Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh

Nước ta được thiên nhiên ưu đãi với nguồn thủy sản đa dạng và phong phú. Vì vậy, khai thác thủy sản là một trong những lĩnh vực mang lại nguồn thu cho đất nước và người dân. Chính phủ đã đề ra những quy định cụ thể về quản lý nhà nước về thủy sản nhằm đảm bảo các hoạt động về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản . Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, cơ ngang Bộ về quản lý nhà nước về thủy sản theo quy định của pháp luật hiện hành.

Cơ sở pháp lý

- Luật số: 18/2017/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2017 sau đây gọi là Luật Thủy sản 2017.

- Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 03 năm 2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thủy sản.

Trách nhiệm của Chính phủ

Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của đất nước được quy định cụ thể tại Hiến pháp Việt Nam, được tổ chức và thành lập nhằm thực hiện quyền hành pháp, thi hành quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương nhiệm vụ mà Quốc hội đề ra.

Khoản 1 Điều 101 Luật thủy sản 2017 quy định trách nhiệm của Chính phủ trong quản lý nhà nước về thủy sản như sau:

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thủy sản trong phạm vi cả nước.

Xuất phát là cơ quan hành chính cao nhất nên Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong quản lí nhà nước về thủy sản.Theo đó, Chính phủ có trách nhiệm xây dựng cho cơ quan cấp dưới liên kết, phối hợp với nhau để quản lý nhà nước về thủy sản và trực tiếp điều hành, quản lý hoạt động của các cơ quan đó trong phạm vi cả nước, đảm bảo việc quản lý có hệ thống, chặt chẽ và có hiệu quả cao. Hiểu một cách đơn giản thì Chính phủ sẽ đứng đầu quản lý nhà nước về thủy sản, các cơ quan cấp dưới sẽ quản lý nhà nước về thủy sản theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ.

Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: Nông nghiệp, nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phòng, chống thiên tai, phát triển nông thôn; quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lýcủa bộ theo quy định của pháp luật.

Khoản 2 Điều 101 Luật thủy sản 2017 quy định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thủy sản và có trách nhiệm sau đây:

a) Quản lý nhà nước về hoạt động thủy sản trong phạm vi cả nước; xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án về hoạt động thủy sản;

b) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực thủy sản;

c) Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện quan trắc, cảnh báo môi trường, phòng, chống dịch bệnh thủy sản, khai thác thủy sản trên biển; quản lý chế biến, thương mại thủy sản; chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản theo quy định của pháp luật; xây dựng, quản lý, hướng dẫn cập nhật, truy cập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản;

d) Quản lý nhà nước về kiểm ngư; chỉ đạo thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm ngư;

đ) Tổ chức thực hiện việc cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ thuộc phạm vi quản lý trong hoạt động thủy sản; ủy quyền, phân cấp quản lý theo quy định của pháp luật;

e) Tổ chức điều tra, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ; thẩm định, đánh giá tác động các hoạt động kinh tế gây ảnh hưởng đến hoạt động thủy sản;

g) Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra quản lý nhà nước về cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên phạm vi cả nước; tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy định của pháp luật; công bố danh sách cảng chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác;

h) Quản lý nhà nước đối với khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong phạm vi cả nước;

i) Quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện đào tạo, tập huấn, huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực thủy sản; tổ chức thực hiện, hướng dẫn thống kê, thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực thủy sản;

k) Quy định về chỉ tiêu, chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản, quy định quản lý kỹ thuật chuyên ngành trong hoạt động thủy sản;

l) Quản lý, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thủy sản theo thẩm quyền; là cơ quan đầu mối thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thủy sản;

m) Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản;

n) Tổ chức thực hiện lưu giữ giống gốc, loài thủy sản bản địa có giá trị kinh tế.

Trách nhiệm của Các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Khoản 3 Điều 101 Luật thủy sản 2017 quy định

Bộ, cơ quan ngang Bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về thủy sản.

17:20, 20/12/2018

Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định về quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.

Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh
Mục lục bài viết

Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh

Cơ quan quản lý NN về thủy sản cấp tỉnh kiểm tra điều kiện CSSX thủy sản (Ảnh minh họa)

Cụ thể, tại Điều 4 Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT quy định về việc kiểm tra điều kiện cơ sở mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:

  • Cơ quan kiểm tra: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh kiểm tra điều kiện cơ sở mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.

  • Hình thức kiểm tra: Thực hiện đồng thời với hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.

  • Nội dung kiểm tra: Theo quy định tại Điều 33 Luật Thủy sản.

Ngoài ra, tại Điều 4 Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT cũng quy định về việc tập huấn nghiệp vụ kiểm tra điều kiện cơ sở và lấy mẫu cụ thể như sau:

  • Tổng cục Thủy sản tổ chức tập huấn nghiệp vụ kiểm tra điều kiện cơ sở và lấy mẫu giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản cho cán bộ thuộc cơ quan kiểm tra.

  • Nội dung tập huấn nghiệp vụ kiểm tra điều kiện cơ sở gồm: Quy định về điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; hệ thống quản lý chất lượng, an toàn sinh học.

  • Nội dung tập huấn nghiệp vụ lấy mẫu gồm: Quy định liên quan đến lĩnh vực kiểm tra, đối tượng kiểm tra; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về bảo đảm an toàn cho người lấy mẫu, phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu; thực hành lấy mẫu tại cơ sở.

Chi tiết quy định xem tại Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT, có hiệu lực từ 01/01/2019.

Lê Vy


Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:


  • Từ khóa:
  • Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT

Ngày hỏi:06/08/2019

Tôi đang tìm hiểu các quy định về quản lý thủy sản, Anh chị cho tôi hỏi trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trong quản lý nhà nước về thủy sản được quy định như thế nào? Xin giải đáp giúp tôi.

  • Theo quy định tại Điều 72 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì trách nhiệm của UBND cấp tỉnh như sau:

    1. Tổ chức, triển khai thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 102 Luật Thủy sản năm 2017.

    2. Tổ chức, thực hiện nội dung quản lý hoạt động thủy sản được giao trong Nghị định này.

    3. Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh triển khai, thực hiện quy định được giao trong Nghị định này.

    4. Xây dựng kế hoạch, tổ chức quản lý, kiểm tra, thanh tra, tuyên truyền, tập huấn, phổ biến pháp luật về đồng quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo tồn biển; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; quản lý tàu cá, tàu công vụ thủy sản, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán thủy sản, sản phẩm thủy sản và Kiểm ngư tại địa phương theo thẩm quyền.

    5. Chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ Ủy ban nhân dân các cấp, người dân tổ chức thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Chỉ đạo chính quyền các cấp, cơ quan chức năng chủ trì, phối hợp với tổ chức cộng đồng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm theo thẩm quyền tại khu vực thực hiện đồng quản lý. Định kỳ trước ngày 20 tháng 11 hằng năm hoặc đột xuất báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Tổng cục Thủy sản) về thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí cho hoạt động tổ chức thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

    6. Bố trí lực lượng Kiểm ngư tỉnh thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm tại khu bảo tồn biển theo đề nghị của Ban quản lý khu bảo tồn biển.

    7. Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của Kiểm ngư cấp tỉnh, việc phối hợp hoạt động của Kiểm ngư với cơ quan có liên quan trên địa bàn tỉnh; trang bị tàu và xuồng Kiểm ngư; vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện chuyên dùng; đồng phục, phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu cho Kiểm ngư theo quy định của pháp luật.

    Trên đây là quy định về trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trong quản lý nhà nước về thủy sản.

    Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: