Đặng trần phục là ai

Chuyên gia cho rằng, với nhà đầu tư F0 cần trang bị vài nguyên tắc để không rơi vào cảnh sợ hãi thái quá.

Ý kiến được chuyên gia chia sẻ tại Talkshow chủ đề Chế ngự nỗi sợ do báo Đầu tư tổ chức sau phiên giao dịch chiều nay 28/4.

Nói về tuần giao dịch này, ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó tổng giám đốc CTCK Kiến Thiết Việt Nam (CSI) cho rằng, thị trường không chỉ giảm trong tuần này mà đã rất sâu trước đó, tỷ lệ giảm 12%. Ông gọi tuần này là tuần thử lửa khi thị trường đã chiết khấu sâu, có thể tạo đáy.

“Phiên thứ Hai đầu tuần, thị trường giảm 80 điểm, thời điểm thấp nhất chỉ số đã về 1.261 điểm, giảm hơn 15% trong 4 tuần. Lực bắt đáy xuất hiện ở phiên thứ Ba, đó là thời điểm có sự cân bằng cung cầu, không còn lực bán chiếm ưu thế. Sự hồi phục này là khởi điểm cân bằng hơn của thị trường, tích lũy đi ngang trước khi hồi phục. Nhiều người còn đang nghi ngờ hồi phục của thị trường”, ông Ngọc nêu.

Trong khi đó, ông Đặng Trần Phục, Chủ tịch HĐQT Azfin Việt Nam dùng hai từ là tâm lý bất ổn và sự phân hóa cho giai đoạn hiện nay.

“Những năm qua, từ 2021 đến 2022 số lượng nhà đầu tư F0 tham gia thị trường lớn, bằng nhiều năm trước cộng lại. Nhà đầu tư F0 mang lại cảm xúc tâm lý mới cho thị trường. Chính phiên giảm mạnh vừa rồi phản ánh rõ đa phần nhà đầu tư F0 hoảng loạn, bất ổn. Trong khi đó, nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm bình tĩnh hơn. Khi hoảng loạn nhà đầu tư F0 bán mạnh, nhà đầu tư kinh nghiệm lựa chọn cổ phiếu hấp dẫn, tạo lực đỡ thị trường, khiến thị trường cân bằng sớm trở lại”, ông Phục đánh giá.

Theo ông Ngọc, có hai điều ảnh hưởng lớn tới nhà đầu tư là sự sợ hãi và lòng tham. Khi thị trường hưng phấn, lòng tham khiến nhiều nhà đầu tư mua cao, sau đó có khi giá không trở lại vùng giá cao đó. Về sự sợ hãi, trong xu hướng sụt giảm nhiều nhà đầu tư thua nặng nề, tài khoản bay hơi nhanh đặc biệt là sử dụng margin. Nhà đầu tư có 1 tỷ, dùng margin thành 2 tỷ, khi giảm 10% danh mục thì tính trên vốn gốc giảm 20%.

“Sự sợ hãi ở giai đoạn này làm cho nhiều nhà đầu tư có hành động bán tháo. Ví dụ phiên thứ Hai, tất cả cổ phiếu lớn nhỏ, cơ bản hay không đều giảm sàn. Tôi thấy tâm lý, hành động nhà đầu tư bi quan lên đỉnh điểm”, ông Ngọc cho biết.

Còn theo ông Phục, nỗi sợ trên thị trường lớn, nhanh, mạnh từ 3 yếu tố. Một, TTCK là thị trường đầu tư mà nhà đầu tư nhìn thấy tài khoản nhẩy hàng giây, hàng phút. Nỗi sợ của chứng khoán mạnh hơn so với bất động sản, vàng... Với bất động sản, người ta có thể dễ dàng nắm lô đất 5-7 năm, với chứng khoán thì không vì nhìn thấy tài khoản, đập vào tâm lý. Hai, kinh tế số phát triển, mạng xã hội phát triển thì nỗi sợ kết hợp với lan tỏa của đám đông nên nỗi sợ nhân lên rất nhiều. Ba, nhà đầu tư F0 nhiều, chưa từng trải qua cú sụt giảm nào, họ dễ hoảng loạn, sẵn sàng bán tháo.

Ông Phục đề cập thống kê từ 2007-2022, có tới 34 lần TTCK Việt chứng kiến giảm trên 10%, có đợt giảm trên 30%. Mỗi năm thường có 1-3 lần giảm với nhiều nguyên nhân.

“Với nhà đầu tư Fn có kinh nghiệm thì điều này hết sức bình thường, họ có cách quản trị, đối phó sự sụt giảm. Khi thị trường giảm thì quản trị danh mục ra sao, tăng mạnh thì như thế nào. Khi thị trường giảm, họ bình tĩnh phân tích, ra quyết định không vội vàng”, ông Phục nêu.

Cùng nói về việc quản trị nỗi sợ, ông Ngọc cho rằng, với nhà đầu tư mới bước vào thị trường có vài nguyên tắc nên có để không rơi vào cảnh sợ hãi thái quá. Một, dành một phần vốn không quá lớn mình có để đầu tư. Hai là không dùng margin ngay từ đầu, để hiểu rõ bản chất thị trường trước khi dùng đòn bẩy tài chính, để hiệu quả hơn đầu tư. Ba, hầu hết nhà đầu tư thành công họ rút ra phương pháp cụ thể khi đầu tư. Nếu đầu cơ thì sao và trung dài hạn thì chọn cổ phiếu ra sao. Thứ tư, các nhà đầu tư cần trang bị bài cắt lỗ, là bài học khó phải học từ đầu.

“Với tôi, đầu tư lỗ tới 10% thì tôi nghĩ tới việc cắt ngay, sẽ không bị rơi vào cảnh chứng kiến lỗ 20%, rồi 40% thậm chí hơn”, lãnh đạo chứng khoán CSI chia sẻ.

Đặng trần phục là ai

ĐÀO TẠO TƯ DUY ĐẦU TƯ ĐÚNG ĐẮN

Kiến thức khoá học được chắt lọc từ kiến thức và kinh nghiệm thực chiến đầu tư 16 năm của Mr. Đặng Trần Phục. Giúp học viên có tư duy đầu tư đúng hướng tránh mất tiền và mất thời gian.

Đặng trần phục là ai

RÚT NGẮN THỜI GIAN TỰ NGHIÊN CỨU 5-7 NĂM

Rút ngắn thời gian phải tự học lên đến 5-7 năm. Thậm chí những kiến thức trong khoá học bạn có đầu tư 10 năm cũng không tự tìm ra được.

Có phương pháp đọc hiểu và phân tích Báo cáo tài chính của tất cả các doanh nghiệp trên sàn từ A – Z nhanh gọn, đơn giản và hiệu quả nhất.

Đặng trần phục là ai

NHẬN BIẾT 100% DOANH NGHIỆP ẢO TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Loại bỏ 100% các doanh nghiệp bán giấy lộn (tăng vốn ảo, ghi nhận nhằm nâng khống tài sản và vốn).

Phát hiện 6 dấu hiệu rủi ro của các doanh nghiệp qua đọc BCTC.

Phát hiện 9 thủ thuật làm đẹp báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Đặng trần phục là ai

NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ LÊN GẤP 2 LẦN

Tìm ra những Doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc đáng đầu tư. Phát hiện 6 dấu hiệu cơ hội đầu tư trong BCTC.

Biết cách đánh giá triển vọng tăng trưởng tương lai của doanh nghiệp để đưa quyết định có đáng nắm giữ đầu tư tiếp cổ phiếu đó hay không.

Đặng trần phục là ai

RÚT NGẮN THỜI GIAN TỰ DO TÀI CHÍNH

Khoá học không chỉ đào tạo kiến thức về doanh nghiệp mà còn đào tạo kiến thức về quản lý tài chính cá nhân, giúp quản lý tài chính tốt.

Đồng thời biết cách phân bổ tài chính cá nhân, phân bổ đầu tư hợp lý. Tạo nguồn thu nhập thụ động an toàn.

Mọi thứ Quý nhà đầu tư cần biết về Cổ tức và Chiến lược đầu tư cổ phiếu cổ tức một cách hiệu quả:

Cổ tức là gì?

Các loại hình cổ tức trong đầu tư chứng khoán?

Những điểm cần lưu ý khi đầu tư vào các cổ phiếu có cổ tức cao?

Hướng dẫn nhà đầu tư lựa chọn các cổ phiếu trả cổ tức tốt?

ĐĂNG KÝ NGAY

Theo chia sẻ của các chuyên gia tại buổi talkshow, tỷ lệ tiết kiệm của người Việt Nam trong những năm 90 đã tăng trưởng khá mạnh, đến giai đoạn năm 2005-2006 thì tăng khoảng 29% theo số liệu của Ngân hàng Thế giới.

Tuy nhiên, từ những năm gần đây (năm 2016, 2017 trở đi), tỷ lệ này đã có xu hướng giảm và đến năm 2019 thì chỉ còn khoảng 25%.

Theo ông Đặng Trần Phục, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần AzFin Việt Nam, tiết kiệm là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, tuy nhiên bất lợi mà người Việt gặp phải trước đây là không đầu tư sinh lời tốt.

Ở xu hướng ngược lại, nhận định về giới trẻ hiện nay, ông Đặng Trần Phục cho rằng “họ không tiết kiệm mà cũng không đầu tư”.

“Tôi gặp rất nhiều bạn trẻ dù đã lập gia đình nhưng trong tài khoản không có tiền ngược lại nợ tín dụng rất nhiều”, ông Phục chia sẻ.

Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Hằng, Giám đốc đầu tư Công ty Quản lý quỹ VCBF, cũng cho rằng giới trẻ trong những năm qua không những không tiết kiệm mà còn đi vay tiêu dùng.

Việc giới trẻ còn thờ ơ với việc tiết kiệm và đầu tư, xảy ra trong bối cảnh dịch Covid-19, khiến việc xây dựng quỹ quản lý tài chính cá nhân hay quỹ dự phòng tài chính trở nên cần thiết hơn bao giờ hết và sẽ được mọi người quan tâm sau đại dịch.

Các chuyên gia cho biết, quản lý tài chính cá nhân ở các nước phát triển đã được đưa vào chương trình phổ thông và ngày càng được chú trọng, người dân được trang bị tốt hơn so với những nước đang phát triển như Việt Nam.

“Ở các nước phát triển trên thế giới, người dân thường trích một phần lương hàng tháng vào các quỹ như quỹ dự phòng, quỹ hưu trí, do đó các đơn vị này rất phổ biến và phát triển. Khi Covid-19 xảy ra làm tình hình kinh tế trở nên khó khăn, người dân có thể sử dụng tiền ở các quỹ này để chi tiêu cho gia đình”, ông Đặng Trần Phục chia sẻ.

Chuyên gia bày cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Theo ông Đặng Trần Phục, quản lý tài chính cá nhân sẽ xoay quanh 5 vấn đề. Đầu tiên là kiếm tiền và phải trở thành chuyên gia trong lĩnh vực làm việc của mình. Thứ hai là cần phải tiết kiệm kỷ luật, cụ thể là tiết kiệm trước chi tiêu.

Tiếp đó, một trong năm vấn đề của quản lý tài chính cá nhân là chi tiêu thông thái, đặc biệt là chi tiêu thấp hơn so với thu nhập thực tế. Vấn đề thứ tư và thứ năm là cần bảo vệ các khoản tích lũy bằng cách gửi vào những kênh an toàn và đầu tư hiệu quả.

“Thông thường, những người mới đi làm nên cố gắng dành ra khoảng 10-30% thu nhập để đầu tư, sau đó 70-90% còn lại nên phân bổ vào các quỹ chi tiêu hàng ngày, quỹ bảo hiểm hoặc quỹ hưu trí. Qua thời gian dài, họ sẽ tích lũy được một lượng tài sản khá lớn”, Chủ tịch AzFin Việt Nam chia sẻ.

Ở một góc nhìn khác về cách quản lý tài chính cá nhân, bà Nguyễn Thị Hằng Nga lại nhận định rằng không có một công thức chung nào cho tất cả.

“Thông thường luôn có một lời khuyên là chúng ta phải có một quỹ dự trữ, và quỹ dự trữ này phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh của mỗi người”, Giám đốc Đầu tư VCBF cho biết.

Theo bà, với những người không có khả năng cũng như thời gian thì phương án tốt nhất là đầu tư vào các quỹ đầu tư, bởi các đơn vị này đều được giám sát bởi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, được quản lý bởi các chuyên gia có kinh nghiệm.

Ngoài ra, bà cũng cho rằng có rất nhiều loại tài sản trên thị trường mà mỗi cá nhân đều có thể đầu tư, tuy nhiên cần xem xét đến nhiều yếu tố như thời gian nắm giữ, khả năng chịu đựng biến động của thị trường. Một nguyên tắc khi đầu tư mà Giám đốc VCBF nhận định là nên phân bổ ra nhiều loại tài sản để giảm thiểu rủi ro.

Về phía ông Đặng Trần Phục, 2 kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời lớn nhất theo thống kê của AzFin là đầu tư bất động sản (16,1%) và đầu tư cổ phiếu (15,8%).

Tuy nhiên, đồng quan điểm với bà Nga, ông Phục cũng cho rằng để an toàn thì các nhà đầu tư có thể đầu tư vào các quỹ chỉ số, quỹ ETF với hiệu quả sinh lời tương đương với chỉ số VN-Index (14-15%).

TalkShow Phố tài chính là chương trình truyền hình cung cấp cho các nhà đầu tư những thông tin đa chiều và các kiến thức chuyên sâu về thị trường tài chính - chứng khoán. Chương trình được phát sóng vào lúc 18h30 thứ Hai hàng tuần trên VTV8 và phát lại trên các nền tảng mạng xã hội của talkshow Phố tài chính.