Công cụ và dụng cụ là gì

Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động tham gia vào một hay nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng chưa đủ điều kiện để xếp vào tài sản cố định của doanh nghiệp. Trong thời gian sử dụng công cụ dụng cụ cũng bị hao mòn dần về mặt giá trị giống như tài sản cố định. Theo thông tư 45/2013/TT-BTC về chế độ quản lý và trích khấu hao tài sản cố định. Thì đối với những tư liệu lao động có giá trị nhỏ hơn 30.000.000 đồng không đủ điều kiện trở thành tài sản cố định thì được xếp vào loại công cụ dụng cụ.

2. Đặc điểm của công cụ dụng là gì? Phân loại công cụ dụng cụ.

 * Các đặc điểm của công cụ dụng cụ

– Có giá trị dưới 30.000.000 đồng.

– Mang đầy đủ đặc điểm của tài sản cố định hữu hình. Như:

+ Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.

+ Giá trị bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng.

+ Giữ được nguyên hình thái vật chất cho đến khi công cụ dụng cụ đó hỏng.

– Tùy vào tính chất và giá trị của công cụ dụng cụ mà khi đưa vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh kế toán cần tiến hành phân bổ.

  * Phân loại các nhóm công cụ dụng cụ.

Công cụ dụng cụ được phân loại như thế nào? Tùy vào từng đặc điểm, tác dụng quản lý mà công cụ dụng cụ được phân thành các loại khác nhau. Thông thường căn cứ để phân bổ công cụ dụng cụ dựa trên các tiêu chí sau:

  + Căn cứ vào phương pháp phân bổ.

  + Căn cứ vào nội dung công cụ, dụng cụ được hình thành.

  + Căn cứ vào công tác quản lý, công việc ghi chép của kế toán.

  + Căn cứ vào mục đích sử dụng.

Cụ thể:

BẢNG DANH MỤC CÔNG CỤ DỤNG CỤ.

Công cụ và dụng cụ là gì
                                               Phân loại các nhóm công cụ dụng cụ theo 1 số tiêu thức nhất định.

3. Phân bổ công cụ dụng cụ như thế nào?

Các tài sản, tư liệu sản xuất về không dùng để bán mà dùng cho hoat động sản xuất, kinh doanh. Nếu không đủ là điều kiện cố định thì được ghi nhận là công cụ dụng cụ.

Cách phân bổ công cụ dụng cụ được hướng dẫn tại Thông tư 96/2015/TT-BTC. Theo đó, các tài sản là công cụ dụng cụ được phân bổ dần vào chi phí nhưng tối đa KHÔNG QUÁ 3 NĂM (36 tháng).

Đặc biệt chú ý: Nếu kế toán phân bổ quá khung trích khấu hao nêu trên thì phần khấu hao của số tháng vượt quá sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Chúng ta có 3 cách phân bổ công cụ dụng cụ. Đó là:

– Phân bổ 1 lần.

– Phân bổ 50% giá trị.

– Phân bổ nhiều lần (thời gian được phân bổ tối đa không quá 36 tháng).

Cụ thể các cách phân bổ công cụ dụng cụ như sau:

Thứ nhất: Phân bổ công cụ 1 lần.

– Đặc điểm của công cụ dụng cụ phân bổ 1 lần là có giá trị nhỏ. Đồng thời có thời gian sử dụng không dài.

– Trường hợp phân bổ 1 lần kế toán sẽ hạch luôn tất cả giá trị của công cụ dụng cụ vào chi phí trong kỳ.

Thứ hai: Phân bổ công cụ dụng cụ 50% giá trị.

Cách phân bổ 50% có nghĩa là khi xuất công cụ dụng cụ kế toán sẽ phân bổ 50% (1 nửa) giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng vào chi phí trong kỳ. Trường hợp bộ phận sử dụng báo hỏng công cụ dụng cụ, kế toán tiến hành phân bổ nốt 50% giá trị công cụ dụng cụ còn lại.

Giá trị còn lại công cụ dụng cụ báo hỏng = Giá trị xuất dùng ban đầu/2 – Giá trị phế liệu liệu thu hồi (nếu có) – Tiền bồi thường (nếu có).

Thứ ba: Phân bổ công cụ dụng cụ nhiều lần (tối đa 36 tháng).

Các công cụ dụng cụ phân bổ theo phương pháp này thường có giá trị tương đối lớn, thời gian sử dụng dài.

Ví dụ: máy tính, máy chiếu, máy in…

Kế toán cần căn cứ vào giá trị và thời gian sử dụng của công cụ dụng cụ để dự kiến mức phân bổ sao cho phù hợp. Bên cạnh đó kế toán cần lập bảng phân bổ công cụ dụng cụ căn cứ vào giá trị và thời gian sử dụng đã dự kiến.

Trên đây là tổng quan về công cụ dụng cụ. Các bạn cần nắm được khái niệm công cụ dụng cụ là gì? Các đặc điểm và cách phân loại các nhóm công cụ dụng cụ. Mức giá trị để đưa tài sản, tư liệu sản xuất ghi nhận là công cụ dụng cụ. Đặc biệt là cách phân bổ công cụ dụng cụ một cách hợp lý để được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

Công cụ dụng cụ là một trong các loại tài sản của doanh nghiệp, nắm bắt được đặc điểm, cách phân bổ công cụ dụng cụ giúp cho bạn kiểm soát được lượng tài sản trong doanh nghiệp, tối ưu chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí vận hành doanh nghiệp. Hãy cùng GSOFT tham khảo những thông tin quan trọng sau đây để hiểu rõ công cụ dụng cụ là gì và vai trò của CCDC trong doanh nghiệp!

Mục lục

1. Công cụ dụng cụ là gì? Vai trò của công cụ dụng cụ trong vận hành doanh nghiệp

Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động, có thể tham gia vào một chu kỳ hay nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Công cụ dụng cụ là một trong những loại tài sản của doanh nghiệp, trong thời gian sử dụng thì cũng bị hao mòn giống như tài sản cố định hữu hình, tuy nhiên chưa đạt đủ điều kiện được công nhận là tài sản cố định hữu hình.

Công cụ và dụng cụ là gì

Theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC quy định tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể, tham gia nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất và phải thỏa mãn 3 điều kiện ghi nhận như: thu được lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tài sản, có thời gian sử dụng trên 1 năm và nguyên giá tài sản phải được xác định từ nguồn uy tín có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên.

Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động phục vụ cho các hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc vận hành doanh nghiệp.

Trong các hoạt động sản xuất, chi phí công cụ dụng cụ thường chiếm một tỷ trọng không hề nhỏ trong chi phí sản xuất kinh doanh. Do đó nên nếu phân bổ, quản lý công cụ dụng cụ hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp hạ thấp chi phí sản xuất, tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.

2. Đặc điểm của công cụ dụng cụ là gì? Sự khác biệt giữa công cụ dụng cụ và tài sản cố định

Như vậy dựa vào 3 tiêu chuẩn trên, ta có thể thấy đặc điểm của một công cụ dụng cụ đó là:

– Có giá trị dưới 30 triệu đồng.

– Thu được lợi ích kinh tế từ việc sử dụng.

– Có hình thái vật chất cụ thể, bị hao mòn trong quá trình sử dụng.

– Có thể tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, giữ nguyên hình thái vật chất cho tới khi công cụ dụng cụ đó hỏng và không còn sử dụng được nữa.

Bảng so sánh dưới đây sẽ cho bạn có cái nhìn tổng quan về điểm giống nhau, khác nhau giữa tài sản cố định, công cụ dụng cụ.

Công cụ và dụng cụ là gì

Ví dụ: Doanh nghiệp mua 10 bộ bàn ghế, mỗi bộ bàn ghế có giá trị là 10.000.000 đồng sẽ chưa đủ điều kiện là tài sản cố định và được coi là công cụ dụng cụ. Tuy nhiên nếu gộp 10 bộ lại thì sẽ có giá trị là 100.000.000 đồng, doanh nghiệp có thể ghi nhận đây là hệ thống bàn ghế (10 bộ) với nguyên giá là 100.000.000 đồng, lúc này sẽ được ghi nhận là tài sản cố định.

 

Công cụ và dụng cụ là gì
Thông tin một số CCDC được quản lý trong phần mềm gAMSPro

 

3. Phân bổ công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp

Hàng tháng, kế toán của mỗi doanh nghiệp sẽ hạch toán công cụ dụng cụ và chuyển giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí vận hành của doanh nghiệp nhằm giám sát và quản lý việc sử dụng công cụ dụng cụ một cách hợp lý, hiệu quả.

Căn cứ vào giá trị, tính chất của công cụ dụng cụ, doanh nghiệp sẽ phân bổ công cụ dụng cụ cho phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh.

3.1. Phân bổ công cụ dụng cụ theo giá trị

3.1.1. Phân bổ 1 lần

Đây là những công cụ dụng cụ có giá trị thấp và thời gian sử dụng không lâu, nên thường đưa thẳng vào chi phí vận hành của doanh nghiệp và được coi là công cụ dụng cụ không cần phân bổ.

Ví dụ: Trong vận hành của doanh nghiệp, các phòng ban luôn có nhu cầu in ấn văn bản, hợp đồng,… để phục vụ cho mục đích công việc. Chính vì đó nên doanh nghiệp thường trữ sẵn giấy A4 ở gần máy photo cho mọi người dùng, giấy A4 có giá trị thấp và thời gian sử dụng không lâu nên sẽ được coi là công cụ dụng cụ không cần phân bổ.

Công cụ và dụng cụ là gì
Đồ dùng văn phòng phẩm có giá trị thấp nên được phân bổ 1 lần

3.1.2. Phân bổ nhiều lần

  • Là những công cụ dụng cụ có giá trị cao và sử dụng được trong nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh, vận hành của doanh nghiệp. Thời gian sử dụng của những công cụ dụng cụ này thường dài hơn so với công cụ dụng cụ được phân bổ 1 lần.
  • Tùy theo mục đích sử dụng của doanh nghiệp, những công cụ dụng cụ này được chia thành 2 nhóm chính: công cụ dụng cụ phân bổ 2 lần và công cụ dụng cụ phân bổ nhiều lần.

– Công cụ dụng cụ phân bổ 2 lần (phân bổ 50%): Như tên gọi của loại công cụ dụng cụ này, mỗi lần phân bổ thì sẽ chia đều giá trị và thời gian sử dụng ra thành 2 lần bằng nhau.

Cách phân bổ này có nghĩa là khi xuất sử dụng CCDC, kế toán sẽ phân bổ một nửa giá trị của CCDC xuất dùng vào chi phí vận hành trong kỳ. Trong từng kỳ sử dụng, nếu CCDC có bị hỏng thì kế toán tiến hành phân bổ phần giá trị còn lại của CCDC bị hỏng vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ báo hỏng.

Công cụ và dụng cụ là gì

Ví dụ: Một máy chiếu có giá trị 10.000.000 đồng và được sử dụng trong vòng 12 tháng, phân bổ thành 2 lần. Như vậy khi thực hiện phân bổ công cụ dụng cụ đó, kế toán sẽ chia giá trị, thời gian phân bổ của CCDC thành 2 phần bằng nhau, sau 6 tháng lại tiến hành phân bổ CCDC, mỗi lần phân bổ sẽ có giá trị là 6.000.000 đồng. Trong kỳ 2 sử dụng, phòng ban sử dụng báo máy chiếu đã bị hỏng, không sửa chữa được, giá trị phế liệu thu hồi của máy là 1.500.000 đồng, khi đó giá trị còn lại của CCDC báo hỏng = 10.000.000/2 – 1.500.000 = 3.500.000 đồng.

– Công cụ dụng cụ phân bổ nhiều lần: Các công cụ dụng cụ này sẽ được phân bổ thành nhiều lần trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên thì giá trị phân bổ của loại công cụ dụng cụ này tối đa không quá 36 tháng (3 năm).

Khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC có quy định: “Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển,… không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm.”

Lưu ý rằng nếu chi phí phân bổ CCDC quá 3 năm thì chi phí này sẽ không được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Giá trị của công cụ dụng cụ sẽ được chia đều theo số kỳ đăng ký phân bổ của doanh nghiệp, mỗi kỳ được hiểu là 1 tháng trong chu kỳ kinh doanh 12 tháng của doanh nghiệp.

Ví dụ: Doanh nghiệp X mua 2 máy tính để bàn hiệu SamSung, với giá trị là 13.200.000 đồng/1 cái, tổng số kỳ phân bổ sử dụng là 24 tháng và đối tượng phân bổ sử dụng máy là bộ phận lễ tân. Máy tính để bàn có giá trị cao và được phân bổ chia đều theo số kỳ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp nên đây sẽ là công cụ dụng cụ được phân bổ nhiều lần.

Công cụ và dụng cụ là gì
CCDC được phân bổ nhiều lần có giá trị cao và sử dụng được trong nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp

3.2. Phân bổ công cụ dụng cụ theo tính chất và theo các yếu khác

Đối với các doanh nghiệp sở hữu các công cụ dụng cụ phục vụ cho công tác xây dựng cơ bản thì các CCDC này sẽ được phân loại theo tính chất. Công cụ dụng cụ này dễ di chuyển và được sử dụng cho nhiều công trình khác nhau, ví dụ như là: giàn giáo, cốp pha, dụng cụ lắp đặt chuyên nghiệp, máy hàn, máy cưa, đồ bảo hộ lao động,…

 

Công cụ và dụng cụ là gì
Công cụ dụng cụ được phân bổ theo tính chất

Bên cạnh đó thì công cụ dụng cụ còn được phân bổ theo các yếu tố khác như:

– Phân bổ dựa trên công tác quản lý, ghi chép của kế toán: bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê, thiết bị, phụ tùng thay thế,…

– Phân bổ dựa trên mục đích sử dụng: dùng cho sản xuất kinh doanh, dùng cho quản lý, dùng cho mục đích khác,…

4. Cách quản lý công cụ dụng cụ hiệu quả cho doanh nghiệp

Sử dụng excel để quản lý công cụ dụng cụ mang đến những ưu điểm cho bạn như:

– Excel thân thuộc với mọi nhân viên văn phòng, đặc biệt là với kế toán viên, bởi trong excel có nhiều hàm, công thức phù hợp, hỗ trợ trong việc tạo danh sách, báo cáo, thống kê,…

– Do thân thuộc nên excel không mất nhiều gian để tìm hiểu, không đòi hỏi kế toán viên có kiến thức chuyên sâu về cơ sở dữ liệu.

– Excel được sử dụng rộng rãi và cài đặt sẵn trên nhiều PC, máy tính của công ty.

Tuy nhiên đối với những doanh nghiệp lớn, có nhiều tài sản, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,… thì việc quản lý công cụ dụng cụ trên excel sẽ không còn là giải pháp quản lý tối ưu nữa, vì những nguyên nhân như:

– Cơ sở dữ liệu quá lớn, kế toán viên không thể nào kiểm soát hoàn toàn, sử dụng excel khiến cho kế toán viên trở nên bị động, gặp nhiều khó khăn trong công việc.

– Tính bảo mật dữ liệu thấp, dễ dàng xảy ra các vấn đề như mất file, mất dữ liệu,… khi dữ liệu bị xóa thì khó khăn trong vấn đề khôi phục dữ liệu.

– Các file được lưu riêng lẻ, không theo hệ thống, gây mất thời gian trong việc kiểm tra, rà soát dữ liệu.

– Dữ liệu về CCDC không đồng bộ do thông tin về CCDC được nhập khác nhau bởi nhiều phòng ban, đơn vị.

– Quản lý excel gây khó khăn trong việc tìm kiếm các chứng từ, dữ liệu đi kèm.

– Khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin công cụ dụng cụ, bàn giao dữ liệu ngay lập tức khi mà dữ liệu thường tập trung ở vài người nhất định.

– Khó khăn trong việc tổng hợp dữ liệu để thực hiện kiểm kê, làm báo cáo tài chính cuối năm.

Nhằm giải quyết bài toán liên quan đến công tác quản lý, sử dụng CCDC hiệu quả, GSOFT cung cấp phần mềm quản lý tài sản gAMSPro giúp cho doanh nghiệp đơn giản hóa quy trình quản lý, mang đến hiệu quả trong việc vận hành doanh nghiệp. Quản lý công cụ dụng trên hệ thống phần mềm gAMSPro mang đến nhiều lợi ích cho bạn khi sử dụng như:

– Kiểm soát được số lượng và giá trị CCDC trên một hệ thống duy nhất.

– Phần mềm cho phép bạn kiểm tra các CCDC còn tồn kho và phân bổ CCDC theo các kỳ.

– CCDC được “định danh” và sử dụng hệ thống mã vạch giúp lưu trữ thông tin, dữ liệu CCDC một cách chuyên nghiệp nhất khi đưa CCDC vào sử dụng, quản lý.

– Kiểm soát được hoàn toàn vòng đời của một CCDC (được nhập từ nhà cung cấp nào, được sử dụng ở phòng ban nào, luân chuyển qua những phòng ban nào, có nằm trong kế hoạch thu hồi, thanh lý tài sản hay không).

– Phần mềm cho phép bạn thực hiện trích xuất báo cáo nhanh chóng: báo cáo chuẩn GAAP, theo yêu cầu hoặc những báo cáo chuyên sâu khác.

– Thực hiện kiểm kê tài sản nhanh chóng, dữ liệu liên quan đến các đợt kiểm kê đều được lưu trữ, cập nhật trên hệ thống phần mềm.

Công cụ và dụng cụ là gì
Báo cáo thống kê chi tiết chi phí mua sắm, tình hình thực hiện kế hoạch, duyệt chi, ngân sách trong phần mềm gAMSPro

Sau bài viết này, ắt hẳn bạn đã hiểu công cụ dụng cụ là gì cũng như vai trò của CCDC trong vận hành doanh nghiệp. Nếu bạn cần một giải pháp quản lý tài sản tinh gọn, khoa học, liên hệ GSOFT ngay để được tư vấn!

Nhận tư vấn chi tiết &
báo giá phần mềm quản trị đầu tư mua sắm và quản lý tài sản!

 

Vui lòng check để đảm bảo thông tin ở trên là chính xác.

Gửi yêu cầu

>> Xem thêm: Tài sản cố định là gì? 3 điều kiện ghi nhận tài sản cố định bạn nên biết

Số lượng share: 0

Công cụ và dụng cụ là gì


Nội dung liên quan

Công cụ và dụng cụ là gì

Nguyên tắc và quy trình quản lý tài sản công tại bệnh viện

Công cụ và dụng cụ là gì

Xu hướng chuyển đổi số Y tế trong thời đại 4.0

Công cụ và dụng cụ là gì

Quy trình quản lý kho vật liệu y tế bệnh viện hiệu quả, hạn chế thất thoát

Xem tất cả

Tìm kiếm: Tìm kiếm

Công cụ và dụng cụ là gì

Phần mềm quản lý tài sản

25-08-2022

Ý nghĩa chỉ số ROA là gì? Tăng ROA bằng cách chuẩn hóa tài sản

Blog

17-08-2022

Tài sản cố định vô hình là gì? Phương thức xác định và cách tính khấu hao TSCĐ

Phần mềm quản lý tài sản

17-09-2020

Đánh giá nhà cung cấp: Phòng bệnh trước khi chữa bệnh

Blog

10-09-2020

Đầu tư vào hệ thống kiểm kê tài sản: Nâng cấp để thành công

Blog

08-09-2020

Giải pháp hỗ trợ quản lý từ xa chuẩn xác và hiệu quả với công nghệ 4.0

Blog

27-08-2020

Đâu là cách quản lý tài sản cố định trong ngân hàng hiệu quả nhất?

Blog

20-08-2020

Giải pháp theo dõi tài sản cố định trong bệnh viện thời COVID-19

Phần mềm quản lý tài sản

06-08-2020

Bí quyết tối ưu hiệu quả quản lý mua sắm trong doanh nghiệp

Blog

05-08-2020

Xu hướng quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp hiện nay là gì?

Blog

23-07-2020

Giải pháp tối ưu hóa quy trình quản lý nhà cung cấp bằng công nghệ 4.0

Blog

23-06-2020

Tại sao doanh nghiệp SME phải đầu tư công nghệ trong quản lý nếu muốn “trưởng thành”?

Blog

23-06-2020

Giải pháp đánh giá chính xác hiệu suất sử dụng tài sản cố định

GSOFT

Sự hài lòng của khách hàng chính là thành công lớn nhất của chúng tôi

  • Công cụ và dụng cụ là gì
  • Công cụ và dụng cụ là gì
  • Công cụ và dụng cụ là gì
  • Công cụ và dụng cụ là gì
  • Công cụ và dụng cụ là gì
  • Công cụ và dụng cụ là gì
  • Công cụ và dụng cụ là gì
  • Công cụ và dụng cụ là gì
  • Công cụ và dụng cụ là gì
  • Công cụ và dụng cụ là gì
  • Công cụ và dụng cụ là gì
  • Công cụ và dụng cụ là gì
  • Công cụ và dụng cụ là gì
  • Công cụ và dụng cụ là gì
  • Công cụ và dụng cụ là gì
  • Công cụ và dụng cụ là gì
  • Công cụ và dụng cụ là gì
  • Công cụ và dụng cụ là gì
  • Công cụ và dụng cụ là gì
  • Công cụ và dụng cụ là gì
  • Công cụ và dụng cụ là gì
  • Công cụ và dụng cụ là gì

Xây dựng nền tảng số mạnh mẽ ngay hôm nay

Thống nhất các điểm tương tác, loại bỏ sự phân mảnh trong quy trình và hoạt động quản lý, góp phần thúc đẩy hiệu suất nhanh hơn và bền vững hơn của doanh nghiệp.

Dụng cụ là gì?

Từ nghĩa rộng của dụng cụ là sử dụng bề mặt của hai đồ vật hoặc hơn để làm việc hiệu quả hơn tuy theo mỗi ngành nghề. Những dụng cụ đơn giản nhất máy cơ đơn giản hay gọi tắt máy đơn giản. Ví dụ, đòn bẩy dựa vào tác dụng đòn bẩy và từ những điểm mấu chốt làm lực bẩy mạnh hơn.

Thế nào là công cụ dụng cụ văn phòng?

Công cụ, dụng cụ văn phòng bao gồm những vật dụng hỗ trợ cho công việc văn phòng. Các vật dụng này các máy hiện diện trong văn phòng có thể kể đến như: máy tính xách tay, máy tính để bàn, máy in, máy chiếu, máy scan, bàn ghế, tủ hồ sơ tài liệu, máy photo, máy chấm công

CCDC tiếng Anh là gì?

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (tiếng Anh: Chinese Centre for Disease Control and Prevention, viết tắt: CCDC, tiếng Trung: 中国疾病预防控制中心; âm Hán-Việt: Trung Quốc tật bệnh dự phòng khống chế trung tâm) một cơ quan thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia, trụ sở đặt ở Bắc Kinh, Trung Quốc.

Công cụ dụng cụ lớp học gồm những gì?

Dụng cụ học tập gồm những gì.
Bút viết. Là người bạn đồng hành không chỉ xuyên suốt thời gian học sinh, sinh viên mà đến rất nhiều năm sau nữa, bút viết luôn đóng vai trò quan trọng trong thành công của bạn. ... .
Tập, vở ... .
Sổ tay, sổ ghi chú, giấy note..
Máy tính. ... .
Bìa sơ mi, túi đựng tài liệu. ... .
Hộp ví bút..