sống giàu có và ổn định hơn. Và họ phải có sự phù hợp về tính cách, có một điều gì đó đặc biệt thì mới có thể lọt vào tầm mắt của một chàng trai giàu có. Chúng ta không thể đánh giá họ là người thực dụng hay trèo cao”.

Xem thêm: Hotface Tuyết Bít Là Ai ? Tiểu Sử, Sự Nghiệp, Đời Tư Hotface Tuyết Bít

Ở trường hợp thứ 3, Thu Hương cho rằng đối với những cô gái chỉ chăm chăm nghĩ đến một người chồng giàu, dùng mọi cách để đạt được điều đó thì lại rất đáng lên án. Vì điều đó rất có thể sẽ khiến một chàng trai lấy phải một cô gái không tốt, khiến một gia đình tan vỡ và nhiều hệ lụy khác nữa. “Những cô gái chỉ nhắm đến tiền là họ luôn muốn dựa dẫm vào đàn ông, muốn đổi đời bằng cách đó chứ không nghĩ đến việc cố gắng đổi đời bằng học thức, năng lực và sự nghiệp”, Hương bày tỏ.

Người mẫu – diễn viên La Ngọc Duy khẳng định đòi hỏi của người phụ nữ về kinh tế như vậy cũng là chính đáng, nhưng tình yêu và hôn nhân phải xuất từ con tim thì mới bền lâu được. “Nếu cô gái chỉ nhắm đến tiền, khi bạn gặp trở ngại cần có người bên cạnh chia sẻ cùng nhau vượt qua gian khó, thì rất có thể cô ấy sẽ bỏ bạn và tìm kiếm một người đàn ông khác nhiều tiền hơn thôi”, người mẫu La Ngọc Duy nhận định.Thạc sĩ xã hội học Trần Nam công tác tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, nhìn nhận những tuyên bố như trên không phải là hiếm ở xã hội hiện đại, thường là đề cao quan điểm cá nhân và rất thực tế. “Xã hội hiện nay thực tế hơn xã hội trước những năm 2000 rất nhiều. Đó là kết quả của quá trình phát triển kinh tế theo hướng thị trường trong xã hội chúng ta. Xu hướng sống này là tất yếu. Tình cảm hay yếu tố ra quyết định lựa chọn việc cưới xin của thanh niên Việt Nam theo đó cũng biến đổi theo. Tài chính vẫn là một tiêu chí quan trọng trong số đó. Tuy nhiên, ở đâu đó trong chúng ta vẫn thấy những tình yêu không bị ràng buộc nhiều bởi yếu tố tài chính, những người nghèo vẫn có tình yêu đẹp của họ và điều này rất đáng trân trọng”, thạc sĩ Nam đánh giá.

Trong khi đó, thạc sĩ Lê Minh Tiến, giảng viên Khoa Xã hội học Trường ĐH Mở TP.HCM, phân tích thực ra quan niệm hôn nhân “môn đăng hộ đối” đã bắt nguồn từ ngày xưa chứ không phải chỉ ngày nay mới có nên việc một cô gái xinh đẹp, giàu có, lấy một người đàn ông tài giỏi, nhiều tiền cũng là hợp lý. “Cô gái có 20 tỉ trong tài khoản thì ắt cô sẽ yêu cầu người đàn ông có 30-40 tỉ. Tương tự một cô gái có 300 triệu thì sẽ muốn lấy người đàn ông có 400-500 triệu vậy. Đây là sự tương đồng về tài chính. Ngoài ra còn phải có sự tương đồng về văn hóa, trình độ. Một cô gái tốt nghiệp ĐH mà lấy một người đàn ông trình độ thấp hơn thì rất khó có sự đồng cảm và chia sẻ. Đa số các cuộc hôn nhân trong xã hội xưa và nay đều tuân theo quy luật đó, những trường hợp như hoàng tử lấy Lọ Lem hay công chúa Tiên Dung đồng ý làm vợ Chử Đồng Tử chỉ trong truyện cổ tích hoặc nếu có ngoài đời thì rất cá biệt”, thạc sĩ Tiến cho hay.

Xem thêm: Chiến Lược Tiếp Cận Thị Trường Đúng Cách? Làm Thế Nào Để Tiếp Cận Thị Trường Đúng Cách

Ngoài ra, theo thạc sĩ Tiến, hôn nhân còn bị chi phối bởi tôn giáo, hoàn cảnh gia đình… “Tuy nhiên, dù con gái thời nay có đặt ra tiêu chí gì thì hôn nhân cũng phải là sự tương đồng về nhiều yếu tố chứ không phải chỉ tiền bạc”, thạc sĩ Tiến cho hay.

Dạo này đi đâu tôi cũng thấy các câu chuyện quẩn quanh là “ bao giờ lấy chồng”, “ đã đánh bắt được con cá nào chưa?”, “ chăn được con gà nào chưa?” . Bố mẹ sốt ruột, hàng xóm lo lắng, bạn bè nháo nhác. Mọi chủ đề đều quay về việc lấy chồng.

Tự hỏi chồng là gì mà ai cũng bảo lấy?

Khi còn tuổi 18, tôi từng có suy nghĩ sẽ không lấy chồng, tại sao phải lấy chồng? Tôi từng nói với mẹ : “ Con sẽ không lấy chồng, tự dưng phải về một gia đình lạ, ngủ với 1 người lạ, nấu cơm, giặt quần áo, đẻ con, chăm con cho cái người lạ được gọi là chồng, sao lại pải vất vả thế, con ở một mình với mẹ”.

Chồng là gì mà ai cũng phải lấy

Mẹ chỉ cười “Đúng là đồ trẻ con, con gái phải lấy chồng chứ, có chồng gánh vác lo toan, có chồng còn sẻ chia cuộc sống, có chồng, có con là một nghĩa vụ và thiên chức của người phụ nữ”.

Tôi chỉ lắc đầu thấy chẳng phải vậy, tôi thấy chỉ là vất vả hơn, mất tự do hơn, sống một mình có phải tốt hơn?

Những năm học đại học, các bạn ai cũng có đôi có lứa, có người yêu khoác tay lên giảng đường, tôi cũng có một vài đối tượng tỏ tình nhưng bản tính tính toán cân nhắc thiệt hơn: “yêu đương rồi thì mất tự do, suốt ngày giận hờn, yêu cùng sinh viên thì nghèo, yêu người đi làm thì thấy họ không có tương lai…". Đắn đo, cân nhắc mãi 4 năm trời và tôi lẻ bóng một mình. Có lúc tôi cũng chạnh lòng, cũng tủi thân khi đi chơi chúng bạn được người yêu chăm sóc, được nũng nịu đòi nọ đòi kia… Tặc lưỡi, thôi kệ, mình tự làm mình vui, tự chăm sóc bản thân cho tốt.

Ra trường, đi làm mới thay đổi suy nghĩ: Ừ, thì phải lấy chồng chứ, lấy một tấm chồng cho bằng bạn bằng bè, cho bố mẹ an tâm con gái có nơi nương tựa”.

Ai cũng bảo, lấy chồng dễ lắm, quan trọng là chồng như thế nào, tốt hay xấu, trẻ hay già, nhiều tiền hay ít tiền…. chứ còn cứ lấy cho có chồng thì kiểu gì chẳng lấy được.

Có kiểu yêu nhau từ hồi đi học rồi lấy, có kiểu lấy vì được bất chợt gặp nhau thấy anh cần lấy vợ, em cần lấy chồng và chúng ta lấy nhau. Có đôi vì được giới thiệu mai mối qua vài người cũng bén duyên. Người ta bảo lấy chồng dễ lắm.

24 tuổi, thấy còn trẻ lắm, còn mải chơi lắm thấy chúng bạn lên xe hoa còn kêu “trời lấy gì sớm thế, 27 tuổi tao mới lấy chồng”. Hình như cái mốc 27 tuổi là mục tiêu của rất nhiều cô gái.

Thấm thoắt 26 tuổi đã qua và ngấp nghé 27 tuổi đã tới, lại thấy vài đứa vội vã kêu gọi giới thiệu, gặp mặt rồi không hợp lại tìm mối khác. Đến tuổi này không còn trông chờ tình yêu sét đánh, không còn gặp nhau tìm hiểu yêu 1 năm, 2 năm rồi cưới.

Đám cưới ở tuổi 27 chóng vánh lắm, nhanh lắm …Có đôi chỉ gặp nhau, biết nhau, yêu nhau và cưới nhau vỏn vẹn 2 tháng có khi thiếu vài ngày.

Có đứa nhanh thế, có đứa vẫn mãi chả có ai để rước, hàng xóm bạn bè luôn miệng kêu “ kén lắm vào, kén quá chứ thiếu gì thằng yêu”. Nghĩ đi nghĩ lại chả hiểu người ta bảo mình kén cái gì, nếu có nhiều đối tượng để cân đo đong đếm thì kén đã đành, đằng này công việc, cuộc sống không có ai là đối tượng nam ngoài mấy thằng bạn chiến hữu, thằng có vợ, thằng sắp lấy, thằng thích gái trẻ 9x, chê gái già 8x, các anh công ty thì vợ con đuề huề.

Tự nghĩ nếu thế biết lấy ai, ai lấy? Mình có kén đâu, 23 tuổi còn mong lấy mấy anh hơn tuổi cho chững chạc, già dặn, có kinh tế. 26 tuổi các anh lấy vợ hết thì tặc lưỡi bằng tuổi cũng được, giờ cũng không còn trẻ con, và rồi có khi nào 29 tuổi không còn ai lại bảo kém tuổi cũng xong, cứ miễn lấy chồng.

27 tuổi, tìm đủ các mối, vận dụng các quan hệ để được giới thiệu để lấy chồng như ai, để bố mẹ không phải lo lắng, để hàng xóm không gọi bà cô kén quá, để bản thân mình được lấy chồng nhưng sao thấy khó quá, bắt đầu từ đâu?

Gửi các cô gái đang ế, đang tìm chồng và sẽ lấy chồng… Lấy chồng khó hay dễ?

tapchi.guu.vn (tapchi.guu.vn)