Công nghệ kỹ thuật ô tô đại học bách khoa

Cơ hội việc làm

  • 100% sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp 1 năm với mức lương phổ biến từ 10-20 triệu đồng/tháng. Mức lương khởi điểm đối với kỹ sư làm việc tại Nhật bản 40 triệu đồng/tháng.
  • Các vị trí việc làm tiêu biểu:

- Kỹ sư thiết kế và vận hành hệ thống tại các nhà máy, trung tâm nghiên cứu và phát triển của các tập đoàn ô tô trong nước và quốc tế, các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô - máy động lực.

- Kỹ sư tại các tập đoàn công nghiệp, các công ty trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo ô tô và xe chuyên dụng, vận tải và khai thác các thiết bị xe-máy công trình, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hiểm, kinh doanh thương mại, tư vấn thiết kế về ô tô và xe-máy công trình;

- Kỹ sư tư vấn, thiết kế, vận hành, giám sát tại các Phòng kỹ thuật, Phòng sản xuất, Phòng nghiên cứu và phát triển, Phòng kế hoạch và chiến lược, Phòng thiết kế các cơ sở sản xuất, thiết kế, sửa chữa ô tô - máy động lực, các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô, trạm bảo dưỡng, sửa chữa ô tô.

- Kỹ sư kỹ thuật tại các cơ quan quản lý nhà nước về phương tiện giao thông đường bộ và công nghiệp ô tô

- Kỹ sư nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ô tô-máy động lực.

- Giảng dạy kỹ thuật, dạy nghề, các trường đại học kỹ thuật, cao đẳng kỹ thuật.

  • Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Anh
  • Mã xét tuyển
    • Mã xét tuyển tài năng: TE-E2
    • Xét tuyển bằng Giải thưởng HSG QG-QT/Chứng chỉ Quốc tế/HSNL
    • Mã xét tuyển theo KQ Kỳ thi ĐGTD: TE-E2x
    • Tổ hợp xét tuyển: K00 K00: Bài kiểm tra tư duy (Toán, Đọc hiểu, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh) K01 K01: Bài kiểm tra tư duy (Toán, Đọc hiểu, Khoa học tự nhiên) K02 K02: Bài kiểm tra tư duy (Toán, Đọc hiểu, Tiếng Anh)
    • Điểm 2021: 26.11
    • Điểm 2020 (A19): 22.50
    • Điểm 2020: 26.75
    • Điểm 2019: 24.23
    • Điểm 2018: 21.35
    • Mã xét tuyển theo KQ Kỳ thi TN THPT: TE-E2y
    • Tổ hợp xét tuyển: A00 A00: Toán, Lý, Hóa (Toán là môn chính) A01 A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh (Toán là môn chính)
    • Điểm 2021: 26.11
    • Điểm 2020 (A19): 22.50
    • Điểm 2020: 26.75
    • Điểm 2019: 24.23
    • Điểm 2018: 21.35
  • Chỉ tiêu tuyển sinh 2022: 80
  • Trường Cơ khí

    • Save

  • Tốt nghiệp: Cử nhân - Thạc sĩ - Tiến sĩ (NCS)
  • Thời gian tuyển sinh: Tháng 4 - 8 hàng năm
  • Thời gian đào tạo: 4 - 5,5 - 8,5 năm
  • Học phí: 40 - 45 trđ/năm học

Chương trình Tiên tiến Kỹ thuật Ô tô được xây dựng nhằm cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường ô tô, đặc biệt là ô tô có nguồn động lực mới (điện, hybrid điện - động cơ đốt trong, pin nhiên liệu) và ô tô thông minh của khu vực và quốc tế. Đáp ứng nhu cầu nhân sự của nhiều hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới đang đầu tư phát triển các thế hệ ô tô tương lai, trong đó ô tô điện, ô tô hybrid hay ô tô dùng pin nhiên liệu (fuel cell) và ô tô thông minh.

Chương trình Tiên tiến Kỹ thuật Ô tô đào tạo kỹ sư ô tô có khả năng sáng tạo công nghệ để thiết kế, chế tạo, sản xuất ô tô thế hệ mới, có trình độ ngoại ngữ và có đủ năng lực làm việc trong các tập đoàn, liên doanh, nhà máy sản xuất ô tô lớn của thế giới (kỹ sư ô tô toàn cầu); có khả năng vận hành dây chuyền sản xuất ô tô hiện đại, có năng lực khai thác, sử dụng ô tô thế hệ mới có hàm lượng công nghệ điều khiển, tự động hóa và thông minh; cũng như có khả năng học tiếp trình độ cao hơn không ngừng được nâng lên.

Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

Hình thức xét tuyển

- Xét tuyển tài năng (Xét tuyển thẳng)

- Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT

- Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy

Công nghệ kỹ thuật ô tô đại học bách khoa
Công nghệ kỹ thuật ô tô đại học bách khoa

NGÀNH KỸ THUẬT Ô TÔ

Website: www.dte.hcmut.edu.vn (thông tin thêm trên web của Khoa)

Chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Ô tô

1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô đào tạo kỹ sư có kiến thức cơ bản về Toán học, Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật cơ sở đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành, cũng như có khả năng tự học nâng cao trình độ chuyên môn.

Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật Ô tô, cụ thể: có khả năng nghiên cứu lý thuyết, tính toán và thiết kế về động cơ đốt trong, ô tô, các kiến thức về công nghệ ô tô, khai thác, bảo dưỡng, kiểm định, sửa chữa và tổ chức vận tải ô tô, cũng như các kiến thức về kinh tế, quản trị doanh nghiệp để có đủ khả năng tham gia công tác đáp ứng yêu cầu thực tế.

Có đầy đủ các kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm cần thiết để có thể làm việc trong môi trường hiện đại đa ngành và đa văn hóa.

Có các kiến thức khoa học xã hội, kinh tế, chính trị và con người để có thể hội nhập làm việc, cống hiến cho sự phát triển bền vững cộng đồng và xã hội.

- Triển vọng Nghề nghiệp

Đáp ứng yêu cầu công tác tại tất cả các đơn vị liên quan đến lĩnh vực ôtô và giao thông vận tải đường bộ:

  • Các Công ty, Nhà máy, Xí nghiệp, Cơ sở;
  • Các cơ quan tư vấn và chuyển giao công nghệ với vai trò là người lãnh đạo, quản lý, điều hành, thiết kế, tư vấn, phản biện;
  • Các Trường Đại học, Cao Đẳng, Dạy Nghề.
  • Các Công ty thường tuyển dụng các kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Ôtô tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa: SAMCO, THACO, TOYOTA, MERCEDES; Sở Giao Thông, Cục, Trạm Đăng kiểm,…

Bên cạnh đó, chương trình đào tạo được xây dựng theo định hướng nghiên cứu, tính toán và thiết kế mô phỏng, giúp sinh viên có đủ năng lực và kỹ năng khai thác và ứng dụng các thiết bị thí nghiệm và phần mềm tiên tiến thuộc lĩnh vực chuyên ngành. Đây là đặc điểm quan trọng giúp kỹ sư thuộc chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Ôtô được đào tạo tại Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM có nhiều thuận lợi để có thể học tập, nghiên cứu Sau Đại học trong và ngoài nước.

- Các điểm đặc biệt

Với đội ngũ giảng viên tâm huyết với nghề, có kiến thức chuyên môn hàng đầu, được đào tạo bài bản ở nhiều nước phát triển trên thế giới, các phương pháp giảng dạy tiên tiến được sử dụng, trong đó phương pháp học tập chủ động và phương pháp đặt vấn đề được xem trọng và xem như giữa vai trò chủ đạo trong quá trình dạy và học. Với sinh viên giữ vai trò trung tâm, giảng viên đặt vấn đề cùng trao đổi, gợi ý giải quyết vấn đề thông qua các buổi thuyết trình báo cáo bài tập lớn, các chuyên đề được giao trong quá trình học.

Sự tiếp thu hiểu biết của sinh viên trong suốt quá trình học một cách hợp lý, thông qua nhiều hạng mục đa dạng: bài tập nhóm, bài tập cá nhân, bài tập thực hành tại lớp, báo cáo chuyên đề, tiểu luận môn học, kiểm tra giữa và thi cuối kỳ.

Ngoài ra, sinh viên còn được khuyến khích tham gia nghiên cứu khoa học thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học Khoa, các hoạt động thực hành thực tế tại xưởng thực tập Bộ môn Ô tô, cũng như các Đơn vị liên quan trong lĩnh vực Ô tô.

2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH: 

Công nghệ kỹ thuật ô tô đại học bách khoa
 CTĐT-2014 (142TC) ; CTĐT-2019 (131TC)

Đây là Cấu trúc chương trình đào tạo, quý Thầy Cô xem trên web www.aao.hcmut.edu.vn/tuyensinh >> ĐH, CĐ chính quy >> Ngành tuyển sinh >> chọn ngành tương ứng

Nếu có cập nhật phần này, xin vui lòng gửi file riêng (file Cấu trúc chương trình đào tạo)

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Công nghệ kỹ thuật ô tô đại học bách khoa
Từ khóa 2014200820092010201120122013

Trường Đại học Bách Khoa – ĐH Quốc Gia Tp.HCM cấp bằng Kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật ô tô cho các sinh viên hoàn tất toàn bộ chương trình học. Sinh viên tham gia chương trình Công nghệ Kỹ thuật ô tô sẽ được trang bị đầy đủ các khối kiến thức từ cơ bản, cơ sở đến khối kiến thức chuyên ngành một cách có hệ thống; Các kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực chuyên ngành, kỹ năng nghề nghiệp, trong trong giao tiếp cũng được lồng ghép trang bị cho sinh viên thông qua các phương pháp giảng dạy khoa học và hiện đại.

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật từ năm 2014 đã được xây dựng áp dụng phương thức đào tạo theo mô hình CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate), qua đó giúp người học đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của xã hội và các bên liên quan về kiến thức và kỹ năng. Bên cạnh đó, ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô cũng đã và đang tiến hành hoàn thiện các tiêu chuẩn đánh giá chương trình theo chuẩn AUN-QA vào năm 2018.

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Công nghệ kỹ thuật ô tô đại học bách khoa
Xem chi tiết (2019), Xem từ khóa 2014 trở về trước

Chương trình đào tạo được xây dựng theo các mục tiêu và kết quả đào tạo cần thiết phải đạt được tương ứng với tầm nhìn và sứ mệnh của Đại học Bách Khoa. Theo định hướng trên, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn CDIO. Sinh viên khi hoàn thành chương trình học có các kiến thức – kỹ  năng – thái độ. Trong đó, bao gồm các khối kiến thức và kỹ năng từ toán học, khoa học tự nhiên, kỹ thuật và xã hội; Các kỹ năng mềm trong tác nghiệp, giao tiếp, khả năng tư duy, phân tích và giải quyết vấn đề có hệ thống.

 Đặc biệt với ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có khả năng sử dụng: các phương pháp, kỹ năng, và công cụ cần thiết cho thực hành thiết kế tính toán ô tô máy động lực; Cơ sở kỹ thuật và lý thuyết khoa ứng dụng trong việc thiết kế và tính toán các hệ thống hoặc toàn bộ một máy động lực hoặc toàn bộ một chiếc ô tô; Các phương pháp thiết kế mới, hiện đại trong thực tế. 

5. CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU & ĐÀO TẠO

Phòng thí nghiệm/Xưởng Ô tô

  • Băng thử động cơ công suất lớn (D50)
  • Băng thử bơm cao áp và áp suất phun
  • Mô đun giảng dạy các hệ thống trên ô tô (Phanh, treo, lái, truyền lực)
  • Mô đun giảng dạy các hệ thống trên động cơ đốt trong
  • Mô đun giảng dạy chuẩn đoán các hệ thống hiện đại (kể cả điện, điều khiển) trên ô tô và động cơ.

Công nghệ kỹ thuật ô tô đại học bách khoa

Công nghệ kỹ thuật ô tô đại học bách khoa

PTN Trọng điểm ĐHQG-HCM Động cơ đốt trong

  • Băng thử xe gắn máy
  • Băng thử động cơ nghiên cứu
  • Băng thử động cơ công suất nhỏ
  • Băng thử phanh ô tô
  • Phần mềm mô hình hóa và mô phỏng động cơ và ô tô (AVL BOOST, AVL FIRE, AVL HYDSIM, AVL CRUISE)
  • Thiết bị đo chỉ thị và chuẩn đoán đặc tính sự cháy và khí thải động cơ, ô tô, xe gắn máy…

Công nghệ kỹ thuật ô tô đại học bách khoa

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC & CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Công nghệ kỹ thuật ô tô đại học bách khoa

Công nghệ kỹ thuật ô tô đại học bách khoa