Công thức tính diện tích bề mặt

Do giữa kích thước và cân nặng của người bệnh có mối quan hệ phụ thuộc, việc xác định liều lượng thuốc trên cơ sở diện tích bề mặt thân thể người đôi khi lại tốt hơn theo cân nặng. Diện tích bề mặt thân thể bình thường trung bình của một người nam giới trưởng thành là 1,8 m2. Bảng sau đây trình bày mối liên hệ giữa ba yếu tố: Chiều cao (centimet), cân nặng (kilogam) và diện tích bề mặt thân thể (centimet vuông). Giá trị được tính từ công thức của DuBois và DuBois (Archsintern. Med. 1916,17: 863-71)

S = W0,425 × H0,725 × 71,84

Trong đó:

  • S là diện tích bề mặt thân thể (cm2).
  • W là khối lượng cơ thể (kg).
  • H là chiều cao cơ thể (cm).
Công thức tính diện tích bề mặt
Bảng tính diện tích bề mặt thân thể người

Đối chiếu hàng dọc là cân nặng với hàng ngang là chiều cao sẽ cho số liệu diện tích bề mặt thân thể tính ra m2. Ví dụ: Một người có chiều cao 165 cm và cân nặng 60 kg sẽ có diện tích bề mặt thân thể là 1,66 m2

Toán Học Cơ Bản Các ví dụ

Những Bài Tập Phổ Biến

Toán Học Cơ Bản

Tìm Diện Tích Bề Mặt hình cầu (r)

Diện tích bề mặt của một hình cầu bằng nhân với Pi nhân với bán kính mũ 2.

Thay thế giá trị của bán kính vào công thức để tìm diện tích bề mặt của hình cầu. Pi xấp xỉ bằng .

Nhân với .

Cùng tìm hiểu và ôn lại công thức tính diện tích mặt cầu, thể tích khối cầu cùng Quantrimang.com trong bài viết dưới đây nhé.

Mục lục bài viết

  • Công thức tính diện tích mặt cầu, thể tích khối cầu
    • Mặt cầu là gì?
    • Khối cầu là gì?
    • Công thức tính diện tích mặt cầu
    • Công thức tính thể tích hình cầu:
  • Ví dụ về tính diện tích mặt cầu, thể tích khối cầu

Công thức tính diện tích mặt cầu, thể tích khối cầu

Mặt cầu là gì?

Mặt cầu là quỹ tích những điểm cách đều điểm O cố định cho trước một khoảng không đổi r trong không gian 3 chiều. Điểm O gọi là tâm và khoảng cách r gọi là bán kính của mặt cầu.

Công thức tính diện tích bề mặt

Khối cầu là gì?

Khối cầu là tập hợp những điểm nằm trong mặt cầu và mặt cầu được gọi là hình cầu hay khối cầu có tâm O bán kính là r = OA.

Công thức tính diện tích mặt cầu

Diện tích mặt cầu bằng 4 lần diện tích hình tròn lớn, bằng bốn lần hằng số Pi nhân với bình phương bán kính của hình cầu.

Công thức tính diện tích bề mặt

Công thức tính thể tích hình cầu:

Thể tích hình cầu hay còn được gọi là thể tích khối cầu được tính bằng ba phần tư của Pi nhân với lập phương bán kính hình cầu.

Công thức tính diện tích bề mặt

Trong đó:

  • S là diện tích mặt cầu
  • V là thể tích hình cầu
  • r là bán kính mặt cầu/hình cầu
  • d là bánh kính mặt cầu/hình cầu
Xem thêm
Công thức tính diện tích bề mặt

Ví dụ về tính diện tích mặt cầu, thể tích khối cầu

Bài 1: Cho hình tròn có chu vi là 31,4 cm. Hãy tính thể tích hình cầu có bán kính bằng bán kính của hình tròn vừa cho.

Giải:

Chu vi hình tròn C = 2πr = 31.4 cm

=> Bán kính r = C/2π = 5 cm

Thể tích khối cầu đã cho là:

V = ⁴⁄₃πr³ = 4/3.3,14.(5)³ = 523,3 cm³

Bài 2: Tính thể tích khối cầu có đường kính d = 4 cm.

Giải:

Bán kính r = d/2 = 2 cm

Thể tích khối cầu là:

V = ⁴⁄₃πr³ = 4/3.3,14.(2)³ = 33,49 cm³

Bài 3:

Cho hình tròn đường kính 4a quay quanh đường kính của nó. Khi đó thể tích khối tròn xoay sinh ra bằng bao nhiêu?

Giải: Cho hình tròn đường kính 4a quay quanh đường kính của nó ta được khối cầu có đường kính 4a hay bán kính R = 2a.

Thể tích khối cầu là:

Công thức tính diện tích bề mặt

Bài 4:

Mặt cầu có bán kính R√3 có diện tích là:

A. 4√3πR2 . B. 4πR2 . C. 6πR2 . D. 12πR2 .

Giải: Áp dụng công thức: S = 4πR2

Diện tích mặt cầu có bán kính R√3 là:
S = 4π(R√3)2 = 12πR2 .

Chọn D.

Hai công thức ngắn gọn thôi nhưng để nhớ lâu dài thì cũng tương đối khó đấy. Bookmark bài viết và mở ra khi bạn cần nhé. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn.

Ngoài công thức tính diện tích mặt cầu, thể tích khối cầu ở trên, các bạn có thể tham khảo thêm công thức tính diện tích của một số hình cơ bản khác như hình tam giác, hình chữ nhật, hình bình hành...

Từ VLOS

Tìm diện tích của một vật chỉ dễ khi bạn hiểu được các kỹ thuật và công thức liên quan. Nếu bạn nắm vững kiến thức, bạn có thể tính diện tích và diện tích bề mặt của bất kỳ vật nào. Nào chúng ta cùng bắt đầu với Bước 1 nhé.

  1. Xác định hình dạng của vật thể. Nếu vật thể của bạn có hình dạng không dễ xác định như hình tròn hoặc hình thang, chúng có thể được tạo thành từ nhiều hình dạng khác nhau thì bạn phải nhận biết đó là những hình gì để tách vật thể lớn hơn thành các vật thể nhỏ hơn.
    • Trong trường hợp này, vật thể bao gồm các hình dạng sau: hình tam giác, hình thang, hình chữ nhật, hình vuông, và hình bán nguyệt.
  2. Viết ra công thức tính diện tích của mỗi hình. Những công thức này sẽ cho phép bạn sử dụng các số đo đã cho của mỗi hình để tìm diện tích của chúng. Dưới đây là công thức tìm diện tích của mỗi hình:
    • Diện tích Hình vuông = cạnh2 = a2
    • Diện tích Hình chữ nhật = chiều rộng x chiều cao = w x h
    • Diện tích Hình thang = [(cạnh 1 + cạnh 2) x chiều cao]/2 = [(a + b) x h]/2
    • Diện tích Hình tam giác = đáy x chiều cao x 1/2 = (b + h)/2
    • Diện tích Hình bán nguyệt = (π x bán kính2)/2 = (π x r2)/2
  3. Viết ra kích thước của mỗi hình. Khi bạn đã có công thức, hãy viết ra kích thước của mỗi hình để bạn có thể thay các giá trị đó vào trong công thức. Dưới đây là kích thước của mỗi hình:
    • Hình vuông: a = 2.5 in
    • Hình chữ nhật = w = 4.5 in, h = 2.5 in
    • Hình thang = a = 3 in, b = 5 in, h = 5 in
    • Hình tam giác = b = 3 in, h = 2.5 in
    • Hình bán nguyệt = r = 1.5 in
  4. Sử dụng công thức và kích thước đã cho để tính diện tích của mỗi hình và cộng chúng lại với nhau. Tìm diện tích của mỗi hình sẽ giúp bạn tìm ra diện tích mỗi phần của vật thể; khi bạn đã tìm được diện tích của mỗi hình bằng cách sử dụng công thức và các số đo đã cho, tất cả việc bạn phải làm là cộng các diện tích đó vào với nhau để tìm diện tích của toàn bộ vật thể. Khi tính diện tích, bạn phải ghi nhớ là để diện tích ở đơn vị vuông. Diện tích của toàn bộ vật thể là 44.78 in2. Đây là cách làm:
    • Tìm diện tích của mỗi hình:
      • Diện tích hình vuông = 2.5 in2 = 6.25 in2
      • Diện tích hình chữ nhật = 4.5 in x 2.5 in = 11.25 in2
      • Diện tích hình thang = [(3 in + 5 in) x 5 in]/2 = 20 in2
      • Diện tích hình tam giác = 3 in x 2.5 in x 1/2 = 3.75 in2
      • Diện tích hình bán nguyệt = 1.5 in2 x π x 1/2 = 3.53 in2
    • Cộng diện tích của các hình với nhau:
      • Diện tích của vật thể = Diện tích hình vuông + Diện tích hình chữ nhật + Diện tích hình thang + Diện tích hình bán nguyệt
      • Diện tích của vật thể = 6.25 in2 + 11.25 in2 + 20 in2 + 3.75 in2 + 3.53 in2
      • Diện tích của vật thể = 44.78 in2
  1. Viết ra công thức tính diện tích bề mặt của mỗi hình. Diện tích bề mặt là toàn bộ diện tích các mặt của vật thể và bề mặt cong. Tất cả các vật thể ba chiều đều có diện tích bề mặt; thể tích là khoảng không gian bị vật thể đó chiếm chỗ. Dưới đây là công thức tính diện tích bề mặt của các vật thể khác nhau:
    • Diện tích bề mặt hình vuông = 6 x cạnh2 = 6s2
    • Diện tích bề mặt hình nón = π x bán kính x cạnh + π x bán kính2 = π x r x s + πr2
    • Diện tích bề mặt hình cầu = 4 x π x bán kính2 = 4πr2
    • Diện tích bề mặt hình trụ = 2 x π x bán kính2 + 2 x π x bán kính x chiều cao = 2πr2 + 2πrh
    • Diện tích bề mặt hình chóp có đáy là hình vuông = cạnh đáy2 + 2 x cạnh đáy x h = b2 + 2bh
  2. Viết ra kích thước của mỗi hình. Kích thước của chúng như sau:
    • Hình lập phương = cạnh = 3.5 in
    • Hình nón = r = 2 in, h = 4 in
    • Hình cầu = r = 3 in
    • Hình trụ = r = 2 in, h = 3.5 in
    • Hình chóp có đáy là hình vuông = b = 2 in, h = 4 in
  3. Tính diện tích bề mặt của mỗi hình. Giờ, tất cả việc cần làm là thay các kích thước tương ứng của mỗi hình vào trong công thức tính diện tích bề mặt của mỗi hình và thế là xong. Cách làm như sau:
    • Diện tích bề mặt hình lập phương = 6 x 3.52 = 73.5 in2
    • Diện tích bề mặt hình nón = π(2 x 4) + π x 22 = 37.7 in2
    • Diện tích bề mặt hình cầu = 4 x π x 32 = 113.09 in2
    • Diện tích bề mặt hình trụ = 2π x 22 + 2π(2 x 3.5) = 69.1 in2
    • Diện tích bề mặt hình chóp có đáy là hình vuông = 22 + 2(2 x 4) = 20 in2
  • Đo kích thước của các vật thể bằng cách sử dụng thước chia hoặc thước cặp
  • Đừng nhầm lẫn giữa diện tích và diện tích bề mặt, chúng giống nhau nhưng được sử dụng khác nhau. Diện tích được sử dụng cho các vật thể trong mặt phẳng và diện tích bề mặt được sử dụng trong trường hợp các vật thể ba chiều.
  • http://www.mathsisfun.com/area.html
  • Tính Diện tích của Một Vật