Có nên bôi thuốc vào dương vật

Chính vì vậy, trước đây trên thế giới áp dụng phương pháp cắt BQĐ. Nhưng cắt hết BQĐ có thể gây các biến chứng sớm với tỷ lệ khoảng 0,2- 0,6% trong đó chủ yếu là biến chứng nhẹ như chảy máu (0,1%), nhiễm trùng tại chỗ như nề đỏ, có mủ, tái hẹp. Ngoài ra, còn có các biến chứng muộn hay gặp như: Dương vật - qui đầu bị biến dạng, xấu đi, quy đầu bị lột trần trụi, luôn lộ ra, thường xuyên bị cọ sát, trầy xước mất màu sắc hồng tươi gợi dục, sừng hoá, khô và cứng, lỗ tiểu không được bảo vệ nên bệnh nhân dễ bị hẹp lỗ tiểu, nhiễm khuẩn ngược dòng, mất độ nhạy cảm. Đặc biệt, cắt bỏ BQĐ làm mất chất liệu tốt để tạo hình niệu đạo khi cần thiết.

Vì những lý do trên nên trong những năm gần đây thế giới đã áp dụng phương pháp nong tách và sử dụng kem chống viêm steroid bôi da tại chỗ để điều trị bảo tồn chít hẹp BQĐ với tỉ lệ thành công khá cao. Theo Jorgensen ET và CS (1993) thì phương pháp nong tách chít hẹp BQĐ đã giúp được 70% trẻ em không phải phẫu thuật cắt BQĐ, đây là một phương pháp điều trị đơn giản và là sự lựa chọn đầu tiên cho những đứa trẻ bị hẹp BQĐ mà không gây nên biến chứng Liken da tại chỗ hoặc các biến chứng khác.
1. Dùng tay kéo căng da quy đầu mỗi ngày

Phần lớn các trường hợp bao quy đầu bị hẹp có thể được nong rộng trong vòng 1-2 tháng nhờ bài tập kéo căng da quy đầu, thực hiện đều đặn 2 -3 lần mỗi ngày.
Dùng dầu dưỡng dành cho trẻ (baby oil), dầu Vaseline bôi tay, hay dầu dưỡng cơ thể (body lotion) làm chất bôi trơn.
Nhẹ nhàng kéo da quy đầu về phía trước (ra xa người bé) vài lần, rồi nhẹ nhàng kéo ngược lại về phía sau (tới mức bé chịu đựng được và không bị đau).
Giữ nguyên tư thế này trong vài phút.
Lặp lại động tác này vài lần mỗi ngày.
Bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nếu được làm bài tập này khi đang ngâm mình trong nước.
Phương pháp này không gây sang chấn cũng như không gây tổn thương cấu trúc của da quy đầu. Tuy nhiên, cha mẹ cần thực hiền động tác kéo căng bao quy đầu một cách từ từ, nhẹ nhàng, lần sau kéo căng nhiều hơn lần trước, như thế lớp bao da sẽ giãn dần. Phương pháp này đòi hỏi sự kiên trì, phối hợp tốt giữa cha mẹ và trẻ, và đặc biệt là tuân thủ kỹ thuật, tránh gây biến chứng tạo sẹo sau này. Nếu sau 1 tháng không thấy kết quả, hãy chuyển sang phương pháp sau.

2. Kéo căng da quy đầu kết hợp bôi thuốc mỡ chứa steroid

Loại thuốc mỡ cần dùng là Betamethasone 0,05% (ở châu Âu thuốc được bán dưới tên Diprosone). Bôi thuốc lên phần trong và ngoài của bao quy đầu. Nếu bao quy đầu quá hẹp, chỉ để lộ một lỗ nhỏ , bạn vẫn có thể đưa thuốc vào bên trong bằng cách nhẹ nhàng kéo da quy đầu lên xuống vài lần, hoặc vê vê nó một lúc. Thực hiện liệu pháp này 2 – 3 lần mỗi ngày, ít nhất là trong vòng 1 tháng, kết hợp biện pháp kéo căng da quy đầu đã hướng dẫn ở trên.

Thuốc mỡ chứa steroid giúp đẩy nhanh quá trình căng da. Nó làm da mỏng hơn và kéo căng dễ dàng hơn. Khi ngừng dùng thuốc, da sẽ dầy trở lại. Thuốc dùng một mình ít có tác dụng, nó chỉ hiệu quả khi kết hợp với bài tập kéo căng da. Ngưng điều trị nếu không thấy kết quả sau 3 tháng.

Phương pháp nong tách BQĐ bằng dụng cụ:

Cách tiến hành: Bệnh nhân được gây tê tại chỗ bằng Lidocain xịt hoặc gel. Bác sỹ dùng pince cong nhỏ không mấu nong rộng BQĐ và tách dính giữa 2 lớp niêm mạc quy đầu và BQĐ cho tới rãnh quy đầu, để lộ hoàn toàn quy đầu, rửa sạch cặn bã, sau đó bôi trơn tại chỗ bằng kem steroid, kem gentamison hoặc tetracyclin. Chú ý nong nhẹ nhàng tránh làm tổn thương niêm mạc, đứt phanh hãm gây chảy máu.

Những lần sau, hướng dẫn cha mẹ trẻ tự lộn BQĐ và bôi thuốc tại nhà cho trẻ, mỗi ngày 1-2 lần, liên tục trong 1 tháng.

Ngứa dương vật, còn ảnh hưởng đến quan hệ tình dục và những sinh hoạt hàng ngày, khi cơn ngứa xảy ra vào ban đêm thường gây ra mất ngủ.

Nguyên nhân và triệu chứng

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ngứa dương vật như:

- Do ẩm ướt, vệ sinh kém.

- Dị ứng hoặc kích ứng với các thành phần của xà phòng, chất tẩy rửa, chất liệu của quần lót hay mặc quần lót quá chật…

- Các bệnh lý gây ra do virút (mụn rộp sinh dục), vi khuẩn (viêm bao quy đầu, bệnh lậu…), ký sinh trùng (bệnh ghẻ, rận mu, nhiễm trichomonas…) hay do nhiễm nấm (nấm bẹn).

Ngoài những nguyên nhân đã xác định trên, còn có dạng không xác định được nguyên nhân, được gọi là vô căn.

Triệu chứng: ngứa; đỏ da; sưng; đau; bỏng rát; nổi mụn nước.

Nhiễm khuẩn: tiết dịch, có mùi hôi.

Các triệu chứng có thể biểu hiện với mức độ nặng nhẹ khác nhau và xảy ra trong một thời ngắn hay kéo dài tùy theo nguyên nhân gây bệnh.

Thuốc điều trị ngứa dương vật

Thuốc được sử dụng trong điều trị ngứa dương vật tùy theo nguyên nhân gây ra bệnh. Sau đây là các nhóm thuốc thường được sử dụng:

Nhóm thuốc kháng histamin H1:

Nhóm thuốc kháng histamin H1 thường được dùng ở dạng thuốc viên, có tác dụng ngăn chặn sự hoạt động của histamin gây ngứa, nên thường được sử dụng trong điều trị ngứa dương vật.

Thuốc kháng histamin H1 được chia làm 2 loại:

Loại thế hệ cũ (chlorpheniramin, dexchlorpheniramin…) tác động ức chế lên hệ thần kinh trung ương nên gây buồn ngủ (cần tránh sử dụng khi lái xe, vận hành máy móc..). Các thuốc này sử dụng thích hợp khi NAD gây mất ngủ.

Loại thế hệ mới (Loratadin, cetirizin…) do không tác động lên hệ thần kinh trung ương nên không gây buồn ngủ.

Nhóm thuốc corticosteroid:

Nhóm thuốc corticosteroid (hydrocortison, betamethason, prednisolon..) thường được dùng ở dạng thuốc viên, thuốc mỡ, kem…, có tác dụng kháng viêm, kháng dị ứng chống ngứa, nên được sử dụng trong điều trị ngứa dương vật.

Hai nhóm thuốc trên thường được sử dụng trong điều trị ngứa dương vật do dị ứng.

Nhóm thuốc bảo vệ da:

Nhóm thuốc bảo vệ da (glycerin, bơ ca cao, mỡ cừu…) được dùng ở dạng thuốc dùng ngoài như: thuốc mỡ, kem… tạo thành một lớp bảo vệ da ngăn chặn các mô bị khô, giúp giảm ngứa, bỏng rát… do ngứa dương vật gây ra.

Nhóm thuốc làm se da:

Nhóm thuốc làm se da (calamin, oxid kẽm…) được dùng ở dạng thuốc dùng ngoài như: thuốc mỡ, kem… có tác dụng làm đông tụ protein tại chỗ nên làm se da, bảo vệ da khỏi bị ngứa, bỏng rát… do ngứa dương vật gây ra.

Hai nhóm thuốc trên thường được sử dụng trong điều trị ngứa dương vật do kích ứng.

Nhóm thuốc kháng virút:

Nhóm thuốc kháng virút thường dùng ở dạng thuốc dùng ngoài, thuốc viên có chứa hoạt chất kháng virút như: acyclovir, famciclovir, valacyclovir… được sử dụng trong điều trị ngứa dương vật do bệnh mụn rộp sinh dục (còn gọi herpes sinh dục). Bệnh mụn rộp sinh dục do virút HSV2 (Herpes simplex virút 2) gây ra.

Nhóm thuốc kháng nấm:

Nhóm thuốc kháng nấm thường dùng ở dạng thuốc dùng ngoài, thuốc viên có chứa hoạt chất kháng nấm như: nystatin, clotrimazol, miconazol… được sử dụng trong điều trị ngứa dương vật do nấm bẹn. Nấm bẹn (tinea cruris) do một loại nấm da gây ra, xuất hiện ở bẹn và quanh cơ quan sinh dục, với những mảng đỏ nâu, có vảy và bờ viền, gây ngứa.

Nhóm thuốc kháng Trichomonas:

Nhóm thuốc kháng Trichomonas thường dùng ở dạng thuốc viên, thuốc dùng ngoài có chứa hoạt chất như: metronidazol, ternidazol… được sử dụng trong điều trị do nhiễm Trichomonas.

Nhóm thuốc kháng sinh:

Nhóm thuốc kháng sinh thường dùng ở dạng thuốc viên, thuốc dùng ngoài có chứa kháng sinh phổ rộng như neomycin, polymycin, chloramphenicol… được sử dụng trong điều trị do vi khuẩn.

Nhóm thuốc trị rận mu:

Rận mu (pubic lice) là một loại ký sinh trùng nhỏ sống ký sinh và đẻ trứng ở lông mu của bộ phận sinh dục nam gây ra ngứa dương vật. Rận mu được lây truyền khi tiếp xúc khăn tắm, áo quần… hay quan hệ tình dục với người bị nhiễm rận mu.

Nhóm thuốc trị rận mu thường ở dạng thuốc dùng ngoài (dầu gội đầu, kem) có chứa hoạt chất pyrethrins hay permethrin 1%... được sử dụng trong điều trị ngứa dương vật do rận mu.

Nhóm thuốc trị bệnh ghẻ:

Bệnh ghẻ do một loại ký sinh trùng rất nhỏ gọi là con mạt (mite) sống ký sinh ở quanh bộ phận sinh dục nam gây ra ngứa dương vật. Bệnh ghẻ lây truyền nhanh khi giữ vệ sinh kém hay có sự tiếp xúc với áo quần, khăn tắm… hay quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh ghẻ.

Nhóm thuốc trị bệnh ghẻ thường ở dạng thuốc dùng ngoài (kem, lotion) có chứa hoạt chất Permethrin 5% hay Crotamiton 10% được sử dụng trong điều trị ngứa dương vật do bệnh ghẻ.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, việc phòng tránh là rất quan trọng như: thường xuyên tắm rửa vệ sinh thân thể, giữ khô vùng sinh dục, tránh sử dụng các chất gây kích ứng hay dị ứng, không dùng chung khăn tắm, áo quần hay quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh, không mặc quần lót bó sát…