Cơ sở tiếng Việt ở tiểu học, phong cách học

You're Reading a Free Preview
Pages 8 to 26 are not shown in this preview.

Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 1Học phầnPHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC 1PHẦN THỨ I:GIỚI THIỆU HỌC PHẦNHọc phần “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 1” được biên soạn theo“Chương trình khung giáo dục đại học ngành Giáo dục tiểu trình độ đại học” ban hành theoQuyết định số 39/2006/QĐ-BGDĐT ngày 2/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạovà Quyết định số 627/QĐ-ĐHSPĐT ngày 10/9/2007 của Hiệu trưởng Trường ĐHSP ĐồngTháp.Chương trình học phần gồm hai phần:Phần 1 “Những vấn đề chung về phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học” có các chương:Chương 1: Bộ môn Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học.Chương 2: Cơ sở khoa học của phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu họcChương 3: Chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt ở tiểu họcChương 4: Các nguyên tắc và phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu họcPhần 2 “Phương pháp dạy học các phân môn” gồm các chương:Chương 5: Phương pháp dạy Học vần.Chương 6: Phương pháp dạy Tập viết.Chương 7: Phương pháp dạy học Luyện từ và câu.PHẦN THỨ II:MỤC TIÊU HỌC PHẦN1.Kiến thức:Sinh viên phải nắm được các hiểu biết về :- Đối tượng, nhiệm vụ của phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học- Cơ sở khoa học của phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học.1- Đặc điểm học sinh tiểu học trong quá trình chiếm lĩnh Tiếng Việt ở trường tiểu học.- Mục tiêu, nội dung chương trình, nguyên tắc, phương pháp dạy học Tiếng Việt ởtrường tiểu học.2. Kĩ năngSinh viên có các kĩ năng :- Kĩ năng tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của học sinh tiểu học.- Kĩ năng phân tích mục tiêu, tìm hiểu nội dung, chương trình, sách giáo khoa [SGK]dạy Tiếng Việt ở tiểu học.- Kĩ năng thiết kế bài Tiếng Việt, tổ chức các hoạt động dạy học Tiếng Việt- Kĩ năng phân tích đánh giá thực tế dạy học Tiếng Việt ở tiểu học.3. Thái độ- Bồi dưỡng cho sinh viên tình cảm yêu quý tiếng mẹ đẻ.- Có ý thức rèn luyện năng lực tiếng mẹ đẻ cho học sinh.- Yêu mến đồng cảm với học sinh tiểu học.PHẦN THỨ III:KẾ HOẠCH DẠY HỌCHọc phần Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1 ở tiểu học.1.Số đơn vị học trình: 032.Trình độ sinh viên: Năm thứ II hệ ĐHGD Tiểu học3.Phân bố thời gian:- Số tiết lí thuyết: 30 [giảng dạy: 18; SV tự nghiên cứu: 12]- Số tiết thực hành: 15 [TH: 12; SVTNC soạn bài: 03]4.Điều kiện tiên quyết: Đã học Tiếng Việt 1, 2.5.Nhiệm vụ của sinh viên:- Dự lớp- Tự nghiên cứu và báo cáo kết quả tự nghiên cứu2- Thực hiện các hoạt động thực hành: soạn giáo án [có giáo án điện tử ở các phânmôn], xem dạy, tập dạy.6.Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:- Tiểu luận tự nghiên cứu, soạn giáo án, thực hành tập dạy: 40%- Thi kết thúc học phần [vấn đáp]: 60%7.Thang điểm: 108. Hướng dẫn tự nghiên cứu: Sinh viên tự nghiên cứu các vấn đề sau, viết báo cáo kết quảtự nghiên cứu, theo một trong các đề tài sau:- Sự gắn kết giữa mục tiêu dạy học Tiếng Việt ở tiểu học và việc biên soạn nội dungSGK Tiếng Việt tiểu học.- Đặc điểm của chương trình Tiếng Việt tiểu học.- Đặc điểm sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học.- Đặc điểm nội dung hệ thống chủ đề của sách Tiếng Việt 1.- Đặc điểm nội dung hệ thống chủ đề của sách Tiếng Việt 2.- Đặc điểm nội dung hệ thống chủ đề của sách Tiếng Việt 3.- Đặc điểm nội dung hệ thống chủ đề của sách Tiếng Việt 4.- Đặc điểm nội dung hệ thống chủ đề của sách Tiếng Việt 5- Vấn đề tích hợp trong chương trình Tiếng Việt tiểu học.- Nội dung và biện pháp dạy học vần lớp 1.- Nội dung và biện pháp dạy tập viết.- Nội dung và biện pháp dạy “Hệ thống hoá - mở rộng vốn từ” ở lớp 2 [hoặc 3, 4, 5].- Dạy lí thuyết về từ ngữ ở lớp 4 hoặc 5.- Dạy lí thuyết về ngữ pháp ở lớp 4 hoặc 5.9. Nội dung chi tiết học phần [Giảng dạy trên lớp, không kể tự nghiên cứu]PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PPDH TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC:Chương 1: Bộ môn PPDH Tiếng Việt ở Tiểu học [2 LT]1.PPDH Tiếng Việt là gì ?32.Đối tượng và nhiệm vụ của PPDH Tiếng Việt ở Tiểu học.3.Đặc điểm của PPDH Tiếng Việt ở Tiểu học [SV tự nghiên cứu]4.Thực hành: Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ trẻ em Tiểu học tại Trường Tiểu họcThực hành Sư phạm và phân tích kết quả tìm hiểu được].Chương II: Cơ sở khoa học của PPDH dạy học Tiếng Việt [2 LT]1.Triết học mác - Lênin là cơ sở phương pháp luận của PPDH Tiếng Việt.2.Cơ sở ngôn ngữ, văn học.3.Cơ sở Giáo dục học.4.Cơ sở Tâm lí học và Tâm lí ngữ học.Chương III: Môn học Tiếng Việt ở trường Tiểu học [2LT + 2 XMN]1.Vai trò của Tiếng Việt ở Tiểu học2.Tiếng Việt trong nhà trường Việt Nam từ trước đến nay.3.Mục Tiêu môn Tiếng Việt ở Tiểu học.4.Chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học5.Sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học6.Xêmina :Đề tài " Đặc điểm chương trình và SGK Tiếng Việt Tiểu học".Chương IV: Nguyên tắc, PPDH Tiếng Việt ở Tiểu học [3 LT + 1 TH]1.Nguyên tắc dạy học Tiếng Việt.2.Các PPDH Tiếng Việt.2.1. Khái niệm2.2. Vấn đề phương pháp dạy học trong lí luận dạy học2.3. Các PPDH Tiếng Việt thường sử dụng ở Tiểu học2.4. Vấn đề đổi mới PP và các hình thức dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học.3.Thực hành: Xem băng ghi hình 01 tiết Tiếng Việt và phân tích việc vận dụngnguyên tắc và phương pháp đánh giá các tiết dạy.4PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC PHÂN MÔN TIẾNG VIỆTChương V: Phương pháp dạy học vần [3 LT + 3 TH]1.Mục tiêu, nhiệm vụ của dạy học vần2.Cơ sở khoa học của dạy học vần3.Chương trình và SGK dạy học vần4.Tổ chức dạy các kiểu bài học vần.5.Thực hành:a] Soạn giáo án các kiểu bài dạy học vần [bài tự chọn]b] Soạn 02 trò chơi áp dụng trong dạy học vần [thực hiện ngoài giờ lên lớp].c] Thực hành dạy học các bài dạy đã soạn.Chương VI: Phương pháp dạy tập viết [2 LT + 2 TH]1.Mục tiêu, vị trí, nhiệm vụ dạy tập viết.2.Cơ sở khoa học của dạy tập viết.3.Chương trình, vở tập viết.4.Tổ chức dạy giờ tập viết5.Nội dung thực hành:a] Soạn các giáo án dạy tập viết lớp 1, 2, 3 [tự chọn bài]b] Thực hành dạy học tập viết các giáo án đã soạn.Chương VII : Phương pháp dạy học Luyện từ và Câu [$ LT + 4 TH]1.Vị trí, nhiệm vụ của dạy học Luyện từ và Câu2.Chương trình và sách giáo khoa Luyện từ và Câu3.Các nguyên tắc dạy học Luyện từ và Câu4.Tổ chức dạy học Luyện từ và Câu5.Thực hành:a] Xem băng ghi hình dạy học Luyện từ và câu lớp 2, 3, 4, 5.5b] Thực hành soạn giáo án các bài dạy luyện từ và câu [bài tự chọn].c] Thực hành tập dạy các bài đã soạn.PHẦN THỨ IV:NỘI DUNG HỌC PHẦNPHẦN 1NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌCTIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌCChương 1BỘ MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆTỞ TIỂU HỌCA.MỤC TIÊU1 Kiến thứcSinh viên có được các hiểu biết về :- Phương pháp dạy học Tiếng Việt- Đối tượng của phương pháp dạy học Tiếng Việt,- Nhiệm vụ của phương pháp dạy Tiếng Việt ở Tiểu học2 Kĩ năng:Sinh viên có các kĩ năng:- Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của học sinh tiểu học.- Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá thực tế dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học.B. HƯỚNG DẪN HỌC TẬPSinh viên đọc tài liệu liên quan và trả lời các câu hỏi sau:1. Phương pháp dạy học Tiếng Việt là gì ?2. Đối tượng của phương pháp dạy Tiếng Việt ở tiểu học ?63. Các nhiệm vụ của phương pháp dạy Tiếng Việt ở tiểu học với tư cách là một ngànhkhoa học, với tư cách là một môn học ở trường sư phạm ?C. NỘI DUNG:1.Phương pháp dạy học Tiếng Việt là gì?Để trả lời được câu hỏi phương pháp dạy học Tiếng Việt là gì, chúng ta cần định vịphương pháp dạy học Tiếng Việt trong hệ thống các khoa học sư phạm.Trong tiếng Việt thuật ngữ “phương pháp” được dùng với những nghĩa rộng, hẹp khácnhau. Thứ nhất, “phương pháp” được dùng với nghĩa là “phương pháp luận”chỉ hệ thống,quan điểm, cách thức nghiên cứu của một khoa học nào đó. Ví dụ nói “phương pháp luậnbiện chứng mácxít là cơ sở của mọi khoa học”. Thứ hai, “phương pháp” được dùng với nghĩalà khoa học về phương pháp giảng dạy mà nhiều tài liệu gọi là “lí luận dạy học bộ môn; giáohọc pháp bộ môn hoặc “phương pháp luận dạy học bộ môn”. Thứ ba, “phương pháp” đượcdùng với nghĩa hẹp hơn, chỉ cách thức tác động lẫn nhau giữa thầy và trò, dưới sự chỉ đạo củathầy hướng đến đạt mục đích học tập. Ở đây chúng ta đang dùng thuật ngữ “phương pháp”vớinghĩa thứ hai.Với tư cách là một khoa học, phương pháp dạy học Tiếng Việt được xem là một bộphận của khoa học giáo dục [ “khoa học sư phạm” hay “sư phạm học”] là một hệ thống líthuyết dạy học Tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ và với tư cách là ngôn ngữ thứ hai.Phương pháp dạy học Tiếng Việt bao gồm việc dạy Tiếng Việt cho nhiều đối tượng khácnhau: dạy Tiếng Việt cho người bản ngữ, cho người dân tộc, dạy Tiếng Việt trước tuổi học.Cũng như nhiều ngành khoa học khác, phương pháp dạy học Tiếng Việt là một khoahọc trước hết vì nó có đối tượng nghiên cứu cụ thể. Mặt khác phương pháp dạy học còn cónhiệm vụ nghiên cứu riêng, có cơ sở lý thuyết và thực tiễn. Đồng thời nó có các phương phápnghiên cứu đặc thù.2.Đối tượng của phương pháp dạy học Tiếng Việt2.1 Nội dung dạy học Tiếng Việt:Nội dung dạy học Tiếng Việt là những tri thức về hệ thống Tiếng Việt mà GV truyềntải đến học sinh. Thông qua đó mà hình thành ở học sinh những kĩ năng về sử dụng TiếngViệt.Theo Chương trình Tiểu học 2006 [CTTH - 2006], nội dung dạy học Tiếng Việt ở Tiểuhọc coi trọng việc dạy tri thức Tiếng Việt gắn với việc rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt.Các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt giúp HS nhận diện, phát hiện, hoàn thiện các tri thức TiếngViệt; tri thức Tiếng Việt góp phần ý thức hóa kĩ năng sử dụng Tiếng Việt.Để thực hiện yêu cầu này, chương trình quy định hai mức độ học tri thức Tiếng Việt. Ởlớp 1,2,3, tri thức Tiếng Việt không có tiết học riêng. Các đơn vị tri thức quy định cho 3 lớphọc này giúp giáo viên có cơ sở lí luận để dạy các kĩ năng cho học sinh, chưa yêu cầu họcsinh phải học thành bài các khái niệm, quy tắc. Ngược lại, ở các lớp 4, 5 tri thức Tiếng Việtđược dạy thành tiết học riêng sắp xếp thành hệ thống [mặc dù chỉ là tri thức sơ giản] và vẫngắn với việc luyện tập các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt.72.2 Hoạt động dạy của thầy giáoTheo quan điểm dạy học hiện đại, thầy giáo là người điều khiển hoạt động học, hoạtđộng nhận thức của học sinh, sử dụng các phương tiện dạy học để tổ chức cho HS tiếp cậnvới các nội dung dạy học, bằng cách đó mà HS được phát triển và hình thành nhân cách.Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, các điều kiện thiết bị dạy học hiện đại hơn,thầy giáo càng có điều kiện tổ chức cho HS tiếp cận nội dung dạy học một cách hứng thú, cóhiệu quả cao.2.3 Hoạt động học tập của học sinhCũng theo quan điểm dạy học hiện đại, HS là chủ thể nhận thức, chủ động tiếp thu trithức bằng việc phát huy vai trò tích cực của mình tự giác chiếm lĩnh nội dung dạy học đểhình thành và phát triển nhân cách dưới sự điều khiển sư phạm của GV. Vì vậy, trong dạyhọc, thầy giáo phải sử dụng các biện pháp và hình thức linh hoạt để có thể phát huy được hếttính tích cực chủ động của học sinh trong học tập.Hoạt động học của HS bao gồm những hoạt động cụ thể: Hoạt động chuẩn bị cho giờhọc, hoạt động trong giờ học, tự học ở nhà, hoạt động ngoại khoá,…. Hoạt động của HS đượctiến hành dưới sự điều khiển của thầy. Hiệu quả hoạt động của trò là tri thức, kĩ năng, kĩ xảo,những phẩm chất đạo đức mà các em đạt được . Do đó, phương pháp dạy học Tiếng Việtkhông chỉ quan tâm đến hoạt động trực tiếp của HS mà còn lưu tâm đến kết quả của hoạtđộng đó .3.Nhiệm vụ của phương pháp dạy học Tiếng Việt3.1 Nhiệm vụ của PPDH Tiếng Việt với tư cách là một ngành khoa học3.1.1 Xây dựng cơ sở phương pháp luận cho phương pháp dạy học Tiếng Việt.Xét trên bình diện lí luận dạy học, phương pháp dạy học Tiếng Việt là hệ thống nhữngkiến thức về bản chất, cấu trúc, chức năng và quy luật cơ bản của sự chi phối sự vận hành củaquá trình dạy học Tiếng Việt, nói cách khác, đó là học thuyết lí giải bản chất của quá trìnhdạy học Tiếng Việt . Ngoài ra , nó còn hệ thống những phương pháp nghiên cứu khoa họcđược vận dụng để chiếm lĩnh hệ thống kiến thức mới.Nhiệm vụ cụ thể của việc xây dựng cơ sở phương pháp luận của phương pháp dạy họcTiếng Việt bao gồm:a. Xác định đối tượng, vị trí của phương pháp dạy học Tiếng Việt trong hệ thống cáckhoa học, đặc biệt là khoa học giáo dục.b. Phát hiện ra bản chất của quá trình dạy học Tiếng Việt, cấu trúc chức năng, nhữngquy luật chi phối sự vận hành của nó, từ đó đề ra những nguyên tắc cơ bản điều khiển tối ưuquá trình dạy học. Phương pháp dạy học Tiếng Việt không chỉ là cụ thể hoá những quan điểmgiáo dục vào bộ môn cụ thể mà các tài liệu dạy học Tiếng Việt không thể tách rời lí luận dạyhọc, tâm lí học, ngôn ngữ học,… Các ngành này không thể thay thế cho phần cơ sở riêng củaphương pháp.c. Xây dựng, hoàn thiện và phát triển hệ thống khái niệm chuyên biệt của phương phápdạy học Tiếng Việt, góp phần làm giàu khái niệm lí luận dạy học.8d. Xây dựng hệ thống PPNC khoa học riêng cho phương pháp dạy học Tiếng Việt. Vậndụng những phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học khác vào lĩnh vực chuyên biệtcủa mình như thực nghiệm, thống kê, mô hình hoá,…e. Xác lập các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc các vấn đề cơ bản của phương phápdạy học Tiếng Việt sao cho việc giải quyết chúng sẽ thúc đẩy sự phát triển của bản thân khoahọc này.3.1.2 Xây dựng lí thuyết về môn học Tiếng Việt trong nhà trườnga. Nghiên cứu xác định hệ thống mục tiêu của môn Tiếng Việt trong trường học “Dạyhọc để làm gì?”. Phương pháp dạy học Tiếng Việt phải xây dựng hệ thống tiêu chí nội dungvà cách thức đánh giá kết quả dạy môn học mà sản phẩm của nó là “chuẩn trình độ tối thiểumôn Tiếng Việt”.b. Nghiên cứu việc xây dựng môn học Tiếng Việt trong nhà trường “Dạy học cái gì?”.Nội dung môn học Tiếng Việt phải thoả mãn ba yêu cầu sau:- Thoả mãn tối đa đơn đặt hàng của xã hội.- Phản ánh trung thành Việt ngữ hiện đại.- Phù hợp với đặc điểm tâm lí lĩnh hội của HS.c. Nghiên cứu những quy luật mối quan hệ giữa các kiến thức trong nội bộ môn TiếngViệt. Ví dụ mối quan hệ giữa đọc, viết trong dạy học vần với tập đọc, chính tả…d. Nghiên cứu quy luật mối quan hệ liên môn. Ví dụ mối quan hệ giữa dạy văn với dạytiếng với dạy tự nhiên, xã hội,…e. Nghiên cứu những lĩnh vực cụ thể khác của nội dung dạy học Tiếng Việt như: thựchành nghe, đọc, nói, viết; bài tập Tiếng Việt; giáo dục tư tưởng tình cảm trong giờ học TiếngViệt.3.1.3 Xây dựng lí thuyết về phương pháp dạy học môn học Tiếng Việta. Xác định cách thức hoạt động cụ thể trong quá trình dạy học của thầy và trò.b. Xác định hình thức tổ chức dạy học như: giờ lên lớp, thảo luận nhóm, trò chơi đóngvai, tham quan…c. Chỉ dẫn về các phương tiện dạy học như: phương tiện nghe nhìn, băng tiếng, bănghình, đèn chiếu…Việc xây dựng lí thuyết về phương pháp dạy học Tiếng Việt nhằm nghiên cứu hoạtđộng của thầy và trò, các nhà phương pháp phải soạn thảo các nguyên tắc, các phương pháp,các biện pháp dạy học Tiếng Việt, xây dựng hệ thống bài tập, viết tài liệu hướng dẫn cho GVvà HS. Các tài liệu này phải được trình bày hệ thống phương pháp xác định nhằm tổ chứchoạt động của thầy và trò.92. Nhiệm vụ của bộ môn PPDH Tiếng Việt trong trường sư phạm1. Cung cấp những kiến thức cơ bản về dạy học môn Tiếng Việt cho SVnhư sau:a. Kiến thức đại cương về phương pháp dạy học Tiếng Việt: Đối tượng, nhiệm vụ,phương pháp nghiên cứu của phương pháp dạy học Tiếng Việt và quan hệ của nó với cácngành khoa học khác .b. Những kiến thức cụ thể về lập kế hoạch dạy học, chuẩn bị và tiến hành dạy từng bàihọc trên lớp.2. Rèn luyện kĩ năng kĩ xảo về dạy học môn Tiếng Việt cho sinh viên:a. Kĩ năng phân tích mục tiêu, tìm hiểu chương trình, SGK và các tài liệu dạy TiếngViệt ở tiểu học.b. Kĩ năng tìm hiểu trình độ và đặc điểm ngôn ngữ của HS tiểu học.c. Kĩ năng lập kế hoạch dạy học, thiết kế bài dạy.d. Kĩ năng tổ chức các hoạt động dạy học Tiếng Việt.e. Kĩ năng kiểm tra , đánh giá HS.g. Kĩ năng tổ chức các hoạt động ngoại khoá, bồi dưỡng HS giỏi, giúp đỡ HS kém;công tác chủ nhiệm, công tác Đội,…h. Kĩ năng phân tích đánh giá thực tế dạy học Tiếng Việt ở tiểu học.3. Bồi dưỡng cho sinh viên tình cảm nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức củangười giáo viên dạy Tiếng ViệtBộ môn phương pháp dạy học Tiếng Việt trong trường sư phạm phải rèn luyện cho SVnhững hẩm chất đạo đức và những thói quen cần thiết của người GV như: yêu Tiếng Việt, cótính kiên trì, tính chính xác, khả năng đồng cảm với HS,….10Chương 2CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆTỞ TIỂU HỌCA.MỤC TIÊU1. Kiến thức :Sinh viên phải nắm được các luận điểm quan trọng của chủ nghĩa Mác - Lê nin về bảnchất của ngôn ngữ, cơ sở ngôn ngữ học, cơ sở giáo dục học, cơ sở tâm lí học và tâm lí ngônngữ học chi phối đến phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học.2. Kĩ năng :Dựa vào các cơ sở khoa học, rèn cho SV có kĩ năng phân tích đánh giá các phân mônTiếng Việt dạy ở tiểu họcB. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP1. Trình bày cơ sở Triết học Mác - Lê nin chi phối việc dạy học Tiếng Việt.2. Phân tích cơ sở ngôn ngữ học, văn học của phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểuhọc.3. Phân tích nguyên tắc giáo dục học đã chi phối việc dạy học Tiếng Việt như thế nào?4. Lấy ví dụ để làm rõ những hiểu biết về tâm lí học, tâm lí ngôn ngữ học đã chi phốiviệc dạy học Tiếng Việt như thế nào?Thực hành:Dựa vào các cơ sở khoa học, hãy phân tích đánh giá việc dạy học Tiếng Việt [chươngtrình, SGK một phân môn, một bài tập Tiếng Việt hoặc một tình huống dạy học,…]C. NỘI DUNG1.Cơ sở triết học Mác – LêninTriết học Mác – Lênin là cơ sở phương pháp luận của phương pháp dạy học Tiếng Việt,nó quyết định phương hướng chung của phương pháp dạy học Tiếng việt. Nó giúp chúng tahiểu được đối tượng của phương pháp dạy học Tiếng Việt một cách sâu sắc, trang bị chochúng ta phương pháp nghiên cứu đúng đắn: xem xét các quá trình dạy học Tiếng Việt trong11sự phát triển và trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, trong sự mâu thuẫn và sự thống nhất,phát hiện những sự biến đổi số lượng dẫn tới những biến đổi chất lượng…Sau đây, chúng ta xem xét những luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về ngôn ngữ vàquá trình nhận thức có ảnh hưởng quan trọng, trực tiếp đối với phương pháp dạy tiếng, nhữngluận điểm được xem như là những lí thuyết quan trọng để giải quyết các nhiệm vụ thực tiễncủa việc dạy học Tiếng Việt.a. “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người” [Lênin]. Luậnđiểm này không chỉ đơn thuần khẳng định ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp mà là phươngtiện giao tiếp quan trọng nhất và là phương tiện giao tiếp đặc trưng của loài người. Không cóngôn ngữ, xã hội không thể tồn tại. Việc nắm bản chất xã hội của ngôn ngữ cho phép ta rút rakết luận có tính chất phương pháp. Nếu ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, trao đổi tư tưởng,tình cảm thì nghiên cứu nó phải nghiên cứu hệ thống hoạt động chức năng. Mục đích nghiêncứu ngôn ngữ trong nhà trường là phải giúp HS có thể sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện sắcbén để giao tiếp. Vì vậy phát triển lời nói là nhiệm vụ quan trọng nhất của việc dạy học tiếngtrong nhà trường. Tất cả các giờ dạy Tiếng Việt, cả dạy đọc, viết, cả nghiên cứu ngữ pháp, từngữ… phải đi theo khuynh hướng này. HS phải ý thức được chức năng của ngôn ngữ, nắmvững các phương tiện, kết cấu và quy luật cũng như hoạt động hành chức của nó. HS cần hiểurõ người ta nói và viết không phải chỉ để cho mình mà còn cho người khác, do đó ngôn ngữcần chính xác, rõ ràng, đúng đắn, dễ hiểu. Đồng thời, vì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếpnên phải lấy hoạt động giao tiếp làm phương tiện để dạy và học Tiếng Việt.b. Ngôn ngữ luôn luôn gắn bó chặt chẽ với tư duy, “Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp củatư tưởng” [C.Mác]. Ngôn ngữ là phương tiện của nhận thức lôgíc, lí tính. Chính trong cácđơn vị và dạng thức ngôn ngữ có sự khái quát hóa, trừu tượng hóa. Tư duy của con ngườikhông thể phát triển nếu thiếu ngôn ngữ. Việc chiếm lĩnh ngôn ngữ nhằm tạo ra những tiềnđề để phát triển tư duy. Từ đây người ta rút ra những kết luận có tính chất phương pháp: kiếnthức, kĩ xảo ngôn ngữ phải được xem xét như là những yếu tố của phát triển tư duy, các hệthống dạy học Tiếng Việt cần bảo đảm mối liên hệ giữa lời nói và tư duy. Phải thường xuyênluyện tập cho HS khả năng diễn đạt tư tưởng của mình bằng những hình thức ngôn ngữ khácnhau. Lời nói cần có nội dung, đó chính là tư duy. Trong dạy tiếng có thể đi từ tư duy đếnngôn ngữ, ví dụ từ một ý viết thành những câu khác nhau. Phương pháp dạy học không dựavào sự phát triển tương hỗ giữa lời nói và tư duy là phương pháp sai lầm về phương diện triếthọc của mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy.c. Nhận thức luận của chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ ra rằng: Con đường biện chứng củanhận thức chân lí đi qua hai giai đoạn: nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính, đồng thờicũng chỉ ra thực tiễn là cội nguồn, động lực của nhận thức, cũng là tiêu chuẩn của chân lí, làđỉnh cao và mục đích cuối cùng của nhận thức. Đây là cơ sở của nguyên tắc trực quan trongdạy tiếng và cũng là cơ sở để đề cao nguyên tắc phải tính đến đặc điểm tiếng mẹ đẻ của HStrong quá trình dạy học Tiếng Việt. Khi nói về sự cần thiết của việc trẻ em nắm kiến thứcngôn ngữ một cách có ý thức, chúng ta không quên ý nghĩa của việc nhận thức các hiệntượng ngôn ngữ một cách cảm tính của chúng. Đứa trẻ nhận thức thế giới xung quanh mộtcách cảm tính, bằng mắt, bằng tai… gắn với màu sắc, âm thanh cụ thể. Do đó, nhiệm vụ đầutiên của nhà trường trong dạy tiếng là phát triển những khả năng nhận thức cảm tính của trẻem. Dạy tiếng phải dựa trên kinh nghiệm sống và kinh nghiệm lời nói của HS. Những quansát và ấn tượng sống của trẻ em phải là cơ sở cho bài học Tiếng Việt. HS sẽ đi từ việc quansát tiếng nói trong đời sống, thông qua việc phân tích tổng hợp để đi đến những khái quáthóa, những định nghĩa lí thuyết, những quy tắc và từ đó lại quay về thực tiễn giao tiếp lời nói12sống động trong dạng nói và dạng viết. Kết quả là các em tiếp nhận được những mẫu lời nóivà quy tắc ngôn ngữ một cách có ý thức. Cách làm việc như vậy của HS với tiếng mẹ đẻtrong nhà trường không chỉ tuân thủ những quy luật chung của quá trình nhận thức chân lícủa loài người mà còn đáp ứng được những đòi hỏi của lí luận dạy học hiện đại. Đó là conđường nghiên cứu phát minh – khuynh hướng của phương pháp dạy học hiện đại nói chung,của dạy học Tiếng Việt nói riêng.2. Cơ sở ngôn ngữ học và văn họcNgôn ngữ học nói chung, Tiếng Việt nói riêng có quan hệ mật thiết với phương phápdạy học Tiếng Việt. Từ mối quan hệ này có ý kiến cho rằng phương pháp dạy học Tiếng Việtlà ngôn ngữ học ứng dụng. Ngôn ngữ nói chung, Tiếng Việt nói riêng không chỉ tạo nên nềntảng của môn học Tiếng Việt. Lôgíc khoa học của ngôn ngữ quyết định lôgíc môn học TiếngViệt. Phương pháp dạy học Tiếng Việt phải phát hiện được những quy luật riêng, đặc thù củadạy học Tiếng Việt. Chính khoa học ngôn ngữ quy định đặc thù này.Những hiểu biết về bản chất của ngôn ngữ, của Tiếng Việt có vai trò quan trọng trongviệc định ra các nguyên tắc, nội dung và phương pháp dạy học Tiếng Việt. Ví dụ, từ bản chấttín hiệu của ngôn ngữ, dạy tiếng phải làm cho HS nắm được giá trị của từng yếu tố ngôn ngữ,tính hệ thống của ngôn ngữ là cơ sở để xây dựng các bài tập yêu cầu HS tìm các yếu tố khibiết một yếu tố khác, hoặc tìm quan hệ khi biết các yếu tố… Đó cũng là cơ sở để cung cấp từtheo chủ đề ở tiểu học v.v…Các bộ phận của Ngôn ngữ học [ bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách] cóvai trò quan trọng trong việc xác định nội dung và phương pháp dạy học. Ngữ âm trong quanhệ qua lại với chữ viết là cơ sở của việc soạn thảo phương pháp dạy đọc, viết, cơ sở của việchình thành kĩ năng đọc sơ bộ. Phương pháp tập viết dựa trên lí thuyết chữ viết. Những hiểubiết về từ vựng học cần thiết đối với việc tổ chức dạy từ trong nhà trường là cơ sở để xâydựng những bài tập phong phú với từ đồng nghĩa, trái nghĩa, với các nhóm từ theo chủ điểm,từ nhiều nghĩa, những sắc thái nghĩa, những nét nghĩa biểu cảm của từ… Từ pháp học và cúpháp học là cơ sở để tạo ra những biểu tượng về cấu trúc ngôn ngữ, và hệ thống của nó. Kiếnthức ngữ pháp được sử dụng để hình thành kĩ năng, kĩ xảo trong dạy chính tả và dấu câu.Ngữ pháp quan trọng trong việc dạy phát triển lời nói và nó bảo đảm quan hệ giữa các từ,cụm từ vào việc viết câu đúng. Ngoài ra, gần đây, trong phương pháp dạy tiếng, người ta dựanhiều hơn vào phong cách học. Ví dụ, ở tiểu học người ta dựa vào sự phân định ranh giới củangôn ngữ hội thoại và ngôn ngữ viết để dạy nói cho HS.13Tóm lại, Ngôn ngữ học nói chung, Việt ngữ học nói riêng quy định cả nội dung dạyhọc, trình tự sắp xếp nội dung môn học và cả phương pháp làm việc của thầy và trò trong giờtiếng Việt.Bên cạnh Ngôn ngữ học còn có thể kể đến cơ sở văn học. Ví dụ, phương pháp đọc dựatrên lí thuyết văn học. HS cần chiếm lĩnh các văn bản văn chương và vì vậy mặc dầu khônghọc những kiến thức lí luận văn học, việc đọc những bài văn, bài thơ ở tiểu học vẫn được xâydựng trên cơ sở của những quy luật chung nhất về bản chất của văn chương, tác phẩm vănhọc và sự tác động của nó đến người đọc.3. Cơ sở giáo dục họcPhương pháp dạy học Tiếng Việt là một bộ phận của khoa học giáo dục nên nó phụthuộc vào những quy luật chung của khoa học này. Giáo dục học nói chung, Lí luận dạy họcđại cương nói riêng cung cấp cho Phương pháp dạy học Tiếng Việt những hiểu biết về cácquy luật chung của việc dạy học môn học. Có thể coi Phương pháp dạy học tiếng Việt là mộtkhoa học sinh ra từ sự tích hợp biện chứng của Việt ngữ học và Lí luận dạy học đại cương.Mục đích của Phương pháp dạy học Tiếng Việt cũng như các khoa học giáo dục nói chung làtổ chức sự phát triển tâm hồn và thể chất của HS, chuẩn bị cho các em đi vào cuộc sống laođộng trong xã hội mới.Quan hệ của Phương pháp dạy học Tiếng Việt với khoa học giáo dục thể hiện ở chỗphương pháp dạy học tiếng được một hệ thống lí luận giáo dục tạo ra và làm cơ sở. Phươngpháp dạy học Tiếng Việt hoàn toàn sử dụng các khái niệm, thuật ngữ của giáo dục học. Nóhiện thực hóa mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục do giáo dục học đề ra – phát triển trí tuệ, hìnhthành thế giới quan khoa học, phát triển tư duy sáng tạo cho HS, giáo dục tư tưởng đạo đức,phát triển óc thẩm mĩ giáo dục tổng hợp và giáo dục lao động. Trong Phương pháp dạy họcTiếng Việt có thể tìm thấy các nguyên tắc cơ bản của Lí luận dạy học: nguyên tắc giáo dục vàphát triển của dạy học, nguyên tắc vừa sức, nguyên tắc khoa học, nguyên tắc hệ thống,nguyên tắc gắn liền lí thuyết với thực hành, nguyên tắc trực quan, nguyên tắc tiếp cận cá thểvà phân hóa trong dạy học…Phương pháp dạy học Tiếng Việt vận dụng những nguyên tắc này tuỳ theo những đặctrưng riêng của mình. Ví dụ nguyên tắc gắn liền lí thuyết với thực hành trong phương phápdạy học Tiếng Việt đòi hỏi một hoạt động lời nói thường xuyên, biểu hiện ý nghĩa bằng lờinói, viết, cùng với việc thường xuyên vận dụng những hiểu biết lí thuyết vào giải bài tập.Nhiệm vụ phát triển lời nói đã quy định việc xây dựng chương trình Tiếng Việt mà tất cả các14phân môn đều có mục đích phát triển bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Thực hiện nguyên tắctrực quan trong giờ tiếng Việt không chỉ là việc chỉ sử dụng sơ đồ, bảng biểu, dùng chữ viếtsẵn, phim ảnh mà còn là “trực quan lời nói”, bao gồm từ việc quan sát ngôn ngữ sống độngđến việc dựa vào bài khóa trong khi nghiên cứu về ngữ âm, từ vựng, chính tả, ngữ pháp. Tàiliệu trực quan cơ bản trong giờ học Tiếng Việt là Tiếng Việt văn hóa, Tiếng Việt trong nhữngmẫu tốt nhất của nó: văn học dân gian, tác phẩm văn học Việt Nam và thế giới.Phương pháp dạy học Tiếng Việt chọn ở giáo dục học các hình thức tổ chức dạy họcnhư bài học và các hình thức khác. Các phương pháp dạy học cơ bản – phương pháp bằng lời,phương pháp bài tập, phương pháp dạy học nêu vấn đề… đều có mặt trong giờ Tiếng Việt.4. Cơ sở Tâm lí học và Tâm lí ngôn ngữ họcQuan hệ của phương pháp dạy học Tiếng Việt và Tâm lí học, đặc biệt là tâm lí học lứatuổi rất chặt chẽ. Không có kiến thức về quá trình tâm lí người nói chung và tâm lí trẻ em lứatuổi tiểu học nói riêng thì không thể giảng dạy tốt và phát triển ngôn ngữ cho HS.Phương pháp dạy học Tiếng Việt vận dụng rất nhiều kết quả của Tâm lí học. Đó là cácquy luật tiếp thu tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Thầy giáo cần biết, sản phẩm lời nóiđược sản sinh ra như thế nào, quá trình học được thiết lập từ những yếu tố nào, khái niệm ngữpháp được hình thành ở trẻ em ra sao, vai trò của ngôn ngữ trong sự phát triển tư duy ra sao,kĩ năng nói, viết được hình thành như thế nào…? Tâm lí học đưa ra cho phương pháp nhữngsố liệu cụ thể về quá trình nắm lời nói, về việc nắm ngữ pháp. Những nghiên cứu tâm lí họccho phép xác định mức độ vừa sức của tài liệu học tập.Mặt khác, Tâm lí ngữ học đem lại cho phương pháp những số liệu về lời nói như mộthoạt động, ví dụ như việc xác định tình huống nói năng, các giai đoạn sản sinh lời nói, tínhhiệu quả sự tác động của lời nói trong giao tiếp giữa cá thể với nhiều người.15Chương 3CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT TIỂU HỌCA. MỤC TIÊU1. Kiến thức :Sinh viên nắm mục tiêu môn học Tiếng Việt; các cơ sở xây dựng chương trình; cácnguyên tắc xây dựng chương trình và các nguyên tắc biên soạn SGK Tiếng Việt; chươngtrình môn Tiếng Việt ở trường tiểu học.2. Kĩ năng:Sinh viên biết phân tích mục tiêu môn học Tiếng Việt; phân tích các nguyên tắc xâydựng chương trình, nguyên tắc biên soạn SGK; mô tả và phân tích nội dung chương trìnhmôn Tiếng Việt ở trường tiểu học.B. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:1. Phân tích mục tiêu của chương trình Tiếng Việt ở tiểu học? Thực hành phân tích mụctiêu của một bài học được thể hiện trong một phân môn.2. Phân tích các nguyên tắc xây dựng chương trình Tiếng Việt Tiểu học3. Giải thích các căn cứ xây dựng chương trình và các nguyên tắc biên soạn SGK TiếngViệt.4. Trình bày những đặc điểm cơ bản của chương trình Tiếng Việt ở các lớp 1,2,3,4.5.5. Nghiên cứu sách giáo khoa Tiếng Việt, phát hiện những phần, những nội dung chưahiểu để tìm lời giải đáp trong nhóm.6. Phát hiện những bài tập trong SGK dự đoán là HS khó thực hiện và đề xuất cách xửlí.C. NỘI DUNG1. Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Tiểu họcMục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm:“1] Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt [nghe, nói, đọc,viết] để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy.2] Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơgiản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài.163] Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàuđẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”2. Những căn cứ để xây dựng chương trình Tiếng Việt ở tiểu học2.1.Căn cứ yêu cầu về kinh tế xã hội và giáo dục của giai đoạn mớiSang thế kỉ 21, đất nước chúng ta bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đâylà một quá trình đầy gian khổ, kéo dài vài chục năm, dẫn đến những sự đổi thay quan trọngtrong cơ cấu kinh tế, trình độ phát triển sản xuất, khoa học kĩ thuật, cơ cấu xã hội, thu nhậpquốc dân… Gần đây trên thế giới cũng như ở nước ta bắt đầu đặt ra những vấn đề như nềnkinh tế tri thức, nền kinh tế của công nghệ thông tin, xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hóatrong kinh tế, vấn đề hội nhập, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc… Những thay đổivề mặt kinh tế xã hội trên thế giới đã được phản ánh vào giáo dục, đòi hỏi phải có những đổimới tư duy trong phát triển giáo dục và đào tạo.Những thay đổi quan trọng đó trong kinh tế - xã hội, trong giáo dục đã dẫn tới nhữngyêu cầu mới trong dạy tiếng nói chung, dạy tiếng mẹ đẻ nói riêng. Để Tiếng Việt trở thànhcông cụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, cho sự phát triển giáo dục, việc dạy TiếngViệt phải nhằm vào cả hai chức năng của ngôn ngữ [công cụ của tư duy và công cụ của giaotiếp], phải chú trọng vào cả bốn kĩ năng [nghe, nói, đọc, viết], phải hướng tới sự giao tiếp vàsử dụng phương pháp giao tiếp… Đó là các lý do đòi hỏi sự thay đổi trong chương trình, sáchgiáo khoa, phương pháp dạy học Tiếng Việt nói chung, dạy Tiếng Việt ở tiểu học nói riêng.2.2 Căn cứ vào mục tiêu đào tạo nói chung, mục tiêu môn học nói riêngĐây là căn cứ quan trọng nhất. Môn Tiếng Việt trong nhà trường không thể sao chép từchương trình khoa học Tiếng Việt vì nhà trường có nhiệm vụ riêng của mình. Dạy học TiếngViệt trong nhà trường nhằm hình thành cho HS những kĩ năng, kĩ xảo về ngôn ngữ và cácthao tác tư duy. Mục tiêu dạy học sẽ chi phối việc lựa chọn dạy những gì thiết thực đối với trẻem. Môn học Tiếng Việt cần đảm bảo cho HS những mẫu đúng đắn của ngôn ngữ văn hoá,giáo dục cho HS văn hoá giao tiếp, dạy cho các em biết truyền đạt tư tưởng, hiểu biết, tìnhcảm của mình một cách, chính xác và biểu cảm.Quan niệm về mục tiêu môn học khác nhau là cơ sở để đề xuất chương trình khác nhau.Nếu mục tiêu cơ bản của dạy tiếng mẹ đẻ trong nhà trường là hình thành và phát triển kĩ năngkĩ xảo hoạt động lời nói cho HS thì cần phải biết lựa chọn những tài liệu lí thuyết đủ trang bịcho các em nắm những kĩ năng chính âm, chính tả, ngữ pháp.2.3. Căn cứ thành tựu của các khoa học cơ bản, khoa học cơ sở và phương pháp dạy họcMấy chục năm qua, Ngôn ngữ học, Việt ngữ học, Tâm lý học, Giáo dục học và phươngpháp dạy tiếng đã có những bước phát triển vượt bậc, tạo điều kiện cho việc xây dựng mộtchương trình Tiếng Việt tiểu học mới. Về ngôn ngữ học, việt ngữ học, xu hướng nghiên cứungôn ngữ, nghiên cứu Tiếng Việt theo quan điểm hành chức, nghiên cứu ngôn ngữ và TiếngViệt trong giao tiếp đã được chú ý, dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ của ngữ dụng học bên cạnhxu hướng nghiên cứu ngôn ngữ trong hệ thống, theo cấu trúc. Các thành tựu nghiên cứu về lýthuyết hội thoại, về giao tiếp ngôn ngữ… đã mang lại những cơ sở vững chắc cho sự pháttriển phương pháp dạy học tiếng trong giao tiếp và bằng giao tiếp.17Về mặt tâm lý học, giáo dục học, việc xác định vai trò chủ động tích cực của người họctrong quá trình dạy học, trong việc phát triển nhân cách và trí tuệ của người học đã dẫn tới sựnhấn mạnh về phương pháp học tập, phương pháp giải quyết vấn đề, chuyển từ cách học thụđộng nặng về ghi nhớ sang cách học chủ động kết hợp ghi nhớ với hoạt động chiếm lĩnh kiếnthức.2.4. Sự kế thừa các thành tựu dạy Tiếng Việt trong những năm qua và tiếp thu kinh nghiệmdạy tiếng mẹ đẻ của thế giớiMột thế kỉ qua, đặc biệt là sau Cách mạng tháng Tám, việc sử dụng Tiếng Việt ở nướcta đã có những bước tiến quan trọng và đạt được những thành tựu to lớn. Chữ quốc ngữ đã trởthành phương tiện văn tự chính để ghi Tiếng Việt. Tiếng Việt được dùng chính thức trongnhà trường, trong các văn bản hành chính, công vụ, trong khoa học, văn học nghệ thuật…Trong nhà trường, từ chỗ không có chương trình dạy Tiếng Việt, đến thập kỉ 80 – 90của thế kỉ XX, chúng ta đã có hai, ba chương trình, đáp ứng từng giai đoạn khác nhau củagiáo dục nước nhà. Mỗi chương trình hướng tới một loại đối tượng [chương trình Tiếng Việtcho học sinh người Việt, chương trình Tiếng Việt cho học sinh các dân tộc vùng khó khăn,chương trình Tiếng Việt thực nghiệm của Công nghệ giáo dục…]. Chương trình Tiếng ViệtTiểu học – 2000 [được điều chỉnh theo Quyết định 16/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo] đã kế thừa tất cả những ưu điểm của các chương trình và sách giáo khoa đã có trướcđây.Mặt khác, chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học – 2006 cũng tiếp thu nhiềukinh nghiệm và thành tựu dạy tiếng mẹ đẻ của các nước trên thế giới.2.5 Căn cứ điều kiện dạy học ở tiểu học hiện nay trên phạm vi cả nướcCơ sở vật chất, thiết bị dạy học … Những điều kiện này ở các vùng khác nhau rấtkhông đồng đều, có nhiều nơi trường lớp chưa đủ, các thiết bị dạy học Tiếng Việt còn thiếu,giáo viên trình độ thấp…. Những điều này cần được tính toán đầy đủ khi xây dựng chươngtrình.3. Những nguyên tắc xây dựng chương trình Tiếng Việt3.1. Nguyên tắc khoa họcNguyên tắc khoa học đòi hỏi môn Tiếng Việt phải đảm bảo tính chính xác, hiện đại nộidung dạy học. Nguyên tắc này cần được xem xét trong mối quan hệ với nguyên tắc vừa sức.Cấu tạo chương trình phải phù hợp logíc phát triển của khoa học Tiếng Việt, đồng thời hệthống các tri thức của môn học, trật tự sắp xếp các tài liệu theo từng lớp học phải phù hợplôgíc phát triển tâm lí và khả năng nhận thức của HS.Nguyên tắc khoa học yêu cầu về tính hệ thống đảm bảo cho sự kế thừa và phát triển trithức, kĩ năng kĩ xảo, xác định rõ những mối quan hệ khác nhau không chỉ đối với cái mới màcòn đối với tri thức cũ như là yếu tố của một hệ thống trọn vẹn và thống nhất.2. Nguyên tắc sư phạm18Nguyên tắc sư phạm đòi hỏi chương trình môn học phải thống nhất với mục tiêu giáodục chung, đích cuối cùng là hình thành cho HS những phẩm chất tốt đẹp của người lao độngmới. Chương trình Tiếng Việt, các ngữ liệu, nội dung văn bản lựa chọn phải hướng tới giáodục và hình thành nhân cách cho HS.Nguyên tắc sư phạm nói về tính vừa sức của chương trình phải phù hợp với tâm lí nhậnthức của HS tiểu học.2. Nguyên tắc thực tiễnNguyên tắc thực tiễn đòi hỏi việc xây dựng chương trình Tiếng Việt phải tính toán đầyđủ điều kiện dạy học cụ thể ở từng địa phương trên toàn quốc. Chương trình phải xác địnhđược chuẩn tối thiểu của môn học, đồng thời phải có sự mềm dẻo nhất định để có khả năngthực thi ở các vùng miền khác nhau.4. Nguyên tắc biên soạn và tiêu chuẩn của sách giáo khoa Tiếng Việt4.1 Nguyên tắc biên soạn sách giáo khoa Tiếng Việt4.1.1 Nguyên tắc giao tiếpĐể thực hiện mục tiêu: “Hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt[nghe, đọc, nói, viết] để học tập, giao tiếp trong môi trường hoạt động lứa tuổi”, SGK TiếngViệt lấy nguyên tắc dạy giao tiếp làm định hướng cơ bản.Hoạt động giao tiếp gồm các hành vi giải mã [nhận thông tin] và kí mã [phát thông tin]trong ngôn ngữ. Mỗi hành vi đều có thể thực hiện bằng hai hình thức khẩu ngữ [nghe, nói] vàbút ngữ [đọc, viết].Quan điểm giao tiếp được thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và phương phápdạy học. Về nội dung, thông qua các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chínhtả, Tập làm văn, sách giáo khoa tổ chức rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinhthông qua các phân môn như:-Phân môn Tập đọc rèn cho học sinh các kĩ năng đọc, nghe và nói.-Phân môn Luyện từ và câu, cung cấp kiến thức về Tiếng Việt, rèn cả 4 kĩ năng đọc,viết, nghe, nói.-Phân môn Chính tả rèn kĩ năng viết và nghe.-Phân môn Tập viết chủ yếu rèn kĩ năng viết.-Phân môn Kể chuyện rèn kĩ năng nói và nghe.-Phân môn Tập làm văn rèn tất cả các kĩ năng nghe, nói, đọc và viết.Sách giáo khoa dạy cho học sinh nhiều kĩ năng phục vụ giao tiếp thông thường, chẳnghạn:19-Các nghi thức lời nói như: chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, đồng ý, không đồng ý, từ chối…-Các kĩ năng giao tiếp trong cộng đồng [viết thư, gọi điện, viết đơn, phát biểu, điềukhiển cuộc họp...].Về phương pháp dạy học, các kĩ năng nói trên được hình thành thông qua nhiều bài tậpmang tính tình huống, phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên.4.1.2 Nguyên tắc tích hợpTích hợp là tổng hợp trong một đơn vị học, thậm chí một tiết hay một bài tập nhiềumảng kiến thức và kĩ năng liên quan đến nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiếtkiệm thời gian học tập cho người học.Dựa vào mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học, sách giáo khoa đã tích hợp kiến thứcTiếng Việt với các mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con người và xã hội thông quacác chủ điểm học tập theo nguyên tắc đồng quy. Bằng việc tổ chức hệ thống bài đọc, bài họctheo chủ điểm, sách giáo khoa dắt dẫn học sinh đi dần vào các lĩnh vực của đời sống, qua đótăng cường vốn từ, vốn diễn đạt của các em về nhà trường, gia đình và xã hội, đồng thời mởrộng cánh cửa cho các em bước vào thế giới xung quanh và soi vào thế giới tâm hồn củachính mình.Ở lớp 1, học sinh được học theo các chủ điểm tương đối rộng: Nhà trường, Gia đình,Thiên nhiên và Đất nước. Lên lớp 2, các chủ điểm được chia nhỏ hơn. Thí dụ: chủ điểm Nhàtrường và Gia đình ở lớp 2 được chia thành 8 chủ điểm nhỏ: Em là học sinh, Bạn bè, Trườnghọc, Thầy cô, Cha mẹ, Anh em, Ông bà, Bạn ở trong nhà. Lớp 3, ngoài các chủ điểm đã họcở lớp 1 và 2, học sinh được tiếp cận với các chủ điểm mới mở rộng hơn như Quê hương,Cộng đồng, Bắc Trung Nam, Ngôi nhà chung, Khoa học, Thể thao, Lễ hội...Việc chia nhỏ cácchủ điểm phù hợp với sự phát triển nhận thức của trẻ và giúp trẻ duy trì hứng thú học tập, loạitrừ cảm giác nhàm chán dễ xảy ra khi học một chủ điểm trong một thời gian quá dài.Các chủ điểm là bộ khung cho cả cuốn sách giáo khoa. Ở lớp 1, thời gian học dành chomỗi đơn vị học là 1 tuần; các chủ điểm lần lượt trở đi trở lại theo kiểu đồng tâm xoáy ốc; mỗilần trở lại là một lần khai thác sâu hơn. Từ lớp 2 trở lên, mỗi chủ điểm được dạy trong 2 tuần,vòng đồng tâm xoáy ốc thưa hơn. Phải sau một năm, học sinh mới trở lại với chủ điểm đãhọc.Tính tích hợp của bộ sách còn thể hiện ở sự gắn bó giữa các bài học trong phân mônhọc, sự gắn bó các phân môn trong môn học.4.1.3 Nguyên tắc tích cực hoá hoạt động của học sinhMột trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới chương trình, SGK là đổi mớiphương pháp dạy và học: chuyển từ phương pháp truyền thụ sang phương pháp tích cực hoáhoạt động của người học, trong đó thầy đóng vai trò tổ chức hoạt động của HS, mỗi HS đềuđược hoạt động, đều được bộc lộ mình và phát triển.Theo nguyên tắc tích hoá hoạt động của HS, SGK không trình bày kiến thức như mộtkết quả có sẵn mà xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn HS học sinh thực hiện các20hoạt động nhằm chiếm lĩnh kiến thức và phát triển các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt; còn SGVcó nhiệm vụ hướng dẫn thầy cô giáo cách thức cụ thể để tổ chức hoạt động học cho HS.4.2 Các tiêu chuẩn của sách giáo khoa Tiếng Việt4.2.1 Trình bày các kiến thức lí thuyết cơ bản về Tiếng Việt, những quy tắc và các định nghĩađảm bảo tính khoa học, tính hệ thống, dễ hiểu đối với học sinh.4.2.2 Góp phần giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng cho HS thế giới quan duy vật biện chứng pháttriển ở các em tư duy logíc và lòng yêu mến sự giàu đẹp của Tiếng Việt.4.2.3 Đưa vào số lượng vừa đủ bài tập sao cho chúng vừa phong phú, đa dạng vừa có hiệuquả thiết thực và sắp xếp một cách hợp lí.4.2.4 Sách hay về nội dung, hấp dẫn về hình thức, nhiều bài đọc mang tính truyện để tăngtính hấp dẫn, làm cho học sinh ham học. Chú trọng vai trò của kênh hình [tranh ảnh, màusắc].5. Cấu trúc nội dung chương trình5.1. Các bộ phận của chương trình:Chương trình Tiếng Việt Tiểu học – 2006 gồm những bộ phận sau:-Kĩ năng sử dụng Tiếng Việt [đọc, viết, nghe, nói].-Tri thức Tiếng Việt [một số hiểu biết cơ sở, tối thiểu về ngữ âm, chính tả, ngữ nghĩa,ngữ pháp…].-Tri thức về văn học, về tự nhiên và xã hội [một số hiểu biết tối thiểu về văn học vàcách tiếp cận chúng, về con người, về đời sống tinh thần và vật chất, về đất nước và dân tộcViệt Nam…].5.2. Cấu trúc hai giai đoạn của chương trình:5.2.1] Giai đoạn 1 [các lớp 1,2,3]Nội dung dạy học giai đoạn này có nhiệm vụ: Hình thành những cơ sở ban đầu cho việchọc đọc, học viết; định hướng cho việc học nghe, học nói trên cơ sở vốn Tiếng Việt mà trẻem đã có.Yêu cầu cơ bản với học sinh ở giai đoạn này là: Đọc thông thạo và hiểu đúng một vănbản ngắn; viết rõ ràng, đúng chính tả; nghe chủ động; nói chủ động, rành mạch.Những bài học ở giai đoạn này chủ yếu là bài học thực hành đọc, viết, nghe, nói. Trithức Tiếng Việt không được dạy thành bài riêng mà được rút ra từ những bài thực hành, đượcthấm vào học sinh một cách tự nhiên qua hoạt động thực hành. Ví dụ, học âm e, sau đó viếtcon chữ e. Những tri thức về âm – chữ cái, về tiếng [âm tiết] – chữ, về thanh điệu – dấu ghithanh đều được học qua những bài dạy chữ. Những tri thức về câu trong hội thoại [câu hỏi,đáp và dấu câu] cũng không được dạy qua bài lý thuyết mà học sinh được hình dung cụ thể21trong một văn bản cụ thể. Trình độ nắm tri thức của học sinh ở giai đoạn này cũng chỉ dừng ởmức: các em nhận diện được và sử dụng được các đơn vị của Tiếng Việt, các quy tắc sử dụngTiếng Việt trong lúc đọc, viết, nghe, nói. Phần tri thức có trong nội dung chương trình củacác lớp 1,2,3 chỉ có ý nghĩa xác định những tri thức học sinh cần làm quen.5.2.2] Giai đoạn 2 [các lớp 4,5]Nội dung chương trình giai đoạn này nhằm phát triển các kĩ năng đọc, viết, nghe, nóilên một mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn, trong đó yêu cầu viết hoàn chỉnh một số văn bản,yêu cầu đọc – hiểu được đặc biệt coi trọng.Học sinh ở giai đoạn này đã được cung cấp những khái niệm cơ bản về một số đơn vịngôn ngữ và quy tắc sử dụng Tiếng Việt làm nền móng cho việc phát triển kĩ năng. Bên cạnhnhững bài học thực hành [ở giai đoạn trước], các em được học các bài về tri thức Tiếng Việt[từ vựng, ngữ pháp, văn bản, phong cách…]. Những bài học này cũng không phải là lý thuyếtđơn thuần, được tiếp nhận hoàn toàn bằng con đường tư duy trừu tượng, mà chủ yếu vẫnbằng con đường nhận diện, phát hiện trên những ngữ liệu đã đọc, viết, nghe, nói; rồi sau đómới khái quát thành những khái niệm.Nội dung chương trình môn Tiếng Việt mỗi năm học 35 tuần. Nó gồm 8 phân môn. Sốtiết học trong từng phân môn của các lớp được phân bố trong chương trình khung như sau:PhânHọcTậpKểChínhTậpLuyệntừ &câuTậpTổngmônvầnTVđọcchuyệntảviếtlàmvăncộng61212312111932,50,52111842112285211228[*]Lớp1102210[*] Học vần được học ở 24 tuần đầu lớp 1 theo qui định một đơn vị học gồm 02 tuần:Tuần thứ nhất học 05 bài học vần, mỗi bài 2 tiết; tuần thứ 2 học 04 bài học vần, mỗi bài 2tiết, 02 tiết của tuần thứ hai dạy tập viết các nội dung đã học vần ở cả hai tuần học. Các phânmôn trong phần Luyện tập tổng hợp [gồm Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, tập viết] được họctừ tuần 25 trở đi.6. Trọng tâm và điểm khó của chương trình:6.1. Các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt là trọng tâm của chương trìnhXuất phát từ mục tiêu của môn học, các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trở thành trọng tâmhọc và luyện tập suốt bậc tiểu học. Kĩ năng sử dụng Tiếng Việt là một hệ thống kĩ năng đặcbiệt, vừa liên quan đến hoạt động của bộ não, của tư duy vừa liên quan đến hoạt động củamột số giác quan. Nó mang tính hệ thống cao, là hệ thống của các hệ thống. Nó gắn liền vớivăn hóa ứng xử, mang đậm tính dân tộc, gắn với vốn kinh nghiệm, vốn hiểu biết của cá nhân.Nó còn mang tính thực hành cao, gắn liền với các dạng hoạt động lời nói, các tình huống giaotiếp.6.2. Luyện tập các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trên hai phương diện gắn với hoạt động củacác giác quan và hoạt động tư duyĐề cao việc học tập các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt là điểm mới và điểm khó củachương trình. Để giảng dạy tốt các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt cần nắm được hai phươngdiện của các kĩ năng này: phương diện kĩ thuật và phương diện thông hiểu nội dung. Mộtngười muốn nói hoặc viết được trước tiên phải xây dựng nội dung các thông báo [lập mã] sauđó truyền thông báo đi [bằng âm thanh hoặc chữ viết]. Một người muốn nghe hoặc đọc đượctrước tiên phải tiếp nhận được các thông báo [qua con đường nghe các âm thanh hoặc đọc cácchữ viết] sau đó phải giải mã để hiểu được các nội dung chứa trong thông báo đó.Phương diện thông hiểu nội dung hoặc diễn đạt đúng nội dung gắn liền với các hoạtđộng của bộ não. Hàng loạt thao tác tư duy được huy động [lựa chọn, phân tích, tổng hợp,khái quát, hệ thống…] để đưa các ý cần nói hoặc viết vào thông báo [khi lập mã] hoặc rút racác ý gửi gắm trong thông báo [khi giải mã].Rất khó tách rời hai phương diện này trong kĩ năng nghe hoặc nói, đọc hoặc viết. Nhiềukhi nội dung thông báo được gửi gắm ngay trong các động tác có tính chất kĩ thuật. Lúc đóngười giải mã phải tìm cách hiểu được cả các nội dung đó. Ví dụ, kéo dài giọng nói của mộttừ, một ngữ nào đó của thông báo, giọng đọc diễn cảm một văn bản có thể cho người nghebiết một thông tin có khi còn quan trọng hơn cả thông tin trong chính thông báo. Song điềuấy không xoá nhoà được hai phương diện của các kĩ năng nghe, nói, đọc viết.Chương trình Tiếng Việt tiểu học chú ý dạy học sinh phương diện kĩ thuật của các kĩnăng dạy đọc thành tiếng và đọc thầm, dạy viết chữ, dạy nói rõ ràng, to; dạy phân biệt cácâm, vần dễ lẫn lộn khi nghe… Chương trình còn chú ý dạy nhiều hơn các kĩ năng gắn vớiviệc thông hiểu nội dung, sự diễn đạt đúng nội dung các văn bản hoặc thông báo. Trong kĩnăng nghe có mục “nghe hiểu”, trong kĩ năng đọc có mục “đọc hiểu”, trong kĩ năng nói cómục “nói trong hội thoại, nói thành bài”… Các mục này đề ra mức độ và yêu cầu luyện tậpcác kĩ năng gắn với sự thông hiểu nội dung.6.3.Luyện tập kĩ năng sử dụng Tiếng Việt ở tất cả các cấp độ, từ thấp đến cao23Các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt là một hệ thống phức hợp các kĩ năng bộ phận và kĩnăng tổng hợp. Nói cách khác mỗi kĩ năng sử dụng Tiếng Việt là một hệ thống phức tạp.Ví dụ, về kĩ năng viết, để viết được một văn bản hoàn chỉnh, học sinh phải huy động cảmột hệ thống nhiều kĩ năng bộ phận. Trước hết là kĩ năng viết chữ [viết con chữ, tiếng, từ ...],sau đó là kĩ năng viết đúng [về chính tả, về từ, về câu], các kĩ năng lựa chọn sắp xếp tư liệu, ýtứ để tạo thành dàn bài; kĩ năng liên kết câu, liên kết đoạn, dựng đoạn văn ... để thành bàihoàn chỉnh; kĩ năng kiểm tra, sửa chữa bài viết và đánh giá kết quả...Do vậy, việc tổ chức dạy luyện tập kĩ năng sử dụng Tiếng Việt được chia nhỏ thành cáckĩ năng bộ phận và gắn với yêu cầu mức độ luyện tập khác nhau ở từng lớp [nhất là ở các lớp1,2,3]. Chỉ khi đã thành thạo các kĩ năng bộ phận, chương trình mới tiến tới việc luyện tậpcác kĩ năng tổng hợp [chủ yếu ở lớp 4, 5].6.4. Kết hợp luyện tập các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt với việc học văn hoá ứng xử bằngngôn ngữ của người Việt, tích luỹ kinh nghiệm giao tiếpDạy luyện tập kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong các dạng hoạt động lời nói, và các tìnhhuống giao tiếp đa dạng là một nguyên tắc quan trọng trong việc thực hiện chương trìnhTiếng Việt tiểu học. Bởi lẽ, ngôn ngữ có quan hệ chặt chẽ với văn hóa của một dân tộc, nhấtlà văn hóa ứng xử. Thông qua các bài tập thực hành đơn giản như giới thiệu về bản thân, giađình, lớp học, bạn bè ... theo mục đích nhất định, học sinh được luyện tập về các kĩ năng ứngxử trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.Ví dụ, về dạy luyện tập kĩ năng nói, chương trình đã qui định có hai dạng kĩ năng cầnrèn luyện: nói trong hội thoại, và nói thành bài. Hai dạng kĩ năng này được dạy ở tất cả cácphân môn Tiếng Việt theo quan điểm tích hợp đã trình bày ở trên, thông qua nhiều dạng bàitập như:-Dựa vào kênh hình, tập nói thành câu, đoạn, bài.-Dựa vào câu hỏi gợi ý hoặc câu nêu ý chính, tập nói thành câu, đoạn, bài.-Dựa vào thực tế và kinh nghiệm của bản thân để nói thành lời.-Thực hành luyện nói bằng hình thức trò chơi hội thoại...Điều quan trọng là các bài thực hành dạy luyện nói đều cố gắng tạo ra môi trường giaotiếp bằng cách đưa ra các tình huống ứng xử cụ thể, các hoàn cảnh giao tiếp phù hợp với yêucầu rèn luyện.6.5. Dạy tri thức Tiếng Việt gắn với việc rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng ViệtKĩ năng sử dụng Tiếng Việt giúp học sinh nhận diện, phát hiện, hoàn thiện các tri thứcTiếng Việt; ngược lại, tri thức Tiếng Việt góp phần ý thức hóa kĩ năng sử dụng Tiếng Việtcủa học sinh.Để thực hiện yêu cầu này, chương trình quy định hai mức độ học tri thức Tiếng Việt. Ởlớp 1,2,3, tri thức Tiếng Việt không có tiết học riêng. Các đơn vị tri thức quy định cho 3 lớphọc này giúp giáo viên có cơ sở lí luận để dạy các kĩ năng cho học sinh, chưa yêu cầu học24sinh phải học thành bài các khái niệm, quy tắc. Ngược lại, ở các lớp 4 và 5, tri thức TiếngViệt được dạy thành các tiết học riêng sắp xếp thành hệ thống [mặc dù chỉ là tri thức sơ giản]và vẫn gắn với việc luyện tập các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt.7. Nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt các lớp7.1. Sách Tiếng Việt 1Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 gồm 2 tập:Tiếng Việt 1 tập 1*.Dạy âm vầnBố trí theo thứ tự:-Âm đầu + âm chính [la].-Âm chính + âm cuối [an].-Âm đầu + âm chính + âm cuối [lan].-Âm đầu + âm đệm + âm chính + âm cuối [loan].* Kết hợp dạy âm, vần với rèn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.Tiếng Việt 1, tập 2-Từ tuần 18 đến tuần 21 [chương trình điều chỉnh đến tuần 24] tiếp tục học xong phầnvần.-Từ tuần 22 trở đi [chương trình điều chỉnh học từ tuần 25]: luyện tập tổng hợp, sách cócấu trúc mỗi tuần học 10 tiết gồm:+ Tập đọc 3 văn bản [6 tiết].+ Chính tả: 2 tiết.+ Kể chuyện: 1 tiết.+ Tập viết: 1 tiết.-Đặc điểm của hệ thống văn bản:+ Các văn bản thuộc 2 loại: văn bản ngôn ngữ nghệ thuật [khoảng 70%] và văn bảnthuộc các phong cách ngôn ngữ khác nhau, gồm nhiều thể loại: ca dao, đồng dao, tục ngữ,thơ, văn xuôi, truyện kể ngắn.+ Văn xuôi [gần 70%] được dạy xen kẽ với văn vần.25