Cờ tướng được phát minh ở đâu

Một ván chơi cờ Tướng được tiến hành giữa hai người, một người cầm quân Trắng (hay Đỏ), một người cầm quân Đen (hay Xanh lá cây). Mục đích của mỗi người là tìm mọi cách đi quân trên bàn cờ theo đúng luật để chiếu bí Tướng (hay Soái, hoặc Suý) của đối phương và giành thắng lợi

Bàn cờ và quân cờ

Tướng, Sỹ và Cửu cung

Bàn cờ là một hình chữ nhật do 9 đường dọc và 10 đường ngang cắt nhau vuông góc tại 90 điểm hợp thành. Một khoảng trống gọi là sông (hay hà) nằm ngang giữa bàn cờ, chia bàn cờ thành hai phần đối xứng bằng nhau. Mỗi bên có một cung Tướng hình vuông (Cửu cung) do 4 ô hợp thành tại các đường dọc 4, 5, 6 kể từ đường ngang cuối của mỗi bên, trong 4 ô này có vẽ hai đường chéo xuyên qua.

Theo quy ước, khi bàn cờ được quan sát chính diện, phía dưới sẽ là quân Trắng (hoặc Đỏ), phía trên sẽ là quân Đen. Các đường dọc bên Trắng (Đỏ) được đánh số từ 1 đến 9 từ phải qua trái. Các đường dọc bên Đen được đánh số từ 9 tới 1 từ phải qua trái.

Ranh giới giữa hai bên là “sông” (hà). Con sông này có tên là “Sở hà Hán giới” (楚河漢界)- con sông định ra biên giới giữa nước Sở và nước Hán. Theo lịch sử Trung Hoa cổ thì khởi nghiệp nhà Hán, Lưu Bang có cuộc chiến liên miên với Sở vương là Hạng Vũ. Cuộc chiến giữa hai bên làm trăm họ lầm than. Hạng Vũ bèn nói với Hán vương: “Mấy năm nay thiên hạ khốn khổ chỉ vì hai chúng ta. Bây giờ quyết một trận sống mái để khỏi làm khổ thiên hạ nữa”. Hán vương trả lời: “Ta chỉ đấu trí chứ không thèm đấu sức”. Hai bên giáp mặt nhau ở khe Quảng Vũ. Hán vương bèn kể 10 tội lớn của Hạng vương, Hạng vương tức giận dùng nỏ bắn trúng Hán vương, Hán vương đeo tên chạy vào Thành Cao. Hai bên giữ vững đất của mình. Mãi đến khi thấy không còn đủ lực lượng để triệt hạ lẫn nhau, hai bên mới chịu giao ước chia đôi thiên hạ: từ Hồng Câu về Tây thuộc Hán, từ Hồng Câu về Đông thuộc Sở. Từ điển tích này, người ta hình dung bàn cờ Tướng như hai quốc gia Hán và Sở, coi ranh giới là một dòng sông. Cho tới nay, trên các bàn cờ Tướng, ở khoảng “hà” nằm chính giữa, chia đôi bàn cờ, người ta thường ghi “Sở hà Hán giới” (bằng chữ Hán) là vì như vậy.Mỗi ván cờ lúc bắt đầu phải có đủ 32 quân, chia đều cho mỗi bên gồm 16 quân Trắng (Đỏ) và 16 quân Đen, gồm 7 loại quân. Tuy tên quân cờ của mỗi bên có thể viết khác nhau (ký hiệu theo chữ Hán) nhưng giá trị và cách đi quân của chúng lại giống nhau hoàn toàn. Bảy loại quân có ký hiệu và số lượng cho mỗi bên như sau:

Đây loại cờ có từ khoảng thế kỷ 7. Cờ Tướng được bắt nguồn từ Saturanga, một loại cờ cổ được phát minh ở Ấn Độ từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 6 (trước cờ Tướng khoảng 200 năm). Chính Saturanga được phát minh từ Ấn Độ, sau đó đi về phía tây, trở thành cờ vua và đi về phía Đông trở thành cờ Tướng. Người Trung Quốc cũng đã thừa nhận điều này.Lịch sử

Cờ Tướng cổ đại không có quân Pháo. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất là quân Pháo được bổ sung từ thời nhà Đường (sau năm 618), là quân cờ ra đời muộn nhất trong bàn cờ Tướng, bởi cho tới thời đó, con người mới tìm ra vũ khí pháo để sử dụng trong chiến tranh. Tuy nhiên, người Trung Hoa đã cải tiến bàn cờ Saturanga như sau: Họ không dùng “ô”, không dùng hai màu để phân biệt ô, mà họ chuyển sang dùng “đường” để đặt quân và đi quân. Chỉ với động tác này, họ đã tăng thêm số điểm đi quân từ 64 của Saturanga lên 81.

Đã là hai quốc gia đối kháng thì phải có biên giới rõ ràng, từ đó, họ đặt ra “hà”, tức là sông. Khi “hà” xuất hiện trên bàn cờ, 18 điểm đặt quân nữa được tăng thêm. Như vậy, bàn cờ Tướng bây giờ đã là 90 điểm so với 64, đó là một sự mở rộng đáng kể. Tuy nhiên, diện tích chung của bàn cờ hầu như không tăng mấy (chỉ tăng thêm 8 ô) so với số điểm tăng lên tới 1 phần 3. Đã là quốc gia thì phải có cung cấm (宮) và không thể đi khắp bàn cờ như kiểu trò chơi Saturanga được. Thế là “Cửu cung” đã được tạo ra. Điều này thể hiện tư duy phương Đông hết sức rõ ràng.

Bàn cờ Saturanga có hình dáng quân cờ là những hình khối, nhưng cờ Tướng thì quân nào trông cũng giống quân nào, chỉ có mỗi tên là khác nhau, lại được viết bằng chữ Hán. Đây có thể là lý do khiến cờ Tướng không được phổ biến bằng cờ vua, chỉ cần liếc qua là có thể nhận ra đâu là Vua, đâu là Hoàng hậu, kỵ sỹ, v.v. Tuy nhiên, đối với người Trung Hoa thì việc thuộc mặt cờ này là không có vấn đề gì khó khăn. Có lẽ việc cải tiến này cũng một phần là do điều kiện kinh tế bấy giờ chưa sản xuất được bộ cờ có hình khối phức tạp như cờ vua. Cờ Tướng không phải là một trò chơi sang trọng, muốn tạo ra một bàn cờ Tướng cực kỳ đơn giản, chỉ cần lấy que vạch xuống nền đất cũng xong, còn cờ vua thì mất công hơn nhiều khi phải tạo ra các ô đen/trắng xen kẽ nhau. Gần đây ngày càng có nhiều ý kiến đề nghị cải cách hình dáng các quân cờ Tướng và trên thực tế người ta đã đưa những phác thảo của những bộ quân mới bằng hình tượng thay cho chữ viết, nhất là khi cờ Tướng được chơi ở những nước không sử dụng tiếng Trung Quốc.

Với sự thay đổi bố cục bàn cờ, người Trung Hoa đã phải có những điều chỉnh để lấy lại sự cân bằng cho bàn cờ. Đó chính là những ngoại lệ mà người chơi phải tự nhớ. (Xem thêm phần Mã, Tướng).

Xuất xứ tên gọi

Trong trò chơi dân gian Cờ Tướng, bàn cờ Tướng thật sự là một trận địa sinh động, có tầng có lớp và thật hoàn hảo: đủ các binh chủng trên chiến trường, công có, thủ có, các quân được chia thành ba lớp xen kẽ hài hoà. Lại còn có cả sông, cung cấm. Hình tượng quốc gia hoàn chỉnh, có vua tôi, có 5 binh chủng, có quan ở nhà, quân ra trận v.v…, vừa có ý nghĩa, vừa mang sắc thái phương Đông rõ nét, vì vậy người Trung Hoa đặt tên cho cờ này là Tượng kỳ (象棋) với ý nghĩa “tượng” là hình tượng, tức là cờ có đầy đủ ý nghĩa được thể hiện bằng hàng loạt các hình tượng.
Tuy nhiên, cũng có một số tài liệu lý giải rằng, vì Trung Hoa không có voi, khi tiếp nhận Saturanga thấy trong các quan có quân voi lạ nên người Trung Hoa bèn gọi là “tượng kỳ” để kỷ niệm một loại cờ lạ có con voi. Như thế có người suy ra “tượng kỳ” có nghĩa là cờ voi.

Mà có khi chữ “tượng” là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên cả hai ý nghĩa trên, vì chữ “tượng” chỉ có một cách viết mà thôi và nó có hình dáng con voi thật. Ở Việt Nam thì từ xưa tới nay vẫn gọi là cờ Tướng chứ không ai gọi là cờ tượng cả. Tướng cầm đầu thì phải gọi là cờ Tướng. Đó cũng là nét hay của ngôn ngữ Việt, dễ gần gũi, dễ hiểu. Khi cờ vua du nhập vào Trung Quốc, họ gọi nó bằng cái tên rất dài là “Quốc tế tượng kỳ” (cờ voi thế giới) và cho đến nay họ vẫn gọi như vậy, trong khi người Việt chỉ gọi một tên ngắn gọn lại là cờ vua.

Bạn đang tìm hiểu thông tin cờ tướng nguồn gốc từ đâu? Cờ tướng xuất phát từ nước nào? Một số thông tin cụ thể dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nội dung này.

Cờ tướng được phát minh ở đâu

Cờ tướng có nguồn gốc từ đâu?

Lâu nay, nguồn gốc của cờ tướng đang là vấn đề được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Trung Quốc hay Ấn Độ phát minh ra bộ môn trí tuệ này? Thực tế trên thế giới hiện nay có hai quan điểm liên quan đến thắc mắc cờ tướng xuất xứ từ đâu.

  • Do lục bác phát triển: Bộ môn này du nhập từ Ấn Độ sau đó phát triển thành Saturanga. Tiếp đó, chúng đã được du nhập vào Trung Quốc rồi kết hợp với cờ tướng bản địa để phát triển thành bộ môn cờ tướng như hiện nay.
  • Cờ tướng do cờ Saturanga phát triển bởi một người Ấn Độ. Sau đó, chúng du nhập vào Trung Quốc mà không liên quan gì đến cờ Lục bác.

Theo các chuyên gia gia giả thiết một được ủng hộ từ những trang web của Trung Quốc. Với giả thiết này, cờ tướng có từ Trung Quốc từ lâu đời, trước khi người Ấn Độ có cờ Saturanga. Một số tác phẩm từ thời Chiến Quốc như Thuyết Uyển hay Chiêu hồn Sở Từ cũng đã nhắc đến cờ tướng. Còn giả thiết thứ hai lại được các chuyên gia ủng hộ.

Song cả hai lý thuyết đều cho rằng, cờ tướng ra đời từ thế kỷ VII với xuất xứ liên quan đến Saturanga của Ấn Độ. Loại cờ này được phát minh từ thế kỷ V – VI, trước cờ tướng vào khoảng 200 năm. Sau đó, cờ Saturanga du nhập vào phương Tây phát triển thành cờ vua còn khi đến với các nước phương Đông được phát triển thành cờ tướng.

>>Chọn ngay một bàn cờ tướng đẹp để luyện chơi hàng ngày

Cờ tướng được phát minh ở đâu

Trung Quốc phát triển cờ tướng thế nào?

Với những thông tin này chắc bạn đã hiểu cờ tướng nguồn gốc từ đâu. Sau đó, người Trung Quốc tiếp tục cải tiến để giúp bộ cờ tướng hoàn thiện như bây giờ.

Cách đặt bàn cờ

Cụ thể là họ đặt quân cờ ở giao điểm các đường trên bàn cờ chứ không phải trên ô. Nhờ đó mà số điểm đi quân nâng lên từ 64 đến 81 và số quân hàng cuối từ 8 lên 9. Quân Tướng sẽ được đặt ở giữa trục bàn cờ và đặt thêm một quân Sỹ ở cạnh Tướng. Nhờ đó mà đảm bảo được tính cân đối của bàn cờ.

Bổ sung Cửu cung

Quan niệm rằng, quốc gia phải có cửu cung, Tướng và Sỹ không thể đi khắp bàn cờ như Saturanga. Vì thế mà Cửu cung được thêm vào bàn cờ tướng, đây cũng là cách thể hiện rõ ràng lối tư duy của người phương Đông phong kiến.

Thay đổi hình dáng quân cờ

Quân cờ trong Saturanga là những hình khối khác nhau còn trong cờ tướng thì những quân cờ giống nhau, khác trên ghi trên đầu được viết bằng chữ Hán. Hình dáng truyền thống của quân cờ là hình dẹt, phẳng được phát triển từ thời Tống.

Điều này được lý giải bởi điều kiện kinh tế lúc bấy giờ không đủ khả năng để phát triển các khối phức tạp như cờ Vua ở phương Tây. Hiện nay, do nhu cầu của người dùng, cờ tướng được tạo hình độc đáo hơn bằng hình tượng cụ thể thay cho chữ viết. Đặc biệt, ở nhiều nước chữ Hán đã được thay thế.

Cờ tướng được phát minh ở đâu

Ra đời quân Pháo

Pháo là quân cờ được bổ sung vào thời Đường. Do đặc trưng đặt quân trên đường giao nhau của các ô mà quân pháo trong cờ tướng có chỗ đứng. Nhiều người cũng cho rằng, quân Pháo xuất hiện muộn là do ngày xưa không có pháo binh.

Xuất xứ tên gọi cờ tướng

Như vậy, bạn đã hiểu rõ cờ tướng nguồn gốc từ đâu, nhưng bạn đã hiểu được cái tên cờ tướng từ đâu mà ra chưa?

Theo đó, bàn cờ tướng là trận địa sinh động có tầng lớp, đủ binh chủng ở trên chiến trường với khả năng công, thủ và các quân chia thành ba lớp xen kẽ với nhau. Ngoài ra, còn có cả ‘sông’, quan và quân ra trận…

Chính điều này mang sắc thái Phương Đông rõ rệt vì thế người Trung Quốc đã đặt chúng với tên gọi Tượng Kỳ. Trong đó, Tượng là hình tượng, cụ thể đây là loại cờ có đầy đủ ý nghĩa được thể hiện bằng hàng loạt các hình tượng.

Song nhiều người lại cho rằng, Trung Quốc không có voi nên khi tiếp cận với cờ Saturanga thấy có quân Voi, thấy lạ vì thế mà họ gọi là Tượng kỳ, điều này để kỷ niệm quân cờ kỳ lạ đó. Vì thế mà nhiều người giải thích tượng kỳ có nghĩa là cờ voi.

Còn ở Việt Nam loại cờ này từ xưa đến nay đã được gọi là cờ tướng chứ không phải cờ tượng. Chuyên gia giải thích, tướng cầm đầu vì thế cờ được gọi là Cờ Tướng, điều này cũng thể hiện sự gần gũi và dễ hiểu của tiếng Việt. Còn cờ Vua, sau khi vào Trung Quốc họ gọi với cái tên dài dòng và mỹ miều là “Quốc tế tượng kỳ” (cờ voi thế giới) và cho đến nay họ vẫn gọi như vậy, trong khi người Việt chỉ gọi một tên ngắn gọn lại là cờ vua.

Hy vọng rằng, với những thông tin này bạn có thể hiểu rõ cờ tướng nguồn gốc từ đâu, cờ tướng xuất phát từ nước nào. Tham khảo thật kỹ thông tin để có được hiểu biết cụ thể và chính xác nhất nhé.

Tôi là Quân Nguyễn – Tôi có sở thích và đam mê với bộ môn cờ tướng trên 20 năm. Hy vọng những thông tin chia sẻ của tôi sẽ đem đến cho bạn những điều thú vị và bổ ích.