Có nên học Quản trị kinh doanh không

Quản trị kinh doanh (Business Administration) luôn là một trong những chuyên ngành thu hút đông đảo sinh viên nhất trong khối kinh tế. Tuy nhiên, trước khi quyết định có nên theo học ngành này hay không, bạn nên cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố, cả thuận lợi và một số thách thức.

Việc làm Quản trị kinh doanh

Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Quản trị kinh doanh ra sao?

I. Cơ hội việc làm sinh viên ngành quản trị kinh doanh

Có thể nói quản trị kinh doanh là một trong những ngành học chưa bao giờ hết hot. Hiện nay, hầu hết các trường Đại học đều có ngành học quản trị kinh doanh. Sinh viên tốt nghiệp ngành này ra trường cũng có thể làm việc trong rất nhiều ngành nghề với vị trí công việc khác nhau, từ quản trị kinh doanh tổng hợp cho tới marketing, truyền thông, logistics, ....
Với số lượng doanh nghiệp thành lập mới lên tới hàng trăm ngàn mỗi năm, cơ hội việc làm sinh viên ngành quản trị kinh doanh sau khi ra trường đã không còn là câu hỏi khó. Họ có thể trở thành những:

  • Nhân viên kinh doanh.
  • Nhân viên phát triển thị trường.
  • Nhân viên quan hệ khách hàng.
  • Nhân viên thu mua.
  • Nhân viên marketing - truyền thông.
  • Nhân viên kế hoạch.
  • Nhân viên quản lý bán hàng/quản lý sản xuất.
  • Các vị trí trong ngành xuất nhập khẩu, logistics.
  • Các vị trí trong bộ phận nhân sự.

Sinh viên ngành quản trị kinh doanh thường là những người năng động, linh hoạt cộng với nền tảng kiến thức đa dạng trong ngành quản trị kinh doanh nên không khó để họ xin việc làm thành công sau khi ra trường, nhiều người thậm chí còn đi làm chính thức ngay từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.
Không chỉ có nhiều cơ hội việc làm mà những sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh còn có thể nhận mức thu nhập khá lý tưởng. Thông thường, với các vai trò cơ bản nhất như Nhân viên kinh doanh, thu nhập trung bình bạn đạt được sẽ là khoảng 10 triệu/tháng - cao hơn kha khá so với các công việc khác. Chưa nói đến các vị trí lãnh đạo, quản lý cấp cao như Giám đốc kinh doanh thì lương có thể lên tới hơn 100 triệu/tháng.

Khó khăn sinh viên ngành Quản trị kinh doanh phải đối mặt

II. Những thách thức đối với sinh viên ngành quản trị kinh doanh

Mặc dù cơ hội việc làm đa dạng nhưng quản trị kinh doanh cũng là một trong những ngành có tính cạnh tranh cao trên thị trường hiện nay, không chỉ cạnh tranh giữa các công ty với nhau mà thậm chí là giữa cả đồng nghiệp với đồng nghiệp. Công việc khá áp lực, luôn đòi hỏi cao về doanh số nên nhiều khi họ phải tăng ca liên tục vào buổi tối, cuối tuần.
Ngoài ra, sinh viên theo học ngành này cũng cần phải đáp ứng rất nhiều kỹ năng mềm khác bên cạnh nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc như kỹ năng quản lý, tư duy logic, kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng sắp xếp công việc một cách khoa học và đặc biệt là phải có đam mê với kinh doanh và chịu được áp lực cao trong công việc. Chỉ khi thực sự đam mê với kinh doanh thì họ mới có thể tự tạo được động lực để bản thân vượt qua những lúc khó khăn, áp lực nhất.

Bên cạnh công nghệ thông tin thì quản trị kinh doanh vẫn là ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất. 5 năm tới đây, dự kiến số lượng nguồn nhân lực liên quan đến ngành này cần thiết để cung cấp cho thị trường lao động có thể lên đến 270,000 người. Vì vậy, những người có nền tảng kiến thức, kỹ năng tốt cộng với việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ sẽ có rất nhiều cơ hội xin được việc làm tốt, lương cao.

MỤC LỤC:
I. Cơ hội việc làm sinh viên ngành quản trị kinh doanh
II. Những thách thức đối với sinh viên ngành quản trị kinh doanh

Đọc thêm: Học quản trị kinh doanh ra làm gì? các trường đào tạo chất lượng

Đọc thêm: Những việc làm Hot cho cử nhân Quản trị kinh doanh

Hãy cùng BBA Andrews Phenikaa điểm qua và đính chính cho một số quan niệm sai lầm thường thấy về tấm bằng cử nhân Quản trị Kinh doanh. 

1. Quản trị kinh doanh thật nhàm chán.

Quản trị kinh doanh chưa bao giờ đồng nghĩa với nhàm chán! Trong suốt quá trình học, bạn sẽ được trải qua một cuộc hành trình thú vị với những bài học kiến thức từ các câu chuyện kinh doanh, tham gia đa dạng các hoạt động học tập như: thảo luận nhóm, tranh biện, thuyết trình, trò chơi kinh doanh… Bên cạnh đó, với những chương trình đào tạo cử nhân Quản trị Kinh doanh có hệ sinh thái mạnh mẽ như BBA Andrews Phenikaa, ngay từ năm hai, các sinh viên đã được đi thực tập tại các doanh nghiệp, giao lưu cùng doanh nhân nổi tiếng, tham gia những chương trình trao đổi sinh viên… 

2. Quản trị kinh doanh là một ngành học mơ hồ.

Một số học sinh nghĩ rằng họ nên tập trung vào một bằng cấp cụ thể hơn, nhưng họ không biết rằng họ đang tự hạn chế con đường sự nghiệp của mình sau khi tốt nghiệp. Trong khi kế toán, nhân sự và tiếp thị… đều là những hướng đi tốt; và bạn còn quá trẻ để biết mình thực sự muốn gì, vậy thì tại sao bạn phải giới hạn sự lựa chọn của mình?

Bạn có thể làm gì với tấm bằng cử nhân Quản trị Kinh doanh

3.Tốt nghiệp Quản trị kinh doanh khi bắt đầu chỉ được làm thư ký văn phòng hoặc lễ tân.

Điều này không hề đúng sự thật. Bằng Quản trị Kinh doanh thường giúp sinh viên tốt nghiệp bỏ qua những vị trí khởi đầu với mức lương thấp.

4. Các công việc cho sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh thường không được trả lương cao.

Trên thực tế, điều này cũng không đúng. Hãy thử tham khảo bài viết dưới đây:

Những công việc tốt cho ngành Quản trị Kinh doanh

5. Quản trị kinh doanh thực sự không phải là một nghề “có nhu cầu”.

Bất kể nền kinh tế khó khăn đến đâu, lĩnh vực quản trị kinh doanh luôn luôn có nhu cầu. Gần như tất cả mọi ngành nghề đều cần đến những quản trị viên. Dù không thể sớm trở thành đứng đầu các doanh nghiệp / tổ chức, các sinh viên sở hữu bằng tốt nghiệp bằng cử nhân quản trị kinh doanh vẫn có cơ hội phát triển sự nghiệp rộng mở với vị trí quản lý cấp trung ở nhiều lĩnh vực sau khoảng trung bình 2 tới 5 năm làm việc.

6. Quản trị Kinh doanh chỉ là một chuyên ngành tốt cho những sinh viên muốn làm việc cho các tập đoàn.

Không chỉ trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết để sinh viên có thể tự tin thể hiện mình trong các tập đoàn, những chương trình đào tạo cử nhân Quản trị kinh doanh cũng là nền tảng giúp cho sinh viên phát triển những hướng đi khác, chẳng hạn như các tổ chức phi lợi nhuận hay doanh nghiệp nhỏ. Một số sinh viên thậm chí còn có thể tự mở công ty riêng ngay sau khi tốt nghiệp.

7. Học Quản trị Kinh doanh thì chỉ có thể hướng tới các vị trí quản lý.

Không hẳn. Phần nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh quyết định theo đuổi sự nghiệp quản lý, tuy nhiên đó không phải là lựa chọn duy nhất. Với tấm bằng Quản trị Kinh doanh, các sinh viên tốt nghiệp cũng có thể trở thành những chuyên gia nhân sự, nhà phân tích tài chính, chuyên gia nghiên cứu thị trường…

8. Quản trị kinh doanh chỉ dạy về tiền.

Bên cạnh việc được dạy về cách quản lý tài chính và kế toán của một doanh nghiệp, các sinh viên chuyên ngành Quản trị Kinh doanh cũng được dạy nhiều điều quan trọng khác. Điều hành một doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là sổ sách và biên lai.

Ngành Cử nhân Quản trị Kinh doanh thì học gì?

9. Học Quản trị kinh doanh cần hướng ngoại.

Các Quản trị viên Doanh nghiệp xuất thân từ nhiều tầng lớp, môi trường và bẩm sinh khác nhau nên tất nhiên tính cách của họ cũng khác nhau. Nhiều sinh viên kinh doanh thực sự khá hướng nội, họ lựa chọn tập trung vào các khía cạnh kỹ thuật của việc điều hành một doanh nghiệp. Ngành Quản trị Kinh doanh luôn đa dạng và linh hoạt, vì thế nên nó dành cho tất cả mọi người.

10. Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh cần có kế hoạch nghề nghiệp.

Mặc dù có một định hướng tương lai rõ ràng là rất tuyệt vời, nhưng chuyên ngành Quản trị Kinh doanh cũng là một điểm đến hoàn hảo cho những sinh viên chưa có định hướng nghề nghiệp cụ thể. Qua các lớp học về từng hoạt động trong một bộ máy doanh nghiệp, sinh viên sẽ thu nhận được những kiến thức tổng quan và có thể thu hẹp sự lựa chọn nghề nghiệp của mình sau khi tốt nghiệp.

11. Quản trị Kinh doanh dẫn đến những công việc “9am – 5pm”

Nhiều công ty vẫn làm việc theo lịch trình này, nhưng trong thời đại hội nhập toàn cầu và phát triển công nghệ như hiện nay, các công ty cũng đang dần có sự thay đổi và phân nhánh để phù hợp với môi trường kinh doanh. Sinh viên tốt nghiệp Quản trị kinh doanh làm việc với nhiều loại lịch trình khác nhau như: giờ làm việc linh hoạt,  part-time, làm việc từ xa…

12. Quản trị kinh doanh khiến lựa chọn nghề nghiệp bị hạn chế.

Trên thực tế, điều ngược lại là đúng. Chuyên ngành này mở ra rất nhiều cơ hội nên sinh viên sẽ gặp khó khăn khi chỉ chọn một. Từ kế toán đến nhân sự, quản lý đến tiếp thị, sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh có cả thế giới dưới chân họ.

13. Tìm việc trong ngành Quản trị kinh doanh rất khó.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh sẽ không gặp khó khăn gì trong việc tìm kiếm một công việc tốt ngay sau khi tốt nghiệp. Kể từ năm 2012, Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ ước tính rằng số lượng việc làm với chuyên ngành Quản trị Kinh doanh sẽ tăng 12% mỗi năm.

14. Quản trị viên Kinh doanh cần phải giỏi về các con số và toán học.

Không cần thiết. Mặc dù đúng là một số hoạt động của việc điều hành doanh nghiệp yêu cầu kỹ năng kế toán và tài chính, nhưng những nhà quản trị không hề bị giới hạn bởi việc khuyết thiếu những lĩnh vực này. Ngoài ra, có thể bạn chưa biết nhưng nhiều người theo chuyên ngành kế toán không đặc biệt giỏi với các con số, nhưng họ trở nên xuất sắc trong lĩnh vực nghề nghiệp này bởi kỹ năng tổ chức của họ rất tuyệt vời.

Đừng để những định kiến ​​bạn đã nghe thấy ngăn cản theo đuổi sự nghiệp Quản trị Kinh doanh. Cho dù bạn muốn thành lập doanh nghiệp của riêng mình hay bạn hy vọng một ngày nào đó được làm việc cho những tập đoàn trị giá hàng tỷ đô la, sở hữu tấm bằng Quản trị Kinh doanh là bước đầu tiên để đạt được mục tiêu của bạn.

Bắt đầu từ năm 2021, mối quan hệ hợp tác giữa Đại học Andrews và Đại học Phenikaa được thiết lập nhằm kết hợp nguồn lực và chuyên môn của một trường đại học danh giá có uy tín lâu đời tại Mỹ với một trường đại học có tiềm năng phát mạnh mẽ tại Việt Nam. Cái “bắt tay” này đã cho ra đời chương trình đào tạo quốc tế cử nhân Quản trị Kinh doanh Andrews Phenikaa (BBA Andrews Phenikaa).

Với nội dung chương trình học nguyên gốc Mỹ được phát triển và cập nhật liên tục bởi Đại học Andrews – Hoa Kỳ cùng hệ thống cơ sở vật chất tân tiến, hiện đại được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng của Đại học Phenikaa, chương trình BBA Andrews Phenikaa sẽ là điểm đến phù hợp cho các bạn trẻ mong muốn trải nghiệm một môi trường giáo dục đẳng cấp quốc tế, học tập tri thức và phát triển tối đa những tiềm năng sẵn có của bản thân với định hướng trở thành nhà quản trị tài ba trong thời đại toàn cầu.

Sau 4 năm học, sinh viên sẽ nhận bằng Cử nhân Quản trị Kinh doanh được cấp trực tiếp bởi Đại học Andrews – Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên trẻ cũng có được cơ hội thực tập và làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức trực thuộc hoặc nằm trong mạng lưới liên kết của tập đoàn Phenikaa và Đại học Andrews – Hoa Kỳ.

Hiện BBA Andrews Phenikaa đang triển khai kỳ tuyển sinh mới với nhiều học bổng lớn cùng quà tặng hấp dẫn dành cho các bạn sinh viên trẻ. Tìm hiểu thêm về BBA Andrews Phenikaa và đăng ký tham gia tại: https://andrews.phenikaa-uni.edu.vn/bba/