Chứng thực bằng đại học ở đâu

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi question date

Ngày hỏi:03/12/2019

 Thẩm quyền công chứng  Công chứng

Cho em hỏi bạn em người là người Đài Loan và học bên Mỹ, bây giờ bạn ấy muốn làm Giấy phép lao động tại Việt Nam và muốn công chứng chứng thực bằng đại học không biết em nên làm ở đâu ạ?

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Trường hợp của bạn có thể thực hiện 2 thủ tục đó là chứng thực bản dịch hoặc công chứng bản dịch.

    *Thẩm quyền chứng thực bản dịch.

    Theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định thẩm quyền chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt là Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp); Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

    *Thẩm quyền công chứng bản dịch.

    Theo Khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014 quy định: Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

    Như vậy công chứng bản dịch thuộc thẩm quyền của công chứng viên của văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng.

    Lưu ý: Các giấy tờ của người nước ngoài cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự, sau đó dịch sang tiếng Việt và công chứng, chứng thực trước khi nộp.

    Ban biên tập phản hồi đến bạn.


Tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực như sau:

"1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:

a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;

c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;

d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.

Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.

2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:

a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;

b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;

c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;

e) Chứng thực di chúc;

g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;

h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã."

Như vậy, theo quy định trên thì đối với giấy tờ, bằng cấp, chứng chỉ có tiếng nước ngoài, bạn phải chứng thực tại Ủy ban cấp huyện trong 2 trường hợp:

- Giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

- Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài.

Còn bằng đại học của bạn mặc dù thể hiện nội dung song ngữ nhưng trường tại Việt Nam không liên kết với nước ngoài cấp thì Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện đều có thẩm quyền thực hiện ký chứng thực và đóng dấu, bạn có thể lựa chọn ủy ban cấp nào thuận tiện cho mình để thực hiện thủ tục chứng thực.

Trân trọng!

Theo quy định nêu trên, bằng tốt nghiệp đại học do các trường đại học của Việt Nam cấp với 01 bên là tiếng Anh, 01 bên là tiếng Việt nhưng chỉ có 01 chữ ký, đóng dấu của trường đại học Việt Nam thì đó không phải là văn bản song ngữ.

Chứng thực bằng đại học ở đâu

Theo đó, điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định 23/2015 quy định các cơ quan có thẩm quyền, trách nhiệm chứng thực chữ ký gồm:

  • Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
  • Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
  • Công chứng viên.

Thêm vào đó, Công văn 3086/HTQTCT-CT ngày 13/6/2014, cũng nêu rõ:

Khi có yêu cầu chứng thực các loại giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp có xen thêm tiếng nước ngoài mà không thể hiện đầy đủ bằng hai ngôn ngữ, người dân có quyền lựa chọn chứng thực tại Phòng Tư pháp hoặc UBND cấp xã (nếu thấy nơi nào thuận tiện thì lựa chon).
Như vậy, việc chứng thực bằng đại học có thể được thực hiện tại Phòng Tư pháp, UBND cấp xã, Phòng Công chứng, Văn phòng công chứng miễn sao thuận tiện cho người yêu cầu chứng thực.

08:48, 03/04/2019

Khi đi xin việc, hầu hết các đơn vị đều yêu cầu ứng viên cung cấp một bộ hồ sơ hoàn chỉnh bao gồm sơ yếu lý lịch, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, các loại bằng cấp và giấy tờ có liên quan khác và thường phải được công chứng, chứng thực. Và vấn đề đặt ra là phải đến đâu để chứng thực được các loại giấy tờ này?

Chứng thực bằng đại học ở đâu

Đầu tiên, về chứng thực Sơ yếu lý lịch cá nhân?

Có thể thấy, Sơ yếu lý lịch được xem như là một bản kê khai lý lịch của bản thân, bao gồm những thông tin cơ bản nhất về một người. Và đối với loại giấy tờ này thì việc yêu cầu chứng thực (hay là xác nhận) chỉ thực hiện thông qua việc chứng thực chữ ký mà thôi.

Cụ thể, ngày 20/3/2014, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đã ban hành Công văn 1520/HTQTCT-CT hướng dẫn xác nhận Sơ yếu lý lịch. Theo đó, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người khai Sơ yếu lý lịch; người khai phải tự chịu trách nhiệm về nội dung đã khai trong lý lịch. Trong trường hợp người thực hiện chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã biết rõ về nhân thân của người khai sơ yếu lý lịch và yên tâm, tin tưởng vào nội dung đã khai trong Sơ yếu lý lịch của người đó, thì xác nhận nội dung Sơ yếu lý lịch là đúng. Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã không ghi nội dung về việc chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước, địa phương vào Sơ yếu lý lịch của công dân.

Tiếp đó, ngày 25/8/2017, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đã ban hành Công văn 873/HTQTCT-CT về quán triệt thực hiện chứng thực Sơ yếu lý lịch. Theo đó, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đề nghị Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục phổ biến, quán triệt và chỉ đạo đến tất cả các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực trên địa bàn (gồm Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, các tổ chức hành nghề công chứng) tuyệt đối không phê nội dung nhận xét về việc chấp hành chủ trương, pháp luật, chính sách, quy định... của Đảng, Nhà nước, địa phương vào Sơ yếu lý lịch của công dân; chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người yêu cầu trên Sơ yếu lý lịch theo đúng quy định tại Mục 3, từ Điều 23 đến Điều 26 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP.

Đồng thời, Mục 7 Công văn 1352/HTQTCT-CT năm 2015, Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP cũng quy định rõ về các trường hợp chứng thực chữ ký, trong đó có chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân. Cụ thể:

Điều 24. Thủ tục chứng thực chữ ký

4. Thủ tục chứng thực chữ ký quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này cũng được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

a) Chứng thực chữ ký của nhiều người trong cùng một giấy tờ, văn bản;

b) Chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân;

c) Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập theo quy định của pháp luật;

d) Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.

Theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về thẩm quyền chứng thực thì:

Điều 5. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực

1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:

a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;

...

5. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.

Ngoài, ra, theo Mục 1 Công văn 1352/HTQTCT-CT năm 2015, đối với chứng thực chữ ký thì Phòng Tư pháp và UBND cấp xã có thẩm quyền chứng thực như nhau, không phân biệt ngôn ngữ của giấy tờ văn bản.

Như vậy, theo quy định trên thì Sơ yếu lý lịch cá nhân có thể được chứng thực chữ ký tại nơi có thẩm quyền chứng thực, có thể là Phòng Tư pháp quận, huyện hoặc Ủy ban nhân dân xã ở bất kỳ nơi nào trong lãnh thổ Việt Nam chứ không cần thiết phải là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản mà mình ký khi yêu cầu chứng thực chữ ký.

Các giấy tờ khác như: Bằng Tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, Chứng nghỉ ngoại ngữ (TOEIC, TOFEL),… thì chứng thực ở đâu?

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, thẩm quyền chứng thực các loại giấy tờ, văn bản được quy định như sau:

1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:

a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:

a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;

Như vậy, có thể thấy, đối với Bằng tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, Chứng chỉ ngoại ngữ hay Giấy chứng nhận các loại mà do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài, hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cấp thì phải đến Phòng Tư pháp quận, huyện để chứng thực, còn lại đối với Bằng Tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng hay Chứng chỉ ngoại ngữ, Giấy chứng nhận do cơ quan Việt Nam cấp thì có thể đến Ủy ban nhân xã có thẩm quyền để chứng thực. Và theo Khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, việc chứng thực những loại giấy tờ này cũng không bắt buộc phải về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú mà có thể chứng thực ở bất kỳ cơ quan nào có thẩm quyền.

- Nguyễn Trinh -