Dân cư nước ta tập trung ở đâu

Tại sao dân cư nước ta tập trung nhiều ở đồng bằng và thưa thớt ở miền núi. Sự chênh lệch đó gây ra những hậu quả như thế nào? Hướng khắc phục ra sao?

Đồng bằng là nơi địa hình rộng rãi, tương đối bằng phẳng, thuận tiện cho việc cư trú và đi lại. Đồng bằng cũng là nơi có đất đai màu mỡ, diện tích rộng, nguồn nước dồi dào nên có nhiều điều kiện dễ dàng cho sản xuất, trước hết là nền nông nghiệp sản xuất lúa nước.

– Ngành sản xuất lúa nước là một ngành kinh tế quan trọng từ lâu đời của nhân dân ta. Ngành này lại cần rất nhiều lao động, đặc biệt khi còn ở trình độ canh tác thủ công lạc hậu. Ngoài hoạt động nông nghiệp, các ngành tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển mạnh ở đồng bằng, đòi hỏi rất nhiều nhân lực. Kề sát bờ biển, lại có nhiều cửa sông là nơi thuận lợi để phát triển nghề cá nước ngọt, lợ và mặn. Với các điều kiện trên, đồng bằng đã thu hút một bộ phận lớn dân tộc Việt quy tụ về đây sinh sống.

– Ngoài ra, sự gia tăng dân số khá nhanh, ở trong một điều kiện tự nhiên và kinh tế có nhiều thuận lợi hơn hẳn miền núi cũng ngày càng làm cho mật độ dân số ở đồng bằng gia tăng.

Trong khi đó, miền núi lại có độ cao hơn, độ dốc nhiều, mật độ chia cắt dày đặc, diện tích để sản xuất nông nghiệp không nhiều. Khí hậu cũng có nhiều trắc trở và thiếu dịu hòa. Tất cả những điều đó đã gây khó khăn cho sản xuất, cư trú và giao thông đi lại, góp phần làm hạn chế số dân ở miền núi

Sự phân bố dân cư chênh lệch như vậy gây ra nhiều khó khăn trong tiến hành phát triển đất nước. Miền núi với diện tích rộng (chiếm 4/5 lãnh thổ) là nơi giàu tài nguyên khoáng sản, lâm sản, có nhiều khả năng lớn cho chăn nuôi đại gia súc và trồng cây công nghiệp lâu ngày, nhưng lại thiếu nhân lực trầm trọng. Trong khi đó, ở đồng bằng, diện tích đất nhỏ hẹp, mật độ dân cư quá cao để dẫn đến tình trạng diện tích đất canh tác trên đầu người thấp dần (hiện nay chỉ 0,1 ha/người), lao động thừa tương đối gây lãng phí sức lao động. Ngoài ra, còn ảnh hưởng tới hướng chuyên môn hóa của từng đơn vị lãnh thổ do sức ép của dân số gây ra. Những điều đó còn gây khó khăn trong việc nâng cao đời sống và làm cho khoảng cách giữa đồng bằng và miền núi, giữa miền xuôi và miền ngược ngày càng kéo dài.

Giải Bài Tập Địa Lí 9 – Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

   Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở đồng bằng và ven biển nhất là đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

   Dân cư thưa thớt ở vùng miền núi.

   Do: Ở vùng đồng bằng có điều kiện sống thuận lợi nên dân cư tập trung đông đúc. Ngược lại những nới có điều kiện sống khó khăn như địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn, kinh tế kém phát triển,…

   Những thay đổi của quần cư nông thôn:

      – kiến trúc nhà có nhiều thay đổi: nhiều nhà cao tầng, nhà mọc sát nhau…

      – giao thông: đường xá bê tông hóa, nhiều phương tiện,…

      – lao động ngoài hoạt động trong khu vực nông nghiệp còn hoạt động trong cả lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ…

   *Nhận xét:

      – Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.

      – Trung du miền núi Bắc Bộ có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta (15 đô thị), tuy nhiên ở đây chủ yếu là các đô thị vừa và nhỏ.

      – Vùng có đô thị nhiều thứ 3 và thứ 2 cả nước là Đồng bằng sông Hồng (10 đô thị) và Đồng bằng sông Cửu Long (12 đô thị).

      – Đông Nam Bộ là vùng có quy mô đô thị lớn nhất nước ta.

      – Các vùng còn lại có ít đô thị và mật độ đô thị thưa thớt (Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên)

   * Giải thích:

      – Dân cư nước ta phân bố không đồng đều, những vùng có nhiều đô thị và có quy mô đô thị lớn là những vùng đông dân và có mật độ dân số cao.

      – Sự phát triển kinh tế-xã hội khác nhau giữa các vùng miền.

      – Quy mô diện tích giữa các vùng miền có sự khác nhau rõ rệt.

– Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ thành thị của nước ta.

– Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta như thế nào.

   – Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta giai đoạn 1985-2003 tăng liên tục.tuy nhiên tốc độ tăng còn chậm.

   – Tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta giai đoạn 1985-2003 tăng nhưng tăng còn chậm. Như vậy trình độ đô thị hóa của nước ta còn thấp.

   Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở đồng bằng và ven biển nhất là đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

   Dân cư thưa thớt ở vùng miền núi.

   Đặc điểm các loại hình quần cư:

   – Quần cư nông thôn :

      + Sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô khác nhau được gọi là làng, ấp, bản,buôn,…

      + Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp

   – Quần cư đô thị:

      + Mật độ dân số cao

      + Nhà san sát nhau, các nhà cao tằng, chung cư, biệt thự…

      + Hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp- xây dựng và dịch vụ.

   – Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng:

      + Đồng bằng sống Hồng là vùng có mật độ cao nhất cả nước năm 2003 là 1192 người/km2.

      + Các vùng có mật độ dân số khá cao là Đông Nam Bộ (476 người/km2), Đồng bằng sông Cửu Long (425 người/km2).

      + Các vùng có mật độ dân số thấp là Tây Bắc ( 67 người/km2), Tây Nguyên (84 người/km2)

   – Mật độ dân số của nước ta từ năm 1989-2003 tăng, tăng ở tất cả các vùng đặc biệt tăng mạnh ở Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

Trang chủ » Lớp 5 » Lịch sử và địa lí 5 - Sách VNEN

4. Sưu tầm và trưng bày tranh ảnh về các dân tộc của Việt Nam. 5. Đọc thông tin, quan sát lược đồ và trả lời câu hỏi. a. Đọc thông tin dưới đây: b. Cùng thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở những vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào? Nhà nước có chính sách gì để điều chỉnh sự phân bố dân cư giữa các vùng? Dân cư nước ta sống chủ yếu ở thành thị hay nông thôn? c. Quan sát lược đồ hình 2, kể tên một số khu vực có mật độ dân số trên 1.000 người/km2.

Bài làm:

b. Trả lời câu hỏi:

  • Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, trung du và tập trung thưa thớt ở vùng núi cao, hiểm trở.
  • Để điều chỉnh sự phân bố dân cư giữa các vùng, nhà nước có chính sách:
    • Chuyển dân từ đồng bằng Bắc Bộ lên miền núi phía Bắc
    • Chuyển dân từ các đồng bằng lên Tây Nguyên...
  • Dân cư nước ta sống chủ yếu ở nông thôn (có khoảng 2/3 dân số ở nông thôn; 1/3 dân số ở thành thị).

c. Một số khu vực có mật độ dân số trên 1000 người/$km^{2}$ là:

  • Hà Nội
  • Thành Phố Hồ Chí Minh
  • Hải Phòng

Lời giải các câu khác trong bài

Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là

Dân cư nước ta phân bố thưa thớt ở

Dân cư nước ta sinh sống chủ yếu ở

Người Tày, Thái Mường gọi các điểm dân cư là

Hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư ở quần cư nông thôn là

Các đô thị ở nước ta chủ yếu có quy mô

Đâu không phải là đặc điểm của quần cư nông thôn

Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng ven biển là do

Đâu không phải là đặc điểm hình thái nhà cửa của quần cư thành thị

Nội dung nào sau đây không thể hiện quá trình đô thị hóa ở nước ta

Khu vực nông thôn có tỉ lệ dân số lớn hơn khu vực thành thị vì