Cơ hội giao thương 2023

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt giao thương với Ấn Độ

DNVN - Tại hội nghị giao thương trực tuyến xúc tiến thương mại và hợp tác doanh nghiệp Việt Nam – Ấn Độ 2022 trong hai ngày 12 và 13/4 tới, các doanh nghiệp, hợp tác xã cung ứng các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam sẽ có cơ hội tìm kiếm đối tác, kết nối các cơ hội kinh doanh và xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ.

Thực hiện Chương trình Cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2022, ngày 12-13/4 Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến xúc tiến thương mại và hợp tác doanh nghiệp Việt Nam – Ấn Độ 2022.

Hội nghị nhằm hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã cung ứng các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam tăng cường tìm kiếm đối tác, kết nối các cơ hội kinh doanh và xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ.

Tại hội nghị, ông Atul Kumar Saxena – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp nhà nhập khẩu Ấn Độ sẽ giới thiệu cơ hội kinh doanh sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo cho doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Ấn Độ.

Cơ hội giao thương 2023

Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ - một trong những mặt hàng tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ.

Ông Bùi Trung Thướng – Tham tán, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ sẽ mang đến cho doanh nghiệp những thông tin bổ ích về kinh nghiệm hợp tác kinh doanh thành công với Việt Nam…

Sau phiên hội nghị toàn thể, Ban tổ chức sẽ sắp xếp các phiên giao thương B2B giữa doanh nghiệp Việt Nam – Ấn Độ để hỗ trợ doanh nghiệp hai bên tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh.

Thời gian qua, hợp tác thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ tăng nhanh từ mức 200 triệu USD (năm 2000) lên hơn 13 tỷ USD (năm 2021).

Đặc biệt, chỉ trong 5 năm sau khi trở thành đối tác toàn chiến lược toàn diện vào năm 2016, kim ngạch thương mại hai nước đã tăng gấp đôi và mục tiêu của năm 2022 là 15 tỷ USD.

Năm 2021, lần đầu tiên thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ đạt con số ấn tượng 13,2 tỷ USD, tăng 36,5% so với mức 9,6 tỷ USD của năm 2020. Trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 6,25 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2020.

Một số mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ có tốc độ tăng trưởng rất mạnh trong cả năm 2021 (so với năm 2020) gồm chất dẻo nguyên liệu (tăng 231%), hóa chất (tăng 162%), cao su (tăng 138%), than đá (tăng 128%).

Điện thoại di động và linh kiện tiếp tục có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt hơn 1,28 tỷ USD - chiếm khoảng 21% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Ấn Độ. Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 828 triệu USD, chiếm tỷ trọng 13%.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu quả thanh long, các mặt hàng gia vị như quế, hồi, tiêu, thảo quả… tới Ấn Độ.

Đặc biệt, doanh nghiệp Ấn Độ muốn đầu tư vào sản xuất các sản phẩm nông sản mang giá trị gia tăng tại Việt Nam để xuất khẩu trở lại thị trường Ấn Độ do nhu cầu về thực phẩm chế biến rất cao tại Ấn Độ. Do đó, hai nước còn nhiều dư địa cho hợp tác đầu tư và thương mại các sản phẩm nông sản cũng như hỗ trợ nhau về công nghệ chế biến.

Hiện cả Ấn Độ và Việt Nam đang thoát ra khỏi cái bóng của dịch COVID-19 và tập trung vào việc phục hồi kinh tế nhanh chóng. Đây chính là “thời điểm vàng” để tập trung vào việc thúc đẩy hợp tác hiệu quả hơn. Vì vậy, việc tham gia giao thương là cơ hội tốt để doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội, đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường tiềm năng này.

Thu An

  • Trang chủ
  • Kinh doanh - Thương trường

Cùng chung tay phối hợp với cơ quan nhà nước kích cầu mua sắm online, thúc đẩy quy mô phát triển thương mại điện tử cũng như đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, mới đây Viettel Post đã hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng Chương trình ưu đãi đồng giá 10 triệu đơn chuyển phát dành cho các doanh nghiệp thương mại điện tử năm 2022 - 2023. Theo đó, mỗi shop kinh doanh online trên nền tảng thương mại điện tử sẽ có cơ hội nhận được nhiều voucher đồng giá chuyển phát.

Cơ hội giao thương 2023

Chuyển đối số trong ngành Công Thương là một định hướng quan trọng của Bộ Công Thương thực hiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương đã ban hành Nghị quyết số 33NQ/BCSĐ thực hiện Chương trình chuyển đổi số của Bộ Công Thương giai đoạn 2022 – 2025 và xác định tập trung vào những nhóm giải pháp đồng bộ hướng tới người dân, doanh nghiệp, địa phương là chìa khóa để tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Nhằm tập trung thúc đẩy phát triển các giải pháp ứng dụng thương mại điện tử để hỗ trợ thị trường, các doanh nghiệp nhỏ, chủ cửa hàng online vận hành kinh doanh tối ưu tốc độ và tối thiểu chi phí, vừa qua, Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương đã từng bước triển khai Chương trình phát triển doanh nghiệp ứng dụng Thương mại điện tử quốc gia Go Online với 3 mục tiêu và 8 nhóm giải pháp trọng tâm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi mô hình kinh doanh từ truyền thống sang đa kênh.

Chương trình GoOnline triển khai 8 nhóm giải pháp phát triển Thương mại điện tử bao gồm: Hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động chuyển phát giao hàng; Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Gian hàng Việt trực tuyến quốc gia; Hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng trên các sàn thương mại điện tử; Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số để bán hàng trên TMĐT bằng các công cụ thông minh; Hỗ trợ doanh nghiệp tích hợp, ứng dụng thanh toán điện tử; Hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động vay vốn tài chính; Hỗ trợ nhà sản xuất xây dựng chuỗi cung ứng bán hàng thương mại điện tử; Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử xuyên biên giới.

Nằm trong nhóm các nhóm giải pháp này của GoOnline về hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động chuyển phát giao hàng, ngay từ tháng 8/2022, Viettel Post đã phối hợp với Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số triển khai Chương trình ưu đãi tặng 10 triệu voucher đồng giá phí vận chuyển dành cho các đơn vị kinh doanh online. Chương trình được đặt ra theo chủ trương số hóa doanh nghiệp của Chính phủ, nối tiếp thành công của chương trình tặng 2 triệu voucher giảm cước chuyển phát cho các doanh nghiệp Thương mại Điện tử năm 2021 của Viettel Post.

Cơ hội giao thương 2023

Cụ thể, Viettel Post phối hợp với các đối tác là hệ thống quản lý bán hàng như Sapo, TPos, Haravan, Nobi Pro... để trao voucher đến các đơn vị kinh doanh online. Điều này đã giúp tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, vừa giúp đơn vị tiết kiệm chi phí, vừa thúc đẩy nhu cầu mua sắm online của khách hàng do chi phí vận chuyển phải chăng. Những doanh nghiệp nhỏ và vừa, đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ được khuyến khích tham gia để chuyển dịch việc kinh doanh lên môi trường số.

Theo đó, khi doanh nghiệp tham gia chương trình này, mỗi shop kinh doanh online trên nền tảng thương mại điện tử sẽ có cơ hội nhận được nhiều voucher đồng giá chuyển phát với các mức như: đồng giá 20k ; đồng giá 25k; đồng giá 30k.

Theo đại diện của Viettel Post - ông Nguyễn Thanh Sơn, Trưởng phòng Sản phẩm Chính sách, khi tiết kiệm được phí vận chuyển mỗi đơn hàng, các shop có thể tối ưu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Bên cạnh đó, khi thao tác trên ứng dụng công nghệ số như Viettel Post cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tiện lợi trong việc tạo đơn hàng, minh bạch về mặt thông tin. Ngoài ra, các chủ shop cũng dễ dàng tra cứu chi phí, hành trình đơn hàng, cập nhật và áp dụng các voucher ưu đãi để việc vận chuyển hàng cho khách được nhanh chóng và hiệu quả nhất, từ đó có thể tăng uy tín và làm hài lòng khách hàng.

Ngoài việc giảm chi phí cho cước vận chuyển, doanh nghiệp và người tiêu dùng còn được hưởng các dịch vụ đặc biệt khác mà Viettel Post hỗ trợ như tăng thời gian nhận hàng tại bưu cục từ 18h lên thành 21h hàng ngày; Giảm thời gian giao nhận đơn hàng thành công đối với đơn toàn quốc, cụ thể thời gian điều chỉnh từ 80 tiếng (trong thời điểm dịch) xuống còn 56 tiếng. Đối với đơn nội tỉnh thời gian điều chỉnh từ 30 tiếng (trong thời điểm dịch) xuống còn 22 tiếng và sắp tới sẽ tiếp tục giảm xuống còn 12 tiếng.

Ông Nguyễn An Sơn, Phụ trách Phòng Phát triển dự án, Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương chia sẻ, hiện nay, doanh nghiệp và người dân đã không còn xa lạ với các hình thức kinh doanh trực tuyến, tuy nhiên chưa thực sự bài bản và phát sinh nhiều hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ vào vận hành. Chuyển đổi số đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa nhất là ở các địa phương còn khó khăn nhưng đây là xu hướng tất yếu khách quan, là động lực quan trọng để phát triển kinh tế xã - hội nhanh và bền vững, tránh bị tụt hậu. Chính vì vậy, thời gian qua Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương đã phối hợp với các cơ quan nhà nước, kết nối với các doanh nghiệp đi đầu trong chuyển đổi số để triển khai các dự án, các hoạt động liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử quốc gia. Thông qua công tác tổ chức, kết nối từ Bộ Công Thương, nhiều doanh nghiệp đã sớm tiếp cận được với các gói giải pháp hỗ trợ ứng dụng thương mại điện tử trong sản xuất, kinh doanh. “Việc Viettel Post phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số triển khai Chương trình ưu đãi này cũng là một trong những hoạt động có ý nghĩa lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động chuyển phát giao hàng, giúp việc kinh doanh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.” ông Sơn cho hay. 

Sau thời gian dịch bệnh Covid 19 đã phần nào được kiểm soát, nhu cầu mua sắm trao đổi hàng hóa của người dân tăng cao trở lại, đây cũng chính là thời điểm thích hợp để các bên cung cấp dịch vụ chuyển phát chất lượng cao nói chung và Viettel Post nói riêng cùng chung tay phối hợp với cơ quan nhà nước kích cầu mua sắm online, thúc đẩy quy mô phát triển thương mại điện tử cũng như đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. 

Thông tin chi tiết về chương trình xem tại đây:

Đăng Ký Tham Gia Nhận Ưu Đãi 10 Triệu Đơn Chuyển Phát Từ Viettel Post

PV.

Tin liên quan

Tin Khác