Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn để lại bài học gì

Lê Lợi sinh ngày 06 tháng 8 năm Ất Sửu (tức ngày 10-9-1385) tại làng Chủ Sơn, huyện Lôi Dương (sau là Thủy Chú, nay thuộc xã Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh nước Đại Việt trải qua nhiều biến động chính trị sâu sắc, vận mệnh của dân tộc đứng trước những thử thách hiểm nghèo, đã hun đúc trong Ông lòng yêu nước, chí căm thù giặc và quyết tâm vùng lên cởi ách nô lệ cho nước nhà.

Cuối năm 1406, viện cớ “Phù Trần diệt Hồ”, nhà Minh đã huy động 80 vạn quân tiến đánh nước ta. Mặc dù phán đoán đúng âm mưu xảo quyệt của quân Minh, song do những sai lầm về đường lối chính trị và quân sự, chính quyền nhà Hồ lúc đó đã không thu phục được nhân tâm, nên không đoàn kết được toàn dân đánh giặc, giữ nước. Vì thế, trước sức tiến công của quân Minh, đất nước ta lại rơi vào đêm trường đô hộ của phong kiến phương Bắc. Không cam chịu bị áp bức, bóc lột, ngọn lửa yêu nước bùng cháy và lan rộng khắp mọi miền đất nước và đã có hơn 60 cuộc khởi nghĩa nổ ra, gần như liên tục trong suốt thời Minh thuộc. Trong đó, Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu, hội tụ đầy đủ các yếu tố: tinh thần yêu nước, ý chí quật cường và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đập tan ách đô hộ tàn bạo của giặc Minh, giành lại độc lập cho đất nước. Một trong những nét nổi bật, tạo nên thành công của cuộc khởi nghĩa là vai trò quan trọng của chủ soái Lê Lợi, với những sách lược lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh đúng đắn, sáng tạo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Đồng thời, khẳng định vai trò lãnh đạo của Lê Lợi, Nguyễn Trãi và Bộ Tham mưu nghĩa quân trong việc hoạch định đường lối, xây dựng căn cứ địa, tập hợp quần chúng, xác định phương thức tiến hành và chỉ huy cuộc khởi nghĩa; tầm vóc, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; đúc rút những bài học kinh nghiệm trong xây dựng thế trận lòng dân, thực hiện sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Bài học kinh nghiệm rút ra từ nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là gì?”cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giảitổng hợp, biên soạn về Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.

Trảlời câu hỏi: Bài học kinh nghiệm rút ra từ nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là gì?

– Quân ta nhiệt tình chiến đấu,ai ai cũng đồng sức để quyết chống quân thù.

– Mặc dù bị quân 3 lần 7 lượt tấn công bất người nhưng do sự đúng đắn ѵà sáng suốt c̠ủa̠ các tướng chỉ huy quân ta đã dành thắng lợi thuyết phục.

→Tất cả cho chúng ta thấy được rằng: sự đoàn kết vượt qua và chiến đấu vì nền độc lập c̠ủa̠ nước nhà sẽ làm cho cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi.

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng vềCuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)nhé.

Kiến thức mở rộng về Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)

1. Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Với những âm mưu thâm độc và tội ác của chế độ thống trị nhà Minh, trong vòng 20 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã làm cho sự khủng hoảng của xã hội ngày càng thêm sâu sắc, đất nước bị tàn phá, lạc hậu, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, điêu đứng.

Chế độ thống trị của nhà Minh không thể tiêu diệt được tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta, với lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc ta đã cầm vũ khí đứng lên đấu tranh theo sự chỉ huy của các quý tộc nhà Trần.

2. Diễn biến khởi nghĩa Lam Sơn

a. Giai đoạn 1: Quá trình nghĩa quân Lam Sơn hoạt động ở Thanh Hóa

-Mùa xuân năm 1418, người anh hùng Lê Lợi đã cùng với 50 tướng văn tướng võ và một số chí sĩ như Nguyễn Lý, Lê Văn An… phất cờ khởi nghĩa. Ông tự xưng là Bình Định Vương và kêu gọi nhân dân đánh quân Minh cứu nước.

-Lúc này, quân Minh cai trị đất nước ta với hơn 5 vạn quân lính với chế độ hà khắc và tàn bạo.
Giai đoạn đầu này được coi là thời kì khó khăn nhất của cuộc khởi nghĩa khi vừa lực lượng mỏng, quân lương thì thiếu thốn. Đây là nguyên nhân khiến nghĩa quân của Lê Lợi giai đoạn này chỉ thắng được những trận nhỏ.

-Do lực lượng quá chênh lệch cũng như điều kiện khó khăn, nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần bị quân Minh vây đánh. Điển hình là ba lần trong năm 1418, 1419 và 1422 nghĩa quân phải chạy lên núi Chí Linh.

-Tướng sĩ Lê Lai phải đóng giả Lê Lợi để nhử quân Minh giúp nghĩa quân có đường thoát, trong một lần quân Minh vay gắt tại núi Chí Linh.

-Bên cạnh đó, một số tù trưởng miền núi và quân nước Lào đi theo quân Minh đã gây khó khăn cho nghĩa quân Lam Sơn.

-Năm 1422, Lê Lợi phải xin giảng hòa với quân Minh trước tình thế hết sức khó khăn đó.

-Đến năm 1423, khi lực lượng đã củng cố, lấy lí do sứ giả bị quân Minh bắt giữ, Lê Lợi cắt đứt giảng hòa. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bước vào giai đoạn mới.

b. Giai đoạn 2: Nghĩa quân Lam Sơn tiến vào Nam

- Lê Lợi quyết định đưa quân vào vùng Nghệ An trong năm 1424. Đây được xem là bước tiến mới trong chiến thuật lãnh đạo của Bình Định Vương.

-Nghĩa quân Lam Sơn đánh bại thành Đa Căng, đồng thời đánh lui quân cứu viện của Cầm Bành. Sau đó, nghĩa quân của Lê Lợi tiếp tục đánh bại Trà Lân.

-Tướng quân Minh là Trần Trí bị thua liền mấy trận phải rút về thành cố thủ khi Đinh Liệt được Lê Lợi giao mang quân vào đánh Nghệ An.

-Theo lệnh của Lê Lợi, Đinh Liệt đem quân đánh Diễn Chau vào tháng 5 năm 1425. Sau khi giao chiến, quân Minh thua phải chạy về vùng Tây Đô (Thanh Hóa ngày nay). Tiếp đó, các tướng như Lê Triện, Lưu Nhân Chú ra tiếp viện cho Đinh Lễ đánh Tây Đô, quân Minh lại bị thua phải rút về thành để cố thủ.

-Các thành trì từ Thanh Hóa đều bị Lê Lợi làm chủ từ cuối năm 1425.

c. Giai đoạn 3: Nghĩa quân Lam Sơn giải phóng Đông Quan

Đây là giai đoạn quan trọng quyết định nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Sau 9 năm “nếm mật nằm gai”, tháng 8/1426 nghĩa quân của Lê Lợi được chia thành ba đạo tiến đánh một số vùng và Đông Quan.

  • Giai đoạn đầu

+ Trước tình thế nguy cấp, Vương Thông đã rút toàn bộ 5 vạn quân tiến về cố thủ Đông Quan. Lúc này số quân Minh hợp lại lên đến 10 vạn. Dù đã có quân tiếp viện nhưng Tướng Mã Kỳ của giặc vẫn bị đánh bại bởi Đỗ Bí. Toán quân do Lê Triện chỉ huy trúng kế Vương Thông đành rút về Cao Bộ cố thủ.

Trận Tốt Động – Chúc Động đã tiếp thêm sức mạnh cho nghĩa quân

+ Tuy nhiên, ngay sau đó đã hội quân cùng Đinh Lễ và Nguyễn Xí. Ba vị tướng đã cùng nhau bày trận khiến cho đội quân Vương Thông thua thảm hại trong trận Tốt Động – Chúc Động.

+ Vào thời điểm ấy, Vương Thông lập mưu đưa Trần Cảo – dòng máu nhà Trần sót lại lên làm vua. Tuy nhiên, Lê Lợi đã phát hiện ra và không giảng hòa với quân Minh. Chính ông đã đưa quân đi chiếm thành lũy rồi làm chủ Đông Quan năm 1427.

  • Giai đoạn cuối

+ Cuối năm 1427, mười vạn viện binh của quân Minh ồ ạt kéo sang nước ta. Đoán trước tình hình, Lê Lợi phá tan cánh quân do tướng giặc Liễu Thăng chỉ huy. Những nhánh quân sau đó cũng không ngoại lệ khiến cho tướng nhà Minh bị giết và tự vẫn vô kể.

+ Trận đánh quyết định phải kể đến trận quân Lam Sơn phục kích và khiến Mộc Thanh thua đậm. Đánh giá tình hình không khả quan, Vương Thông lần nữa xin giảng hòa và tiến hành lập lễ thề tại Đông Quan. Cuối cùng, toàn bộ quân Minh phải rút về nước, cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.

Đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi

d. Kết quả

Cuộc khởi nghĩa trải qua 15 năm gian khổ, cuối cùng đã tiêu diệt toàn bộ hơn 5 vạn giặc. Các tướng nhà Minh hầu hết bị giết, Mộc Thạnh hoảng hốt tháo chạy. Về phần Vương Thông không còn ngoan cố mà lựa chọn xin hàng và lập lễ thề. Sang đầu năm 1428, bờ cõi sạch bóng quân thù và chấm dứt 20 năm đô hộ của giặc Minh.

3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.

- Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.

- Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

*Ý nghĩa lịch sử

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

- Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ.